Chứng khoán tăng mạnh trong phiên 4/7, Vingroup tỏa sáng, cổ phiếu dệt may mất phong độ
Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm bluechips, cổ phiếu ngành ngân hàng, xây dựng đều tăng mạnh, ngược lại nhóm dệt may mất phong độ.
Thị trường chứng khoán hôm nay (4/7) tăng rất mạnh ở cả 3 chỉ số. Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7, chỉ số VN-Index tăng 12,65 điểm lên 973,04 điểm. Toàn sàn có 191 mã tăng giá, 58 mã đứng giá và 112 mã giảm giá.
Không chỉ VN-Index, chỉ số HNX hôm nay cũng tăng 0,57% lên 104,27 điểm và Upcom-Index tăng 0,44% lên 55,54 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 1.600 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong phiên 4/7.
Sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, khối ngoại đã trở lại mua ròng trên sàn HoSE với 4,31 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 120,7 tỷ đồng.
Trên cả 3 sàn, khối ngoại mua ròng gần 150 tỷ đồng, trong đó một số cổ phiếu nổi bật như VCB, PDR, PLX, VJC,… Chốt phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VJC tăng 1.000 đồng/CP (0,8%); cổ phiếu PLX tăng 300 đồng/CP;…
Video đang HOT
Một số cổ phiếu có xu hướng bán ròng trong phiên giao dịch hôm nay gồm HPG, VMH, HDB,… Nhóm bluechips BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VJC, VRE, VIC, VHM, MWG, PNJ, PLX… bứt phá khá mạnh. Điều này khiến chỉ số VN-Index30 tăng 10,14 điểm lên 879,72 điểm.
Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu của “đại gia đình” Vingroup tỏa sáng. Cụ thể, cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup) tăng 1.100 đồng/CP (1%) lên 116.500 đồng/CP; cổ phiếu VHM (Công ty cổ phần Vinhomes) tăng 3.000 đồng/CP (3,7%) lên 85.000 đồng/CP; cổ phiếu VRE (Công ty Cổ phần Vincom Retail) tăng 450 đồng/CP (1,3%) lên 34.750 đồng/CP;…
Đối với nhóm ngân hàng, cổ phiếu ACB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu) tăng 400 đồng/CP (1,4%); cổ phiếu BID (Ngân hàng BIDV) tăng 700 đồng/CP (2,2%); MBB (ngân hàng quân đội) tăng 200 đồng/CP;… Mức tăng mạnh nhất trong nhóm ngành ngân hàng thuộc về VCB, tăng 2.900 đồng/CP (4,2%).
Đối với nhóm bất động sản, xây dựng ghi nhận mức tăng nhẹ của CEO, CTD, DIG, DXG, FCN, SJS, NVL, VPI,…
Trước thông tin Big C tạm ngừng nhập các sản phẩm dệt may Việt Nam, nhóm cổ phiếu dệt may trong phiên giao dịch hôm nay có xu hướng giảm về cuối phiên. Nhiều cổ phiếu ngành dệt may đứng giá như TET, MPT, TVT, ADS.
Ngoài ra, cổ phiếu TCM (Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công) giảm 150 đồng/CP (0,5%); cổ phiếu TNG (Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG) giảm 200 đồng/CP (0,9%); cổ phiếu GIL (CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh) giảm 200 đồng/CP;…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu FTM tăng 350 đồng/CP; cổ phiếu EVE tăng 150 đồng/CP; cổ phiếu KMR tăng 50 đồng/CP. Đây là mức tăng không đáng kể.
Theo vtc.vn
Cổ phiếu Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ giảm mạnh
Cổ phiếu Vingroup (VIC) đã giảm 2.000 đồng tương ứng 1,7% và công ty con VRE cũng giảm với biên độ tương tự, mất 1,7%, VHM giảm 1,9% xuống mức thấp nhất 6 tháng.
Thị trường chứng khoán chiều qua (27/6) đã trải qua một phiên giao dịch tồi tệ khi các chỉ số lao dốc mạnh vào cuối phiên. VN-Index mất tới 16,02 điểm tương ứng 1,67% còn 943,11 điểm và HNX-Index mất 0,99 điểm tương ứng 0,96% còn 102,96 điểm, báo Dân trí đưa tin.
Toàn thị trường bị nhấn chìm trong sắc đỏ khi có 370 mã giảm giá, 25 mã giảm sàn so với 246 mã tăng và 38 mã tăng trần.
Thị trường giảm mạnh sau khi một loạt cổ phiếu trụ cột trên thị trường bất ngờ chịu áp lực bán ra rất mạnh vào cuối phiên giao dịch (phiên ATC). Cú đạp trụ ở vào 15 phút cuối cùng trong phiên giao dịch đã khiến tình hình trở nên xấu hơn.
Nhóm cổ phiếu của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng giảm mạnh. Vingroup (VIC) giảm 2.000 đồng (-1,7%) về 114.900 đồng/cp; Vinhomes giảm 1,9% xuống mức thấp nhất 6 tháng. Phiên giảm mạnh này khiến tài sản trên sàn của người giàu nhất Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng bị giảm hơn 3.730 tỷ đồng.
Cổ phiếu Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thậm chí giảm 4%. Cổ phiếu khủng long SAB của Sabeco cũng mất tới 10.000 đồng còn 272.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, ông chủ người Thái - tỷ phú Charoen Sirivadhanabakdi cũng bị sụt tới 3.436 tỷ đồng giá trị tài sản trên HSX vào hôm qua.
Thị trường chứng khoán vừa có một phiên giao dịch tệ nhất 4 tháng.
Cụ thể, GAS mất 6,4% giá trị (6.700 đồng), giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng qua và phiên 27/6 cũng là phiên mã này giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Một số mã xăng dầu và năng lượng khác cũng giảm như PLX giảm 1,4%; POW giảm 2,4%, PVD giảm 3,2% và PPC giảm 3,5%.
Nhóm ngân hàng diễn biến không tích cực với phần lớn mã giảm điểm. Nhóm cổ phiếu dệt may và thủy sản sau khi diễn biến tích cực trong phiên hôm 26/6 nhờ thông tin về Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) sẽ được ký kết vào cuối tuần. Tuy nhiên, nhóm này cũng không giữ được đà tăng.
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong bối cảnh chứng khoán châu Á bứt phá sau khi thị trường đón tin vui Mỹ tiến gần hơn đến việc hạ lãi suất và Mỹ - Trung có thể tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại trước thềm hội nghị G20.
Diễn biến trái chiều trên TTCK Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng khi đa số kỳ vọng thị trường sẽ tích cực và thậm chí còn phải tăng tốt hơn cả mặt bằng chung sau thông tin về EVFTA và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể chảy vào Việt Nam mạnh hơn.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, đánh giá EVFTA là hiệp định tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Nó tạo cơ hội tiếp cận sâu giữa Việt Nam với thị trường gồm 28 nước thành viên của EU, báo Vietnamnet thông tin.
Kiều Trang (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Chứng khoán sáng 27/6: Giao dịch trùng xuống, VN-Index hướng về ngưỡng 950 điểm VCB (-1,28%) vẫn đang điều chỉnh nhẹ cùng với một loạt các mã ngân hàng khác như CTG (-0,72%), VPB (-1,56%), HDB (-0,38%), STB (0%), TCB (0%), BID (-1,08%). Lượng cổ phiếu bán ra đều ít nhưng vấn đề là người cầm tiền chưa muốn giải ngân vào để tiếp tục quan sát thị trường chung. Với các mã lớn còn lại, lực...