Chứng khoán tăng cao, cổ phiếu ngân hàng và công nghệ bùng nổ
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà tăng mạnh của các chỉ số trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Nhóm cổ phiếu công nghệ và ngân hàng là điểm sáng giúp thị trường duy trì đà đi lên.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ trở thành điểm sáng
Tiếp nối đà giảm điểm của tuần trước, thị trường chứng khoán tuần vừa qua (từ 9 – 13/9) đã khởi động những phiên đầu tuần với sắc đỏ bao phủ. Giao dịch diễn ra trong thận trọng, lực cầu đưa vào sàn theo đó khá nhỏ giọt. Số cổ phiếu đi xuống áp đảo trên bảng điện tử, kèm thanh khoản giữ ở mức thấp.
Sau 3 phiên đầu tuần giằng co, thị trường chứng khoán trong nước đã nhanh chóng đảo chiều tăng mạnh. Lực cầu tăng mạnh kéo cổ phiếu đua nhau đi lên. Tuy nhiên thanh khoản vẫn giữ ở mức thấp đáng lo ngại.
Theo dõi thị trường chứng khoán tuần qua có thể thấy, điểm sáng giúp chỉ số bật tăng cổ phiếu ngân hàng. Điển hình như, VCB, BID, CTG, TCB liên tục bứt phá mạnh, trong đó VCB bật tăng đến gần 6% và đóng góp đến hơn 5 điểm tăng của chỉ số.
Cùng với đó, nhóm cổ phiếu công nghệ cũng ghi điểm ấn tượng. Theo đó, trong phiên cuối tuần, nhóm nganh công nghê đã ghi thêm tới 4,45% là la nganh tăng điêm manh nhât khi đươc hô trơ bơi sư tăng điêm cua MWG tăng 4,79%), CMG tăng 1,04% va DGW tăng 1,92%.
Tính chung cả tuần qua, các chỉ số thị trường biến động tăng điểm. Trong đó, chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM đã kết thúc tuần với mức tăng 1,35% và đang tạm giữ ở mức 987,22 điểm khi chốt phiên cuối tuần. Còn bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đóng cửa tuần với mức tăng 1,27% dừng tại mốc 102,2 điểm.
Cùng chiều, thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động tăng trong tuần qua. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn TP.HCM đạt hơn 119 triệu cổ phiếu/phiên tăng 1,50% so với tuần giao dịch trước. Còn bên sàn Hà Nội cũng đạt trung bình gần 20 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 3,31%.
Ở Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn TP.HCM, cổ phiếu HRC của Công ty cổ phần cao su Hòa Bình – HORUCO dẫn đầu danh sách với mức tăng hơn 22% giá trị, từ mức 38.450 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 47.000 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 13/9.
Giữ vị trí thứ 2 trong Top 10 mã tăng mạnh nhất là TSC của Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ với mức tăng hơn 20% giá trị, từ mức 1.780 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 2.140 đồng/cổ phiếu hôm 13/9. Cổ phiếu EMC của Công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức giữ ở vị trí thứ 3 với mức tăng gần 17%, từ mức 11.950 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 13.950 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày cuối tuần 13/9.
Video đang HOT
Bên sàn Hà Nội, dẫn dầu trong Top 10 mã tăng mạnh nhất tuần là SPP của Công ty cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn với mức 50% giá trị, từ 2.600 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 3.900 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 13/9.
Cổ phiếu VTJ của Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Vinataba giữ vị trí thứ 2 với mức tăng hơn 41%, từ mức 5.800 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 3.900 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 13/9. Giữ vị trí thứ 3 là SPI của Công ty cổ phần SPI với mức tăng hơn 22% giá trị, từ mức chỉ 900 đồng/cổ phiếu hôm 6/9 lên mức 1.100 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 13/9.
Thi trường dư báo se tiêp tuc có diên biên tăng điêm
Được sự hỗ trợ tích cực từ đà tăng của tuần làm việc vừa qua, thị trường chứng khoán được nhận định sẽ tiếp tục có những phiên đi lên trong đầu tuần này.
Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt – BVSC, thi trường dư báo se tiêp tuc có diên biên tăng điêm trong những phiên đâu tuân. Chỉ số Vn-Index đươc kỳ vọng se hương đên thư thách vùng kháng cư 990 – 993 điêm.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt cũng lưu ý rằng đây la vùng khang cư manh vơi nhiêu lân kiêm đinh không thành công cua chi sô trươc đo. Do vây, áp lưc rung lắc điêu chinh cua thi trường có thê se xuât hiên khi tiêp cân vùng can này trong tuân.
“Nêu tiêp tuc vươt qua vùng kháng cư nay, đich đên tiêp theo cua chi sô se nằm tai vùng kháng cư tâm lý manh 1000 – 1005 điêm. Thanh khoan cân tiêp tuc có sư cai thiên trong tuân đê hô trơ cho đa tăng điêm cua thi trường. Điêm tiêu cưc vẫn là hoat động bán ròng cua khôi ngoai”, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt nhận định.
Cung trong tuân tơi, thi trường se chờ đơi thông tin tư cuộc họp cua FED se diên ra vào giữa tuân. Đây se là yêu tô co tac động đang kê đên diên biên thi trường. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt khuyến nghị, nhà đâu tư có thể nâng ty trọng danh muc lên mưc 45 – 50% cô phiêu. Đôi vơi cac nha đâu tư đang nắm giữ ty trọng cô phiêu cao, có thê xem xét bán chôt lời một phân các vi thê ngắn han khi chi sô tiêp cân vùng kháng cư 990 – 1000 điêm. Một sô cô phiêu đang chu ý là MWG, FPT, REE, VJC, MBB, TCB, PNJ, HDG, HDC, DXG.
Còn theo dự báo của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt – VCSC, dư báo trong phiên giao dich đâu tuân này, thi truơng có thê tiêp tuc quán tính tang điêm đê chỉ số Vn-Index kiêm đinh kháng cư đinh cu tai 995 điểm – 1.000 điêm, chỉ số VN30 kiêm đinh kháng cư ngăn han tai 913 – 915 điêm, còn chỉ số HNX-Index kiêm đinh kháng cư MA50 và đinh gân nhât tai 103,5 điêm.
Minh Ngọc
Theo vnmedia
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD.
Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán...nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi.
Khi mà tháng 7 âm lịch gần kết thúc thì tối 28/8 (28/7 âm lịch) đã diễn ra vụ cháy lớn tại nhà máy CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) có địa chỉ tại 87 - 89 Hạ Đình, Hà Nội. Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại của đám cháy nhưng chắc hẳn biến cố này sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đám cháy nhà máy Rạng Đông vào 28/7 âm lịch (Ảnh: Tiến Tuấn)
Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn và phích nước hàng đầu Việt Nam. Trong đó, thị phần phích nước hiện chiếm khoảng 85%. Còn với bóng đèn, Rạng Đông là một trong ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước. Hiện Rạng Đông đang tập trung vào mảng sản xuất đèn với sản phẩm chủ lực là đèn LED. Ngoài nhà máy chính đặt tại Hạ Đình, Rạng Đông còn một nhà máy đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, Rạng Đông ghi nhận doanh thu 1.804 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 96,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Với KQKD tích cực, cổ phiếu RAL đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có nhịp tăng khá tốt trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 28/8, RAL đóng cửa với mức giá 88.000 đồng/cp, tăng 12% so với đầu tháng 7.
Diễn biến cổ phiếu RAL thời gian gần đây
Trên một diễn đàn tài chính, không ít nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về diễn biến của đám cháy Rạng Đông bởi trong quá khứ đã có nhiều trường hợp cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu bởi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ.
Những lần "bà hỏa" ghé thăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Dù không gây thiệt hại lớn, nhưng cổ phiếu TCM đã giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngay sau đó.
Trước đó, vào đầu năm 2017 tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.
Sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Đón nhận thông tin này, cổ phiếu INN lập tức giảm bị giới đầu tư bán tháo và giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu INN từng giảm mạnh bởi "bà hỏa" viếng thăm
Năm 2016, CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) cũng xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 - 15 ngày để khắc phục.
Tuy vậy, trường hợp Viglacera Thăng Long vẫn còn khá "nhẹ nhàng" so với một vài doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán. Cụ thể, trong năm 2015, CTCP Ngân Sơn (NST) đã bị lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ cháy nổ của Ngân Sơn bắt nguồn từ chất diệt côn trùng nhôm phốt phua (API) gặp ẩm cao, ngấm nước dẫn đến cháy.
Một vụ cháy khác diễn ra trong năm 2011 tại nhà máy Bibica Bình Dương (BBC) khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 - 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.
Trong cả 2 trường hợp của Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường sẽ mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHCĐ nhưng vẫn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp. Việc khắc phục hậu quả từ vụ cháy năm 2015 của Ngân Sơn cũng mới hoàn tất trong năm 2018.
Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhận định chứng khoán 29/8: Rủi ro tạm thời được tiết chế Phiên tăng điểm hôm nay không thuyết phục nên nhà đầu tư khó có thể từ bỏ tâm lý thận trọng. Tạm thời, rủi ro giảm đã được tiết chế lại. Giao dịch giằng co (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen...