Chứng khoán phái sinh: Dòng tiền “găm” vào cổ phiếu trụ
Thị trường vừa có một tuần giao dịch đầy thử thách khi các nhịp điều chỉnh với cường độ lớn xuất hiện, nhưng chỉ số đã tăng trở lại vào cuối tuần. Dòng tiền “cầm trịch” thị trường vẫn găm vào các nhóm ngành trụ.
Ám ảnh Covid-19 quay trở lại
Thị trường chứng khoán toàn cầu tuần qua chao đảo khi Covid-19 bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia phương Tây khiến 2 nền kinh tế lớn nhất khối Liên minh châu Âu (EU) buộc phải phong tỏa toàn quốc. Theo đó, Pháp bắt đầu phong tỏa từ ngày 30/10, trong khi các biện pháp hạn chế của Đức có hiệu lực từ ngày 2/11.
Diễn biến số ca nhiễm Covid-19 mới tại một số nước.
Phản ứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ đều giảm mạnh, không ít thị trường châu Á có diễn biến tiêu cực nhưng với mức độ nhẹ hơn.
Tuy nhiên, ở góc nhìn kỹ thuật, mặt bằng chung của thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang trong xu hướng tăng, các chỉ số như Dow Jones, Kospi, Nikkei đều giữ được đường xu hướng trung bình di động 50 phiên (EMA 50).
Tự doanh mua mạnh
Khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng bán ròng, tuần qua ghi nhận thêm giá trị bán ròng gần 2.000 tỷ đồng trên HOSE. Việc khối ngoại duy trì động thái xả hàng cả khi chỉ số tăng điểm cũng như giảm điểm phần nào cho thấy quyết tâm thoát khỏi thị trường cận biên (trong đó có Việt Nam) của một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại và tự doanh trên HOSE.
Trong khi đó, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục gom mua, giá trị mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trong tuần qua và tính từ đầu năm thì khối này đã chuyển trạng thái từ bán ròng sang mua ròng gần 500 tỷ đồng. Lực mua mạnh từ tự doanh phần nào hấp thụ áp lực bán của khối ngoại.
Tự doanh công ty chứng khoán có xu hướng mua ròng trở lại kể từ đầu tháng 8/2020, trùng với thời điểm chỉ số chứng khoán tạo đáy ngắn hạn sau đợt thị trường bị bán tháo vì dịch Covid-19 lần hai tại Đà Nẵng. Nếu khối tự doanh còn “cầm trịch” thị trường thì xu hướng tăng trong trung hạn không dễ bị phá vỡ.
Cẩn trọng với những pha rung lắc
Thị trường vừa chứng kiến một tuần giao dịch đầy thử thách, nhịp điều chỉnh với cường độ lớn đã xuất hiện, đó là hệ quả tất yếu của trạng thái dồn cung, được ví như hiện tượng “quả bóng bị bơm căng”. Việc thị trường hạ nhiệt sau các phiên tăng nóng không hẳn là diễn biến xấu, điểm số có thể thay đổi lớn nhưng tâm lý nhiều nhà đầu tư chứng khoán phái sinh không thay đổi khi độ lệch của chỉ số phái sinh duy trì trạng thái dương trong suốt tuần qua.
Dòng tiền “cầm trịch” thị trường vẫn “găm” vào các nhóm ngành trụ nên chỉ số điều chỉnh trong tuần qua được xem là sự điều chỉnh cần thiết để quá trình đi lên trong trung hạn bền vững hơn.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Trong ngắn hạn, sau các phiên giảm nhanh, thị trường cần thời gian để lấy lại cân bằng, quá trình dền dứ rất dễ xảy ra trong tuần giao dịch mới. Trong trung hạn, các mốc hỗ trợ quan trọng nhất của chỉ số là 840 – 850 điểm đã được giữ vững nên xu thế tăng nhiều khả năng được duy trì.
Chiến lược giao dịch chứng khoán phái sinh trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) nên ưu tiên canh mua, nhưng cần thận trọng với những pha rung lắc xảy ra, bởi lực bán có thể quay trở lại nhanh trong các phiên hồi. Do đó, ưu tiên canh mua với giá gần sát khu vực hỗ trợ ngắn hạn quanh 880 – 885 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn nên chia ra làm nhiều trường hợp giải ngân ở các vùng giá để hạn chế rủi ro. Vùng giá mua đầu tiên có thể được cân nhắc là quanh 880 – 890 điểm. Nếu giá quay trở lại đà tăng như kỳ vọng thì vùng giá mua tiếp theo có thể nâng lên 910 – 920 điểm.
Nhật ký giao dịch tuần qua
Tuần qua (26 – 30/10) là một tuần giao dịch đầy thử thách cho bên mở vị thế mua (Long), nếu không tuân thủ kỷ luật và kiên nhẫn thì rất dễ thua lỗ lớn khi giá có các nhịp giảm nhanh trong phiên.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Kế hoạch ban đầu là canh mua khi chỉ số điều chỉnh và thực tế thị trường xuất hiện các nhịp điều chỉnh nên nhiều nhà đầu tư kiên định với kế hoạch.
Theo đó, lệnh mua được thực hiện vào phiên 27/10 tại mức giá 930, mức chiết khấu khoảng 20 điểm từ đỉnh là trạng thái phù hợp. Tuy nhiên, giá bất ngờ giảm sốc, nhà đầu tư buộc phải cắt lỗ tại 925 điểm.
2 phiên sau đó, giá tiếp tục giảm nhanh và gần như không có tín hiệu mua mới xuất hiện.
Tới phiên 30/10, lực ép của bên bán vẫn mạnh nhưng giá không giảm nhiều và cú đảo chiều mạnh vào cuối phiên là tín hiệu đảo chiều xu thế giảm ngắn hạn điển hình. Tín hiệu này kích hoạt vị thế mua mới tại 888 điểm.
Giá đóng cửa cao nhất ngày nên vị thế mua tạm thời lãi 8 điểm. Vị thế mua mới này được xác định là vị thế trung hạn nên chấp nhận mở một phần tỷ trọng trước, nếu giá tăng theo kỳ vọng thì sẽ canh mua bổ sung thêm vị thế.
Chứng khoán 10/8: VN-Index vẫn còn đà sau 5 phiên tăng điểm
Chứng khoán châu Á đang phân hóa trong sáng nay nhưng VN-Index vẫn đang có xu hướng nối dài đà tăng. Chỉ số hiện đã tăng tiếp lên 846 điểm.
Việc gói hỗ trợ mới của Mỹ không được công bố mà kéo dài gói hỗ trợ cho thấy chính phủ Mỹ phần nào bế tắc trước các động thái hỗ trợ thị trường. Điều này đang khiến cho các thị trường châu Á lình xình biến động. HSI, STI, NIKKEI đều giảm trong khi KOSPI ( 1,08%), TWSI ( 0,45%) lại tăng nhẹ.
VN-Index ít nhất đã không ngả sang xu hướng điều chỉnh sau 5 phiên tăng liên tiếp. Tính đến 10h40, VN-Index tăng lên 846 điểm.
VIC ( 1,1%) tăng dẫn đầu cùng cả nhóm Ngân hàng CTG ( 2,4%), BID ( 1,2%), VPB ( 1,65%), MBB ( 1,23%), HDB ( 1,7%) cũng đang ủng hộ cho thị trường.
Nhóm Thép đang dậy sóng với HPG ( 2,07%) và HSG ( 3,57%) đều đang tăng khá mạnh, HPG đang là cổ phiếu dẫn đầu về giá trị giao dịch, đạt trên 100 tỷ đồng.
Một số mã như KDC ( 4,05%), D2D ( 2,86%), HQC ( 5,77%), CTI ( 6,8%),SZL ( 6,97%), DCM ( 3,17%), HQC ( 5,77%), CII ( 4,03%)... cũng đang có biểu hiện khá tích cực.
Tại HNX, ACB ( 0,84%), PVS ( 0,83%), SHB ( 0,8%) tạm thời đang hòa theo các trụ của HOSE. Chỉ số HNX-Index tăng 113,846 điểm.
Chứng khoán sụt giảm sau khi loạt báo cáo tài chính quý I/2020 được công bố Thị trường chứng khoán châu Á chìm sâu trong hôm nay trước bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Các báo cáo tài chính cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 1960. Chứng khoán châu Á và cả Mỹ đang trượt dài sau khi công bố báo cáo...