Chứng khoán phái sinh: Bên thận trọng, bên kiên trì
Thị trường đang tiếp cận trở lại khu vực kháng cự mạnh mà trước đó đã nhiều lần chưa thể vượt qua, trong khi sự lan tỏa cục bộ của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt hay dòng tiền không thực sự tích cực.
Vấn đề hiện tại là dòng tiền bên mua vẫn còn thờ ơ, bởi chưa có thông tin hỗ trợ đáng tin cậy để kích thích dòng tiền tham gia, nhưng bên bán cũng không tỏ ra lo ngại.
Yếu tố cơ bản: Ngóng chờ tin từ Fed
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trạng thái trung tính so với mặt bằng chung của thị trường chứng khoán quốc tế. Tuần qua ghi nhận nỗ lực hồi phục của các chỉ số chứng khoán Mỹ, nhưng sự hứng khởi này không được thể hiện rõ ở thị trường Việt Nam. Nhìn chung, thị trường chứng khoán toàn cầu tương đối phân hóa trong tuần qua.
TTCK Việt Nam đang ở trạng thái trung tính.
Hiện tại, giới đầu tư đang đánh giá rất cao khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm 2019 (xác suất là 93,5%), nhưng nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bàng quan với triển vọng của thị trường chứng khoán.Tuy nhiên, đây là thông tin có thể tác động đến xu hướng chung của thị trường quốc tế, cần được theo dõi trong tuần này.
Yếu tố kỹ thuật: Quay lại tiếp cận kháng cự
VN30 và VN30F1910 đang có kháng cự quanh khu vực 930 – 935 điểm Các chỉ số có nhịp hồi phục trở lại vào 2 phiên cuối tuần qua để quay lại thử thách ngưỡng kháng cự quanh khu vực 930 – 935 điểm một lần nữa.
Tuy nhiên, nhip hồi này chưa thể ngay lập tức thay đổi bối cảnh chung còn khá yếu của các trụ dẫn dắt và dòng tiền.
Độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đang ở mức âm 1,2 điểm.
Diễn biến thị trường phái sinh cũng phản ánh rõ cho sự thận trọng của bên mua, độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đang ở mức âm (-1,2 điểm) và xuyên suốt trong tuần qua, số lượng hợp đồng mở (OI) rất thấp, phản ánh ý chí không mạnh của dòng tiền dẫn dắt.
Lực bán ra gần như rất yếu trong các phiên của tuần vừa qua, đó được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường chung có nhịp hồi phục, còn xét về bản chất thì lực cầu mua lên rất bị động. Trong bối cảnh đường cầu duy trì trên đường cung và lực cung yếu ớt thì khả năng chỉ số giảm sâu là không cao.
Video đang HOT
Cầu không mạnh nhưng cung cũng rất yếu.
Đà lan tỏa mặc dù chưa giảm sâu nhưng đã xác nhận tín hiệu tạo đáy bằng nhịp giao cắt lên đường trung bình động 10 ngày (MA10). Đây là tín hiệu cho thấy sự lan tỏa của thị trường đang được cải thiện dần và cũng khó ép nền giá thị trường giảm mạnh hơn.
Đà lan tỏa tạo đáy.
Sự lan tỏa xét chung trên VN30 có sự cải thiện dần, nhưng cũng tương đối yếu, bởi sự vận động của các trụ vẫn còn cục bộ. Thị trường có nỗ lực hồi phục, nhưng chưa có sự đổi ngôi khi nhóm ngân hàng vẫn dẫn dắt chính.
Các trụ ổn, nhưng còn phân mảnh.
Trong tuần qua, nhóm bất động sản có nỗ lực cải thiện, nhưng dòng tiền vẫn rất yếu, nên hiệu ứng chỉ xảy ra tức thời, chứ chưa thể tạo thành xu hướng.
Tuần này, để thị trường vượt qua ngưỡng kháng cự, thì dòng tiền cần phải có sự đổi ngôi, mà nhóm cần được chú ý nhất là bất động sản.
Khuyến nghị – Chiến lược giao dịch: Ưu tiên canh mua
Thị trường đang tiếp cận trở lại khu vực kháng cự mạnh mà trước đó đã có nhiều lần chưa thể vượt qua, trong khi sự lan tỏa còn cục bộ của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt hay dòng tiền không thực sự tích cực, khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi về khả năng vượt cản thành công.
Vấn đề hiện tại là dòng tiền bên mua vẫn còn thờ ơ bởi chưa có thông tin hỗ trợ đáng tin cậy để kích thích dòng tiền đứng ngoài quay trở lại, nhưng chỉ số giảm sâu là khó xảy ra vào lúc này.
VN30F1910 có khu vực hỗ trợ 918 – 920 điểm.
Trong bối cảnh hiện tại, chiến lược mua trong các nhịp điều chỉnh nên được ưu tiên hơn chiến lược mua đuổi khi giá tăng, đặc biệt là những nhịp giảm về sát khu vực hỗ trợ quanh 918 – 920 điểm. Chiến lược bán nên được ưu tiên trong trường hợp giá gặp khó quanh khu vực đỉnh cũ 930 – 935 điểm.
Theo ĐTCK
Nghi vấn thao túng giá phái sinh vẫn bủa vây nhà đầu tư
Trong khi thị trường Việt Nam lấy mức giá đóng cửa của chỉ số VN30, các thị trường khác trong khu vực lại lấy mức giá bình quân, hoặc một công thức tính phức tạp để xác định giá thanh toán cuối cùng. Mục đích nhằm tránh tình trạng thao túng giá.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Sau 2 năm chính thức đi vào hoạt động, không thể phủ nhận thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh Việt Nam đã đạt những bước phát triển nhất định. Trong đó, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đã dần trở thành sản phẩm phái sinh quen thuộc với nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, kể từ khi thị trường này đi vào hoạt động, nhà đầu tư cũng nhiều lần được trải nghiệm sự "biến sắc" đầy bất thường của chỉ số VN30 tại ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F.
Đặc sản không mấy dễ chịu này diễn ra thường xuyên, khiến không ít lần nhà đầu tư đặt ra nghi vấn về việc thao túng giá chỉ số để trục lợi trên thị trường phái sinh.
Chỉ số VN30 bất ngờ "nổi loạn"
Theo ghi nhận của VietTimes, tại phiên giao dịch đáo hạn hợp đồng VN30F1908 ngày 15/8 vừa qua, chỉ trong vòng 15 phút phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC), chỉ số VN30 bất ngờ tăng vọt lên gần 11 điểm, đóng của tại mức 890,78 điểm. Biên độ giao dịch của chỉ số VN30 trong phiên lên tới 22,83 điểm.
Đà tăng mạnh được hỗ trợ tích cực bởi một số cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN30 như: SAB, VIC hay VNM với mức tăng lần lượt là 2,7%, 1% và 2% so với trước thời điểm bước vào phiên ATC.
Đáng chú ý, các giao dịch trên toàn thị trường vẫn diễn ra bình thường trước đó.
Mặt khác, trong phiên giao dịch ngày 15/8, thị trường đang chịu nhiều áp lực giảm giá từ những biến động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới. Dự đoán thị trường có xu hướng đi xuống, nhiều nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ vị thế "short" hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Tuy nhiên, diễn biến thị trường, đúng hơn là 15 phút cuối cùng, lại đi ngược hướng dự đoán của số đông.
Chỉ số VN30 bất ngờ tăng mạnh trong phiên ATC ngày 15/8/2019
Đối với những nhà đầu tư trên thị trường phái sinh, đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra. Họ đã dần quen với việc chỉ số VN30 đảo chiều bất ngờ trong 15 phút phiên ATC, thậm chí là chỉ vài phút trước khi đóng cửa, tại những ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh.
"Cứ mỗi khi đến ngày đáo hạn hợp đồng tương lai, chỉ số VN30 lại trở nên rất náo loạn" - một số nhà đầu tư cho biết.
Nhà đầu tư SAB có đang trục lợi từ thị trường phái sinh?
Diễn biến bất thường này khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi nghi ngờ về việc một số tổ chức, cá nhân cố tình mua vào hoặc bán ra các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số VN30 nhằm thao túng giá chỉ số này, "trục lợi" trên thị trường phái sinh.
Mối lo ngại này phần nào có cơ sở khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn như SABcũng thường xuyên "tăng trần, giảm sàn" đầy bất ngờ tại ngày đáo hạn hợp đồng. Trong khi, giá sử dụng để tất toán hợp đồng tương lai VN30F được lấy theo giá đóng cửa của chỉ số VN30.
Các thị trường khác "chốt sổ" phái sinh ra sao?
"Tại các quốc gia khác, giá tất toán hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán sẽ không tính theo giá đóng cửa cuối phiên như ở Việt Nam. Các phương pháp tính sẽ linh hoạt và phức tạp hơn nhiều với mục đích nhằm phòng ngừa tình trạng thao túng giá" - ông Hoàng Tùng - Phó Chủ tịch của quỹ đầu tư AlphaGrep và Cố vấn chiến lược quỹ Finpros tại Việt Nam - chia sẻ với VietTimes.
Lấy dẫn chứng tại sàn giao dịch SGX của Singapore, ông Tùng cho biết các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán sẽ được định giá tất toán bằng một trong các phương pháp: Xác định giá tại phiên đóng cửa của các cổ phiếu thành phần; Tính trung bình theo một khoảng thời gian nhất định (không công bố rõ); Tính dựa theo giá tất toán của các hợp đồng lao động trong các tháng khác; và Giá được tính toán từ giá lý thuyết.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch Bursa của Malaysia - được vị chuyên gia này đánh giá là có thanh khoản cao hơn không quá nhiều so với thị trường Việt Nam - giá thanh toán được tính bằng giá trung bình của chỉ số cơ sở trong khoảng thời gian 30 phút từ 3:45 PM đến 4:15 PM tại ngày giao dịch cuối cùng.
Cụ thể, giá được lấy mỗi 15 giây trong khoảng thời gian này. Sau đó, cơ quan quản lý sẽ loại bỏ đi 3 giá cao nhất và 3 giá thấp nhất rồi lấy giá trị bình quân để tính ra mức giá thanh toán cuối cùng.
Phương án tính giá trị thanh toán cuối cùng của một hợp đồng phái sinh trên sàn Bursa của Malaysia (Nguồn: www.bursamalaysia.com)
"Đối với các thị trường phát triển, nhà chức trách sử dụng nhiều phướng án xác định giá thanh toán có phần phức tạp hơn, mục đích sau cùng vẫn là để tránh tình trạng thao túng giá" - ông Tùng cho biết.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng đề cập tới sự thiếu vắng của các nhà đầu tư tổ chức tại thị trường phái sinh Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thanh khoản mà còn khiến cho hợp đồng phái sinh đôi khi được giao dịch ở một mức giá có phần phi lý, hoặc chênh quá nhiều so với chỉ số cơ sở - tình trạng hiếm thấy ở các thị trường khác./.
Theo viettimes.vn
36 triệu hợp đồng phái sinh được giao dịch sau 2 năm Ngày 10/8/2017 TTCK phái sinh chính thức đi vào hoạt động.Sau 2 năm, thị trường bước đầu được nhà đầu tư đón nhận và có bước phát triển ấn tượng. Chứng khoán phái sinh góp phần tích cực vào việc giữ chân dòng vốn trên thị trường, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước....