Chứng khoán ngày 9/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 9/12.
Ngưỡng hỗ trợ của GEX nằm tại mốc 20.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): GEX đang trong giai đoạn hồi phục trở lại sau đợt giảm khá mạnh vào tháng 9 và tháng 10. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên 8/12, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có thể thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GEX nằm tại khu vực xung quanh giá 20.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 23.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 18.300 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị khả quan cho POW với giá mục tiêu 11.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 5% giá mục tiêu còn 11.400 đồng/cp và điều chỉnh khuyến nghị từ mua thành khả quan dành cho Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW).
Trong khi vẫn đánh giá tích cực danh mục đầu tiên điện 4.200 MW của POW, VCSC cho rằng việc thương thảo lại hợp đồng mua bán điện (PPA) tại nhà máy điện Cà Mau (vốn là yếu tố dẫn dắt LN chính của POW trước năm 2020) tạo ra các bất ổn cho triển vọng lợi nhuận của công ty.
VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% chủ yếu do điều chỉnh giảm 6% LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 2020-2030, được phần nào bù đắp bởi cập nhật từ giữa 2021 đến cuối 2021.
Video đang HOT
Chọn cổ phiếu nào phiên 9/12?
Điều chỉnh giảm lợi nhuận dự báo cho POW chủ yếu do (1) hiệu suất hoạt động thấp hơn tại tất cả các nhà máy điện than và điện khí và giá CGM thấp hơn trong giai đoạn 2020- 2022 do lượng mưa cao hơn và (2) sản lượng điện thương phẩm thấp hơn trong kỳ dự báo, giúp bù đắp (3) tác động tích cực nhẹ trong dự báo giá khí thấp hơn.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi sẽ ghi nhận CAGR 11% trong giai đoạn 2020- 2025 chủ yếu do đóng góp từ nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4 (công suất: 2 x 750MW) trong năm 2023 và 2024.
Kỳ vọng sẽ không có cổ tức tiền mặt sau năm 2019 khi POW đang chuận bị vốn để đầu tư nhà máy Nhơn Trạch 3 & 4; so với dự báo DPS trước đây 300 đồng/cp (lợi suất cổ tức 3%).
POW hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 2021 đạt 5,8 lần, dựa theo dự báo, tương ứng với chiết khấu 40% so với nhóm các công ty cùng ngành.
Rủi ro: Giá PPA thuận lợi và hoàn tất thu hồi nợ xấu tại nhà máy Cà Mau.
Khuyến nghị mua cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho KDH và tăng giá mục tiêu thêm 6% lên mức 31.500 đồng/cp, chủ yếu đến từ việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và tỷ lệ WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn thấp hơn.
Trong khi đó, VCSC nhìn chung vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận và doanh số bán hàng của công ty khi KQKD 9 tháng năm 2020 phù hợp với kỳ vọng.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 đạt 1,14 nghìn tỷ đồng ( 24% so với năm trước – đi ngang so với dự báo trước đây là 1,12 nghìn tỷ đồng) do tiếp tục kỳ vọng công ty sẽ bàn giao toàn bộ các căn hộ đã bán tại dự án Safira trong năm nay.
VCSC duy trì kỳ vọng cho rằng tiến độ bán hàng tiếp tục khả quan (tại dự án Verosa Park & Lovera Vista) với tiến độ thi công tích cực, cùng với triển vọng doanh số bán hàng mạnh mẽ tại các dự án thấp tầng mới (Armena & Clarita) sẽ hỗ trợ dự báo cho LNST sau lợi ích CĐTS sẽ tăng trưởng 19%/14% trong năm 2021/2022.
Yếu tố hỗ trợ: dự án mở rộng KCN Lê Minh Xuân (110 ha tại huyện Bình Chánh, TP. HCM). Dự phóng lợi nhuận hiện chưa bao gồm dự án này do thông tin chi tiết về kế hoạch phát triển vẫn còn khá hạn chế.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: triển khai chậm hơn dự kiến tại các dự án quy mô lớn như dự án Tân Tạo (330 ha tại quận Bình Tân, TP. HCM).
ĐHCĐ Nam Tân Uyên (NTC): Dự kiến tháng 8 tăng vốn, đăng ký niêm yết trên sàn HOSE
Trả lời chất vấn của cổ đông tại ĐHCĐ CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) diễn ra sáng nay (3/6) tại Bình Dương về việc SIP mới đầu tư gần 20% vào NTC, kế hoạch giảm sở hữu chéo của Công ty, ban lãnh đạo NTC cho biết, Nam Tân Uyên mới nhận được thông báo về việc SIP tăng sở hữu lên 19%, còn việc xử lý đầu tư chéo sẽ do lãnh đạo Tập đoàn Cao Su quyết định.
Mới đây, SIP đã mua thêm 702.000 cổ phiếu NTC để tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 19% vốn. NTC hiện đang là công ty con của Tập đoàn cao su Việt Nam với tỷ lệ sở hữu trực tiếp 20,42% và gián tiếp 32,85% cổ phần thông qua PHR.
Tập đoàn Cao su cũng đang sở hữu trực tiếp 13,5% vốn tại SIP.
NTC cho biết, hiện Công ty có đầu tư 1 số khu công nghiệp đang phát triển tốt và cổ tức ổn định trên 20%. Trong đó, Khu công nghiệp Bình Long và Bắc Đồng Phú nằm tại Bình Phước đang có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2; còn Khu công nghiệp Dầu Giây ở Đồng Nai đang đợi quy hoạch sử dụng đất và cũng có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2...
Tại đại hội, NTC cho biết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và PHR đã có thoả thuận xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại kinh tế là 2,5 tỷ đồng/ha. Mức bồi thương này làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC 3) lên 1.485 tỷ đồng.
Theo đó, NTC có tờ trình về nội dung muốn thanh toán sớm khoản hỗ trợ thiệt hại kinh tế do thanh lý sớm vườn cây cao su của Phước Hoà (PHR) giá trị 865 tỷ đồng, tương ứng diện tích 345,86 ha trong thời gian thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư với các cấp có thẩm quyền để NTC sớm có thể thực hiện về các thủ tục đất đai và nhận bàn giao đất triển khai dự án.
Còn với dự án NTC3, tổng mức đầu tư hơn 1.485 tỷ đồng, nguồn thực hiện từ 20% vốn tự có, 40% vay ngân hàng và 40% vốn khác. NTC ước tính, dự án NTC3 sẽ hoạt động trong vòng 50 năm với tổng doanh thu 6.020 tỷ đồng và lợi nhuận ròng thu về 2.215 tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo nguồn vốn triển khai dự án, và chi trả tiền thuê đất cho Nhà nước, HĐQT NTC trình ĐHCĐ vay vốn ngân hàng để thực hiện đầu tư, nộp tiền sử dụng đất với hạn mức tối đa 3.212 tỷ đồng. Trong đó, NTC sẽ vay đầu tư dự án 594 tỷ đồng và tiền thuê đất Nhà nước 2.618 tỷ đồng.
Đồng thời, ĐHCĐ cũng uỷ quyền cho HĐQT NTC thực hiện việc tăng vốn trong năm nay. Trước đó, do dự án NTC3 mới thực hiện các thủ tục thu hồi đất nên việc tăng vốn vẫn chưa diễn ra.
Trả lời cổ đông về chi tiết kế hoạch tăng vốn và đề xuất chia cổ phiếu thưởng, ban lãnh đạo NTC cho biết, sau khi ĐHCĐ thông qua chủ trương, Công ty sẽ tiến hành thanh toán đền bù cho PHR thành 2 đợt trong tháng 3 và tháng 6 năm nay. Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh sẽ thực hiện thủ tục liên quan đến cho thuê đất..., dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2020. Khi đó, NTC sẽ thực hiện nhiều công việc lớn như tăng vốn, đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
Chủ tịch HĐQT NTC chia sẻ, tăng vốn với mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu đủ vốn đối ứng cho dự án NTC3 và sẽ tăng vốn trong giới hạn đó. Chưa chốt phương án tăng vốn nhưng có thể theo tỷ lệ 2:1 (tăng vốn 50%).
Còn kế hoạch chi tiết về dự án NTC4, đại diện PHR - đơn vị quản lý đất tại NTC 3 và NTC 4 cho biết, chậm nhất tháng 9 sẽ thông qua tờ trình của cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc quy hoạch. Hiện nay, NTC 4 còn lại diện tích khoảng 700 ha.
Năm 2020, NTC đặt kế hoạch doanh thu 390 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2%; lợi nhuận sau thuế 177 tỷ đồng, giảm mạnh 25% so với thực hiện 2019. Dù vậy, NTC vẫn dự chia cổ tức năm 2020 tối thiểu 80%/vốn, tương đương cần chi 128 tỷ đồng.
Phiên 3/6: Khối ngoại quay đầu bán ròng, tập trung "xả" E1VFVN30 trong ngày VN-Index vượt mốc 880 điểm Khối ngoại đã bán ròng 64 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay. Lực bán của khối ngoại tập trung chủ yếu vào E1VFVN30 (131,19 tỷ đồng), CII (50,18 tỷ đồng), BVH (20,7 tỷ đồng)... Phiên giao dịch 3/6 khép lại với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 6,37 điểm (0,73%) lên 881,17...