Chứng khoán ngày 9/11: Cổ phiếu nào nên mua vào?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 9/11.
Mở hỗ trợ gần nhất của DXG quanh ngưỡng giá 11.800 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): DXG vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ 8.500-9.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 6/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DXG nằm tại xung quanh giá 11.800 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 14.750 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 11.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 9/11?
Khuyến nghị tích luỹ PNJ với giá 77.000 đồng/cp
CTCK Rồng Việt (VDSC): Giá mục tiêu 1 năm cho PNJ là 77.000 đồng/cp, dựa trên phương pháp P/E với mức P/E mục tiêu 15x, gần bằng mức lịch sử, và sử dụng phương FCFE (chi phí vốn CSH12,1%, tăng trưởng cuối kỳ 3,1%).
VDSC tin rằng mức P/E mục tiêu là hợp lý khi chúng tôi kỳ vọng PNJ sẽ đạt tăng trưởng kép 3 năm trong LNST giai đoạn 2021-2024 là 25%. Kết hợp 1.800 đồng cổ tức tiền mặt, tổng lợi nhuận dự kiến là 9% theo giá đóng cửa ngày 05/11/2020. VDSC đưa ra khuyến nghị tích luỹ PNJ trong dài hạn.
Video đang HOT
Trong tương lai, nhu cầu trang sức sẽ đối mặt khó khăn do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng giảm và hạn chế chi tiêu các sản phẩm không thiết yếu nói chung – hệ quả của tình trạng kinh tế hạ nhiệt trong sau các tác động của Covid.
Trong khi tình hình này sẽ ảnh hưởng toàn ngành trang sức trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng vị thế đầu ngành của PNJ sẽ được củng cố sau khi các nhà bán lẻ vừa và nhỏ phải rời khỏi cuộc chơi.
VDSC kỳ vọng nhu cầu tăng cuối năm sẽ giúp lợi nhuận ròng Q4 hồi phục lên mức 328 tỷ đồng ( 62% QoQ, -15% YoY). Doanh thu và LNST năm 2020 ước tính đạt 16,8 ngàn tỷ đồng (-1% YoY) và 970 tỷ đồng (-19% YoY).
Cho năm 2021, kỳ vọng doanh thu và LNST sẽ ở mức 19,3 ngàn tỷ đồng (15% YoY) và 1.231 tỷ đồng ( 27% YoY) dựa trên sự hồi phục kinh tế, qua đó, giúp thúc đẩy SSSG và mở rộng biên lợi nhuận.
Khuyến nghị khả quan cho DGC với mức sinh lời 16%
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị khả quan cho CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) với tổng mức sinh lời dự phóng dự phóng 16%. DGC là nhà sản xuất sản phẩm phốt pho hàng đầu tại Việt Nam. 77% doanh số năm 2019 của công ty đến từ xuất khẩu.
Triển vọng kinh doanh của DGC được củng cố bởi (1) lợi thế cạnh tranh của công ty trong thị trường phốt pho vàng toàn cầu và thị trường phốt phát trong nước, (2) danh mục sản phẩm đáp ứng nhiều mục đích nông nghiệp và công nghiệp khác nhau và (3) dự án hóa chất xút-clo sắp thực hiện.
VCSC dự báo EBITDA/LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 tăng 45%/57% từ mức cơ sở thấp năm 2019 nhờ thị phần gia tăng và giá đầu vào thuận lợi. VCSC dự báo tăng trưởng EBITDA năm 2021/2022 đạt 8%/17% – tăng trưởng EBITDA dự phóng năm 2022 được dẫn dắt bởi dự án xút-clo dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối năm 2021.
Giá mục tiêu tương ứng EV/EBITDA năm 2021 đạt 5,0 lần, so với trung vị trượt trung bình 2 năm của các công ty cùng ngành là 5,4 lần.
Rủi ro: thuế xuất khẩu gia tăng sẽ ảnh hưởng biên lợi nhuận và tính cạnh tranh; các sự cố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; giá điện đầu vào gia tăng; rủi ro thực hiện dự án xút-clo sắp tới.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 3/11 của các công ty chứng khoán.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu FIR nằm tại mức 27
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu FIR của Công ty cổ phần Địa ốc First Real vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ xung quanh 22.
Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 2/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể tiếp tục đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FIR nằm tại xung quanh giá 24. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 27, cắt lỗ nếu ngưỡng 23.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 40.030 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 40.030 đồng nhờ (i) bù đắp doanh thu từ thị trường châu Âu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Mỹ, và (ii) mảng kinh doanh collagen và gelatin duy trì tăng trưởng tốt. Mức giá mục tiêu được xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng trước tác động của dịch bệnh Covid19, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là cá tra giảm mạnh tại các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Trung Quốc, EU). Lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới.
Chúng tôi cho rằng sức tiêu thụ cá tra trong thời gian tới vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu kiểm soát tốt tại các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động kết quả kinh doanh quý III/2020 chứng kiến hồi phục nhẹ so với 2 quý đầu năm. Trong quý III/2020 VHC ghi nhận 1.800 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu cá tra fillet giảm 10,2% nhưng đã tăng 7,9% so với quý trước. Giá bán tiếp tục giảm khoảng 17% so với cùng kỳ và 12% so với quý trước trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 8% cùng kỳ và 24% so với quý trước.
Doanh thu phụ phẩm tăng 55% so với cùng kỳ và 23% so với quý trước nhờ nhu cầu tại Trung Quốc phục hồi trong tháng 9. Trong khi đó, doanh thu collagen và gelatin mặc dù tăng 20% so với cùng kỳ nhưng giảm 23% so với quý trước xuống còn 132 tỷ đồng do một số đơn hàng trong tháng 9 bị hoãn sang tháng 10.
Xét về thị trường tiêu thụ, châu Âu vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực do các sản phẩm được bán tiêu thụ qua kênh siêu thị. Trong quý III, doanh thu từ thị trường này tăng 35% so với cùng kỳ lên 297 tỷ đồng, nhưng đã giảm 29% so với quý trước. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm 8,3% so với cùng kỳ còn Trung Quốc giảm 6,4%.
Biên lợi nhuận gộp giảm còn 12,7% từ mức 19,7% trong quý III/2019 và 19,6% trong quý II/2020 khi (i) giá cá tra giảm mạnh, và (ii) công ty ghi nhận 70 tỷ đồng giá vốn hàng bán do dự phóng hàng tồn kho giảm giá. Nếu không bao gồm khoản dự phòng này, biên lợi nhuận gộp trong quý III đạt 16,6%.
Tăng dự phòng khiến lợi nhuận thuần trong kỳ giảm 30% so với cùng kỳ còn 175 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng 2020, doanh thu thuần đạt 5.093 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ trong khi đó lợi nhuận ròng giảm 43,8%, đạt tương ứng 552 tỷ đồng. Nếu loại bỏ khoản thu nhập bất thường sau khi bán cổ phần tại Vạn Đức Tiền Giang trong quý II/2019, lãi ròng 9 tháng 2020 giảm khoảng 39% so với cùng kỳ.
Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2020 giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng diễn biến phức tạp do điều kiện thời tiết bất lợi, kéo theo nhu cầu suy yếu của cá tra trên thị trường cùng với mức giá bán giảm khi lượng tồn kho cá tra đang ở mức cao.
Lợi nhuận ước tính giảm mạnh khoảng 40% còn 706 tỷ đồng trong bối cảnh giá cá nguyên liệu vẫn duy trì ở mức thấp. Biên EBIT ước tính khoảng giảm từ 17,4% trong năm 2019 xuống còn khoảng 12,0% trong năm 2020.
Chứng khoán ngày 4/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 4/11. Mở hỗ trợ gần nhất của GVR quanh ngưỡng giá 15.000 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): GVR vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ xung quanh 9.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những...