Chứng khoán ngày 27/7: CII, REE, GVR được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/7.
Mở vị thế mua CII quanh ngưỡng 1 8.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC):Trong phiên giảm mạnh thị trường, CII đã có một dòng tiền bắt đáy khá mạnh khi thủng vùng giá 17.000 đồng/cp.
Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng đảo chiều của cổ phiếu. Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục trong khi và chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tích lũy này.
Đường giá cổ phiếu nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá chưa hình thành. Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 18.000 đồng/cp và chốt lãi tại ngưỡng giá 22.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua REE với giá 45.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ông Hải sẽ chính thức ngồi vào ghế Tổng giám đốc ngày 1/8. Ông Hải bắt đầu làm việc tại REE từ năm 1994 với vị trí là kỹ sư công trình và từng bước được thăng chức lên làm Giám đốc khối M&E vào năm 2008 và Phó Tổng giám đốc tập đoàn vào năm 2013.
VCSC cho rằng quyết định của REE khi bổ nhiệm 1 Tổng giám đốc từ 1 nhân viên nội bộ của công ty sẽ cho phép quá trình chuyển giao quyền lực thuận lợi khi Tổng giám đốc mới không chỉ có kinh nghiệm với các mảng kinh doanh cụ thể của REE mà còn thấu hiểu văn hóa của công ty.
VCSC cho rằng việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới từ nhân sự nội bộ sẽ giảm thiểu các rủi ro tiềm năng liên quan đến quản lý trong bối cảnh việc tái cơ cấu hoạt động kinh doanh có thể khá phức tạp.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho cổ phiếu REE với giá mục tiêu là 45.400 đồng/cp, tương đương với tổng mức sinh lời là 44,6%, đã bao gồm 4,9% lợi suất cổ tức.
Chú ý cổ phiếu nào phiên giao dịch 27/7.
Khuyến nghị mua GVR với giá mục tiêu 14.100 đồng/cp
Video đang HOT
CTCK Bản Việt (VCSC): Bắt đầu theo dõi mã cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) với khuyến nghị mua và giá mục tiêu 14.100 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 33,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%.
GVR là 1 trong những công ty lớn nhất trong ngành cao su tự nhiên, đầu tư khu công nghiệp (KCN) và chế biến gỗ tại Việt Nam. 3 mảng kinh doanh này đóng góp khoảng 98% tổng lợi nhuận từ HĐKD của GVR trong năm 2019. GVR đã thực hiện cổ phần hóa vào quý 2/2018, nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) tiếp tục sở hữu 96,8% cổ phần kiểm soát.
VCSC dự báo doanh thu đạt 19 nghìn tỷ đồng (-5,2% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,3 nghìn tỷ đồng ( 3,0% YoY) trong năm 2020. Dịch COVID-19 có tác động tiêu cực trong ngắn hạn đối với 3 mảng kinh doanh của GVR, tuy nhiên, tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2020 sẽ được hỗ trợ bởi các khoản thu nhập khác trị giá 2,3 nghìn tỷ đồng ( 30% YoY) – chủ yếu đến từ thanh lý gỗ cây cao su và bồi thường chuyển đổi đất.
Trong giai đoạn 2019-2025, VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 8% và 12%, chủ yếu đến từ mảng KCN và mảng gỗ đang tăng trưởng cũng như cải thiện vị thế tài chính. Mức tăng trưởng này phần nào bị ảnh hưởng bởi mức giảm trong lợi nhuận từ mảng cao su tự nhiên.
VCSC cho rằng định giá của GVR là hấp dẫn. Theo giá mục tiêu, GVR sẽ giao dịch tại P/E trượt là 16,9 lần – chiết khấu 56% so với trung vị P/E trượt của một số công ty cùng ngành.
Dự báo khoảng 12.800 ha đất trồng cao su được chuyển đổi sang đất KCN trong giai đoạn 2020-2035, con số này là khá thận trọng so với kế hoạch của ban lãnh đạo là chuyển đổi tối thiểu khoảng 15.000 ha đất trong giai đoạn 2020-2025.
Rủi ro: trì hoãn phê duyệt các dự án KCN trong tương lai; tỷ lệ hấp thụ thấp hơn dự kiến của đất KCN; lỗ từ việc thoái vốn khỏi mảng kinh doanh ngoài cốt lõi và giá cao su tự nhiên thấp hơn dự kiến.
REE, SAM: Lối rẽ khác biệt sau 20 năm lên sàn chứng khoán
Cách đây 20 năm, SAM và REE trở thành 2 doanh nghiệp đầu tiên đưa cổ phiếu niêm yết. Từng có quy mô tương đồng, giờ đây cách biệt giữa SAM và REE đã khá lớn.
TTCK Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển. Cùng với sự lớn mạnh đó không thể không nhắc đến SAM, REE, 2 cổ phiếu đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam và đã song hành cùng 20 năm thăng trầm của thị trường.
Ngày đầu niêm yết, số lượng cổ phiếu SAM chỉ là 12 triệu, tương ứng vốn điều lệ 120 tỷ đồng; trong khi REE cũng chỉ niêm yết 15 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Đến hiện tại, quy mô vốn của REE đã lên tới 3.100 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ SAM là 2.565 tỷ đồng, cùng gấp 11 lần so với ngày đầu lên sàn; Tổng tài sản REE từ 250 tỷ đồng lên gần 20.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản SAM cũng tăng mạnh từ 165 tỷ đồng lên xấp xỉ 5.400 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô, vốn, trong 20 năm qua, hai doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh.
Vào năm 2000 khi mới niêm yết, doanh thu REE và SAM lần lượt đạt 225 tỷ đồng và 117 tỷ đồng. Giai đoạn 2004 - 2008 là thời kỳ SAM "vượt mặt" REE về doanh thu. Tuy vậy, sau những quyết định đầu tư đa ngành, SAM đã dần sa lầy và ngày càng "tụt hậu" so với REE kể từ năm 2009.
Mặc dù cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ giai đoạn kinh tế khó khăn trong những năm 2008, hay chịu ảnh hưởng bởi những sai lầm do hoạt động đầu tư trái ngành nhưng có thể thấy REE đã mau chóng đứng dậy sau vấp ngã, doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng trưởng. Trong khi đó SAM vẫn đang loay hoay với các hướng đi mới và chưa có quá nhiều cải thiện về hiệu quả kinh doanh.
Những năm gần đây, lợi nhuận ròng của REE liên tục bứt phá và thường duy trì trên ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2019, dù sụt giảm đôi chút so với năm trước nhưng REE vẫn ghi nhận lợi nhuận hơn 1.600 tỷ đồng và là năm có lợi nhuận lớn thứ 2 trong lịch sử. Trong khi đó, SAM dù có sự hồi phục về lợi nhuận trong vài năm gần đây, nhưng cũng hiếm khi vượt mốc 100 tỷ đồng. Thậm chí lợi nhuận ròng năm 2019 của SAM chỉ đạt 80 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp "đi lùi".
Lối rẽ khác biệt về hoạt động sau 20 năm niêm yết
Xuất phát điểm, REE là công ty sản xuất các sản phẩm cơ điện, điều hòa, thi công công trình. Tuy vậy, cho đến nay, REE không chỉ bó hẹp trong việc sản xuất các sản phẩm truyền thống mà đã có định hướng trở thành công ty số một trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng tại Việt Nam.
Hiện REE có nhiều công ty thành viên trực thuộc hoạt động trên 3 mảng chính bao gồm cơ điện lạnh (REE M&E, REE Industries), bất động sản (REE Property, REE Land...), và các nhóm công ty hoạt động trong lĩnh vực cở sở hạ tầng (điện, nước...).
Trong đó, lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang là hướng đi tập trung của REE. Tính tới cuối quý 1/2020, REE đang đầu tư gần 8.000 tỷ đồng, tương đương 40% tài sản vào các công ty liên doanh liên kết, trong đó phần lớn là các công ty trong lĩnh vực hạ tầng điện, nước, có thể kể tới như Thủy điện Thác Mơ, Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Quảng Ninh, Thủy điện Miền Trung, Thủy điện Miền Nam, Nước sạch Sông Đà, Nước Thủ Đức...Ngoài ra, REE cũng tham gia vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió với các dự án lớn tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Trà Vinh...
Việc tập trung vào lĩnh vực hạ tầng điện, nước sẽ giúp REE hưởng lợi thế lâu dài bởi đây là những nhóm ngành thiết yếu trong cuộc sống. Ngoài ra, những ngành này có mối quan hệ mật thiết với nhau giúp REE nắm nhiều ưu thế trong hoạt động kinh doanh.
Cũng như REE, SAM không chịu "bó mình" với hoạt động sản xuất dây cáp truyền thống. Kể từ năm 2009, SAM đã có quyết định đầu tư đa ngành, lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, đầu tư tài chính và đây là "bước ngoặt" khiến công ty gặp nhiều khó khăn.
Năm 2010, SAM đổi tên từ CTCP Cáp và vật liệu viễn thông thành CTCP đầu tư và phát triển Sacom và mới đây tiếp tục đổi tên thành SAM Holdings. Đây như một lời khẳng định cho hướng đi mới của SAM, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không chỉ dừng lại ở dây cáp, vật liệu viễn thông như trước mà đã mở rộng ra các lĩnh vực mới như nông nghiệp, BĐS, du lịch, đầu tư tài chính, bao gồm đầu tư cổ phiếu các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, có những khoản đầu tư khá lớn vào Tổng công ty dược Việt Nam (DVN), hay CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP)...
Tuy vậy, việc đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực của SAM vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả và điều này có thể thấy qua KQKD có phần "lẹt đẹt" trong những năm qua.
Ghi dấu trong lịch sử 20 năm của SAM và REE phải kể đến vai trò lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Mai Thanh và ông Đỗ Văn Trắc, những người đã có thời gian lãnh đạo lâu dài tại 2 doanh nghiệp.
Với REE, từ một xí nghiệp quốc doanh, kinh doanh bế tắc, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã vực dậy và biến REE trở thành một trong những doanh nghiệp lớn mạnh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với thế 3 chân "cơ điện, bất động sản, năng lượng". Với những đóng góp to lớn, bà Mai đã được Forbes vinh danh là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh hiện vẫn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc REE xuyên suốt 20 năm trên sàn chứng khoán.
Trong khi đó, lịch sử 20 năm niêm yết của SAM phần lớn gắn liền với tên tuổi ông Đỗ Văn Trắc trong vai trò Tổng Giám đốc. Năm 2016, ông Trắc đã từ nhiệm vai trò Tổng Giám đốc cũng như bán hết cổ phần tại SAM sau 16 năm niêm yết. Từ đó tới nay, SAM đã được "đổi chủ" và nhiều lần tiến hành "thay tướng", tuy nhiên hoạt động kinh doanh vẫn chưa thực sự khởi sắc dù đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới.
Khác biệt lớn về cơ cấu cổ đông
Cơ cấu cổ đông 2 doanh nghiệp là sự khác biệt lớn. Nếu như những năm đầu trên sàn, cả SAM và REE đều nhận được sự quan tâm của các tổ chức thì đến nay cơ cấu cổ đông đã có sự đối lập rõ rệt.
Với REE, doanh nghiệp này luôn được sự quan tâm lớn của các tổ chức và thường trong tình trạng "kín room" ngoại. Hiện tại, cổ đông lớn nhất của REE là Platinum Victory Pte. Ptd khi nắm giữ gần 90 triệu cổ phiếu REE, tương ứng tỷ lệ sở hữu 29%. Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh và gia đình hiện cũng nắm giữ gần 20% cổ phần công ty.
Trong khi đó, cơ cấu cổ đông của SAM những năm gần đây khá phân mảnh và không có sự hiện diện của các tổ chức. Thậm chí không có cổ đông nào nắm giữ trên 5% cổ phần SAM, ngay cả ban lãnh đạo công ty cũng không phải cổ đông lớn chính thức.
Vốn hóa REE gấp 4 lần SAM sau 20 năm lên sàn
Từ khi niêm yết vào năm 2000 tới nay, cổ phiếu REE liên tục bứt phá và hiện đang ở vùng giá cao nhất lịch sử. Kết thúc phiên giao dịch 23/7, thị giá REE đạt 32.650 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường hơn 10.000 tỷ đồng, gấp hơn 40 lần vốn hóa khi chào sàn năm 2000.
Trong khi đó, cổ phiếu SAM sau "sóng thần" 2007 đã trải qua quá trình điều chỉnh kéo dài. Những năm gần đây, cổ phiếu SAM đang dần hồi phục, tuy vậy tốc độ tăng là khá chậm do biến động từ hoạt động kinh doanh chưa quá khởi sắc cũng như hướng đi tương lai chưa thực sự rõ nét. Thị giá SAM hiện đạt khoảng 10.000 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường 2.667 tỷ đồng, gấp khoảng 13 lần vốn hóa thời điểm chào sàn cách đây 20 năm.
Hai cổ phiếu đầu tiên niêm yết SAM, REE sau 20 năm lên sàn Với con số vốn điều lệ 150 tỷ đồng tại thời điểm chào sàn, REE đã nâng lên hơn 3.100 tỷ đồng. Con số này với SAM là 180 tỷ đồng và hiện tại đang là 2.565 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Ngày 28/7/2000 đã đánh dấu bước đi quan trọng trong lịch sử phát triển ngành chứng khoán tại Việt Nam khi...