Chứng khoán ngày 25/6: Cổ phiếu ngành thép “ngược dòng”
Thị trường chứng khoán ngày 25/6: VN-Index có phiên đỏ thứ 3 liên tiếp, trong khi phiếu ngành thép lại “ngược dòng” với nhiều mã tăng giá.
Chỉ số VN-Index giảm hơn 5 điểm sau phiên giao dịch ngày 25/6.
Khép lại phiên giao dịch ngày 25/6, chỉ số VN-Index giảm 5,12 điểm (tương đương 0,6%) xuống 854,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 312,296 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.634 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 27,218 triệu đơn vị, giá trị hơn 747,248 tỷ đồng.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đã đảo chiều thành công và đóng cửa tăng 0,38 điểm (tương đương 0,33%) lên 114,07 điểm. Còn chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ 0,1 điểm (tương đương 0,18% xuống 56,63 điểm.
Hôm nay, chỉ số sàn HOSE rớt sâu xuống dưới tham chiếu ngay từ những phút đầu mở cửa do gặp phải áp lực bán trên diện rộng và duy trì ở trong vùng giá thấp trong phiên sáng. Tới phiên chiều, diễn biến có phần tích cực hơn khi VN-Index đã thu hẹp được đà giảm.
Tác động tiêu cực đến VN-Index thuộc về VIC giảm 1,37%, VNM giảm 0,6%, VRE giảm 1,3%, VHM giảm 0,26%, MWG giảm 1,65%, GVR giảm 2,03%…
Ngoài ra, còn có nhóm cổ phiếu ngân hàng với VCB giảm 1,18%, BID giảm 0,74%, TCB giảm 1,46%, VPB giảm 1,35%, CTG giảm 0,44%, MBB giảm 1,14%…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành thép lại trở thành “điểm sáng” với những cái tên nổi bật như HPG tăng 1,11%, HSG tăng 5,13%, NKG tăng 1,93%…
Video đang HOT
Trên HNX, góp công đầu giúp HNX-Index “thoát hiểm” ở phút cuối phải nhắc tới SHB tăng 2,88% lên 14.300 đồng/CP, bất chấp những áp lực đến từ VCG giảm 2,77%, ACB giảm 0,42%, PVI giảm 1,63%, PVS giảm 0,8%…
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), chứng khoán Mỹ giảm mạnh đêm qua trong bối cảnh mà những lo ngại về sự bùng nổ của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai với việc nước Mỹ ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục trong ngày và thị trường Việt Nam cũng “đồng pha” khi giảm trong phiên hôm nay cùng thanh khoản tiếp tục suy giảm.
Trên góc nhìn kỹ thuật, trạng thái hiện tại của VN-Index không có gì thay đổi, vẫn đang là tích lũy trong khoảng 840-870 điểm cho đến khi bứt phá khỏi vùng này. Khối ngoại bán ròng trên hai sàn là động thái cần theo dõi trong các phiên tiếp theo.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch ngày 26/6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 840-870 điểm. Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu được khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ một khi VN-Index vẫn còn giữ được ngưỡng hỗ trợ 840 điểm. Động thái mua thêm có thể cân nhắc khi thị trường vượt được ngưỡng 870 điểm với thanh khoản tốt.
Cổ phiếu đầu ngành dẫn sóng đà tăng chứng khoán phiên sáng 13/4
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với các cổ phiếu đầu ngành vẫn đang dẫn sóng đà tăng của thị trường; trong rổ cổ phiếu VN30 có 23 mã tăng, trong khi chỉ có 4 mã giảm giá và 3 mã đứng giá.
Sau phiên giảm cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại để tiếp tục mạch tăng điểm kéo dài từ đầu tháng Tư đến nay.
Lúc 9 giờ 50, VN-Index tăng tới 9,81 điểm lên 767,92 điểm. Toàn sàn có 182 mã tăng giá, 105 mã giảm giá và 61 mã đứng giá; HNX-Index tăng 1,34 điểm lên 107,52. Toàn sàn có 35 mã tăng giá, 34 mã giảm giá và 36 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với các cổ phiếu đầu ngành vẫn đang dẫn sóng đà tăng của thị trường. Trong rổ cổ phiếu VN30 có 23 mã tăng, trong khi chỉ có 4 mã giảm giá và 3 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu Vingroup vẫn tạo được động lực lớn nhất cho đà tăng của chỉ số VN-Index. Cụ thể, VIC tăng 0,8%, VHM tăng 1,6% và VRE tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu đầu ngành hàng không là VJC cũng tăng 6,7%. Các cổ phiếu thuộc lĩnh vực thực phẩm-đồ uống như SAB tăng 3%, MSN tăng 0,8%.
Cổ phiếu đầu ngành bảo hiểm là BVH tăng 1,1%. Các cổ phiếu đầu ngành bán lẻ như MWG tăng 2,1%, PNJ tăng 1,7%.
Cổ phiếu ngành dầu khí diễn biến rất tích cực theo đà tăng của giá dầu thế giới. Cụ thể, GAS tăng 2,7%, PLX tăng 1,2%, POW tăng 3,2%, PVD và PVB tăng tới hơn 6%, PVS tăng 1,6%.
Giá dầu châu Á tăng hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch 13/4 sau khi các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt cuối cùng cũng đã nhất trí về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng quy mô lớn chưa từng có.
Tuy nhiên, đà tăng của giá "vàng đen" trong phiên này bị giới hạn bởi nỗi lo thị trường dư cung khi nhu cầu đối dầu mỏ giảm do dịch COVID-19.
Vào lúc 7 giờ 58 giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,23 USD (3,9%) lên 32,71 USD/thùng sau khi mở phiên tăng lên mức cao 33,99 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,39 USD/thùng (6,1%) lên 24,15 USD/thùng sau khi tăng đạt mức cao 24,74 USD/thùng.
Sắc xanh cũng chiếm ưu thế tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đặc biệt VPB còn tăng 7% lên mức giá trần. Các mã STB, MBB, TPB, BID, VIB, SHB, CTG, ACB, TCB... đều ở chiều tăng giá.
Sau thông tin Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực, cổ phiếu ngành gạo đã tăng khá tích cực. Cụ thể, cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời (niêm yết trên UpCOM) tăng tới 6,4%, Cổ phiếu AGM của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (niêm yết trên sàn HOSE) tăng 5,6%.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, các thị trường chứng khoán tại châu Á trong phiên sáng 13/4 diễn biến trái chiều.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 1,11% (tương đương 215,51 điểm).
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,66% (tương đương 18,50 điểm) xuống còn 2.778,13 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm 0,59% (10,98 điểm) xuống còn 1.849,72 điểm.
Còn thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ./.
Văn Giáp
Pyn Elite Fund và nhóm quỹ Dragon Capital bán ra lượng lớn cổ phiếu Thế giới di động MWG là khoản đầu tư lớn của Pyn Elite Fund và Dragon Capital trong nhiều năm qua. Hiện tại, MWG đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục VEIL, trong khi nằm trong top 4 của Pyn Elite Fund. Theo tin từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), vào ngày 9/4 vừa qua, Pyn Elite Fund đã chuyển nhượng...