Chứng khoán ngày 22/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 22/12.
Mở vị thế mua PVB quanh ngưỡng giá 17.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): PVB vẫn đang trong giai đoạn tăng từ đầu tháng 11 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ xung quanh 13.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù vậy, chỉ báo RSI vừa đi vào vùng quá mua nên nhịp tăng của cổ phiếu có thể chững lại một chút trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVB nằm tại khu vực xung quanh giá 17.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 21.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị LTG với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp
CTCK Mirae Asset : Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đang áp dụng các tiến bộ công nghệ như: Sử dụng QR code xuất xứ thể hiện đặc tính gạo, vận hành máy bay không người lái (Drone) phun thuốc trừ sâu hại lúa trên diện rộng, ứng dụng App Bác sĩ cây ăn quả hỗ trợ nông dân bên cạnh nhiều ứng dụng công nghệ khác.
Đây là hướng đi đúng đắn của LTG trong bối cảnh Hiệp định thương mại EV-FTA đã có hiệu lực từ 08/2020, điều này sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU trong dài hạn cho LTG vì thị trường EU là một trong những thị trường trọng điểm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới, bên cạnh các thị trường khác như Philippines, Châu Phi và Trung Quốc.
Khuyến nghị mua cổ phiếu nào phiên 22/12?
Đối với năm 2020, Mirae Asset dự báo doanh thu thuần và lãi ròng trong năm của LTG đạt lần lượt 5.977 tỷ và 342 tỷ đồng, tương đương giảm 28% và tăng 2.2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Thứ nhất, áp lực dịch bệnh Covid và lũ lụt cũng như cạnh tranh thuế ở EU sẽ giúp mảng gạo phục hồi đạt mức 1.386 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp mảng gạo khả quan đạt 2,9%, tăng so với mức 1,3% trong năm 2019 nhờ giá bán tích cực.
Thứ hai, mảng thuốc bảo vệ thực vật kỳ vọng cũng có sự phục hồi doanh thu đầu năm 2020 nhờ đẩy mạnh việc sản xuất vụ lúa hè thu, đặc biệt là đông xuân với doanh thu đạt 3.640 tỷ đồng, giảm 24% so với doanh thu năm trước. Cuối cùng là biên lợi nhuận gộp chung ước đạt 23,6%, tăng so với mức 20.5%.
Đối với năm 2021, Mirae Asset ước tính doanh thu thuần và lãi ròng LTG đạt 7.205 tỷ và 458 tỷ đồng, tăng 20,6% và 33,8% so với năm 2020 do sự phục hồi mạnh hoạt động kinh doanh sau giai đoạn 2020 khó khăn do dịch Covid với doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng 24,5% và mảng lương thực – gạo tăng 40,9%, tiếp đó biên lợi nhuận chung giảm từ 23,6% xuống 22,5% do đẩy mạnh công tác bán hàng, cuối cùng do chi phí tài chính ở mức 182 tỷ, giảm 10% so với năm nay.
Nhờ sự quay đầu phục hồi kinh doanh trong nửa cuối năm 2020 cũng như kỳ vọng 2021 sẽ bứt phá ở hai mảng hoạt động chính là thuốc bảo vệ thực vật & gạo, Mirae Asset khuyến nghị mua LTG với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp.
Khuyến nghị PNJ với giá mục tiêu 89.000 đồng/cp
CTCK Phú Hưng (PHS): Sức mua của ngành trang sức tiếp tục giảm trong quý 3 do làn sóng Covid-19 lần 2 vào đầu tháng 8. Tuy nhiên, mảng bán lẻ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vẫn tăng trưởng dương, điều này cho thấy PNJ đã gia tăng thị phần trang sức trong quý 3.
Hơn nữa, ra mắt thương hiệu Style by PNJ hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi cũng sẽ giúp PNJ gia tăng doanh thu kênh bán lẻ và thị phần trong quý 4.
Để đạt được kết quả khả quan trên, PNJ đã nghiên cứu nhằm thiết kế và trưng bày sản phẩm theo nhu cầu của mỗi khách hàng ở từng vùng miền, ước tính giảm 500 tỷ đồng hàng tồn kho nếu cơ cấu lại sản phẩm.
Ngoài ra, ban lãnh đạo của PNJ nỗ lực tìm được nhiều mặt bằng thuê mới có vị trí tốt, giá rẻ, kể cả một số mặt bằng của những đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa, PNJ đã bắt đầu triển khai nhà máy thứ hai tại Long An để xử lý các sản phẩm có những ảnh hưởng đến môi trường như hàng xi mạ, với công suất 500.000 sản phẩm/năm đồng thời nâng cấp nhà máy 1 để sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn, thay thế được các mặt hàng nhập khẩu, qua đó cũng giảm được nhiều chi phí thuế nhập khẩu, tương ứng 100 tỷ đồng/năm.
Vào cuối năm nay, PNJ dự kiến sẽ đưa ra 1 số sản phẩm bán sỉ mới, có hàm lượng công nghệ cao – những sản phẩm trước đây khách hàng chỉ mua hàng xách tay.
Kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2020 của PNJ tương đối ổn định với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 13.495 tỷ đồng (tăng 0,7% so với cùng kỳ) và đạt 817 tỷ (giảm 13%), hoàn thành lần lượt 93,2% kế hoạch doanh thu và 98,1% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Biên lợi nhuận gộp trong 10 tháng đầu năm đạt 19,7%, giảm nhẹ so với mức 20,8% của cùng kỳ năm ngoái do hai quý đầu năm PNJ đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung vào kinh doanh vàng miếng và chế tạo hàng trang sức có nhiều hàm lượng vàng cao – đây là những sản phẩm có biên lãi gộp thấp.
Qua đó PHS khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 89.000 đồng/cp.
Chứng khoán ngày 18/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/12.
Mở vị thế mua VPG quanh ngưỡng giá 16.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): VPG đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD ủng hộ nhịp tăng giá trong khi chỉ báo RSI báo hiệu một nhịp tích lũy ngắn hạn từ 1-2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 16.500 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 20.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.500 đồng/cp.
Chọn cổ phiếu nào phiên 18/12?
Khuyến nghị khả quan cho GMD với giá mục tiêu 29.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 17/12/2020, Vietnam Investments Group (VIG) công bố đã thành công bán 42,9 triệu cổ phiếu CTCP Gemadept (GMD), tương ứng 14,44% cổ phần tại GMD, thông qua quỹ đầu tư trực thuộc - Vietnam Investments Fund II, L.P. Giao dịch này đã được thực hiện từ 21/11-17/12.
VIG thành công giảm tỷ lệ sở hữu tại GMD từ khoảng 30% tính từ đầu năm 2019, bao gồm 10% cổ phần chuyển nhượng sang SSJ Consulting Vietnam (SSJ) vào năm 2019, phần lớn được sở hữu bởi tập đoàn đa ngành Nhật Bản - Sumitomo Corporation (Sumitomo).
Dù VID thành công thoái vốn khoảng 14,4% cổ phần tại GMD, thông tin về các cổ đông lớn mới của GMD vẫn chưa được công bố. VIG hiện nắm giữ 3/11 vị trí trong HĐQT của GMD.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho GMD với giá mục tiêu 29.000 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp cho GVR với giá mục tiêu 19.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) công bố công ty đã ghi nhận LNTT tính từ đầu năm (YTD) đạt 4,96 nghìn tỷ đồng vào ngày 15/12, hoàn thành kế hoạch cả năm 2020.
KQKD này tương ứng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 4/2020, phù hơp với kỳ vọng trong bối cảnh lợi nhuận 9 tháng năm 2020 của GVR chỉ ở mức 2,4 nghìn tỷ đồng.
VCSC cho rằng KQKD quý 4/2020 của GVR sẽ chủ yếu được dẫn dắt bởi các khoản lãi tài chính từ thoái vốn khỏi SIP; chúng tôi ước tính GVR sẽ ghi nhận khoản lãi tài chính khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng từ diễn biến thoái vốn này.
LNTT YTD của GVR tính đến ngày 15/12 hoàn thành 95% dự báo LNTT cả năm. Trong khi việc thoái vốn khỏi SIP trong năm 2020 vượt dự báo khi VCSC kỳ vọng GVR sẽ ghi nhận khoản lãi tài chính từ thoái vốn này trong năm 2021, VCSC cho rằng thu nhập ròng khác (chủ yếu từ thanh lý gỗ cây cao su) sẽ thấp hơn đáng kể so với giả định hiện tại.
VCSC hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho GVR với giá mục tiêu 19.500 đồng/cp.
Chứng khoán ngày 16/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiêngiao dịch 16/12. Mở vị thế mua LTG quanh ngưỡng giá 25.000 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): LTG vẫn đang trong giai đoạn tích lũy tại khu vực 22.000-26.000 đồng/cp trong 3 tháng trở lại đây. Thanh khoản tăng cao trong phiên 15/12 đã đẩy cổ phiếu tăng khá ấn tượng 5,31%....