Chứng khoán ngắn hạn: Cẩn trọng với mốc 980 điểm
Mức 980 điểm đang là ngưỡng hỗ trợ quan trọng, nếu VN-Index giảm xuống dưới mức này, sẽ rơi vào xu hướng điều chỉnh mạnh.
Chốt phiên giao dịch 07/10, VN-Index đóng cửa giảm 4,5 điểm (0,46%) xuống 983,09 điểm, trong khi HNX-Index giảm 1,36% xuống 103,73 điểm và UPCoM-Index giảm 0,14% xuống 56,85 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp và cũng là phiên giảm thứ 3 trong 4 phiên gần nhất. Có vẻ như những thông tin vĩ mô tích cực không tạo ra nhiều động lực cho thị trường vào thời điểm này.
Diễn biến VN-Index từ ngày 30/9 đến ngày 8/10/2019
Ngoài yếu tố tâm lý do VN-Index tiếp cận mốc kháng cự mạnh 1.000 điểm, thị trường điều chỉnh do chịu tác động bởi những thông tin tiêu cực từ quốc tế khi chỉ số PMI sản xuất công nghiệp tháng 9 của Mỹ sụt giảm mạnh xuống mức 47,8 điểm, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ. Trong khi đó, khối ngoại vẫn liên tiếp bán ròng, lượng bán ròng riêng tuần giao dịch trước trên sàn HOSE khoảng 1.050 tỷ đồng. Cùng với đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, như GAS, PLX, VIC và SAB giảm mạnh, cũng gây tác động rất lớn đến chỉ số.
Mặc dù vậy, rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn đang tin rằng thị trường có rất nhiều cơ hội bứt phá qua mốc 1.000 điểm trong tháng 10 này. Thậm chí, họ đang tin rằng nhịp điều chỉnh này là cần thiết để hội tụ sức mạnh trước khi bứt phá. Phía trước đang là mùa báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) quý 3/2019, là động lực chính cho thị trường.
NĐT cũng cần thận trọng trong điều kiện hiện nay, bởi VN-Index vẫn nằm giữa 2 đường xu hướng và đang tiệm cận đến điểm hỗ trợ tại mốc 980 điểm ( /- 2 điểm). Đây là mốc điểm rất quan trọng đối với thị trường, vì nó đang được hỗ trợ rất mạnh bởi đường Trendline tăng giá từ đầu năm 2019. Nếu VN-Index bất ngờ tụt mạnh xuống dưới mốc điểm này, thì thực sự đáng lo ngại, bởi xu hướng điều chỉnh dài hạn có thể đã xuất hiện. Từ quan điểm này có thể nhìn sang nhóm cổ phiếu như FPT, MWG, VCS, SZL…, thậm chí là VCB, cũng vẫn bị bán ra.
Tuy nhiên cũng có thể tại mốc 980 điểm, thị trường sẽ hồi phục trở lại, xua đi tâm lý lo ngại của các NĐT. Khi đó, mô hình cờ đuôi nheo (pennant) sẽ hình thành với cú bứt phá đủ mạnh. Ở kịch bản này, dòng tiền được kỳ vọng sẽ sớm quay lại nhóm cổ phiếu ngân hàng khi thông tin tích cực về KQKD của ngành ngân hàng đang tạo nên một cái nhìn tích cực của NĐT đối với nhóm cổ phiếu này.
Trong cả hai góc nhìn trên, NĐT nên lưu ý với kịch bản giảm mạnh qua mốc 980 điểm, bởi đó có thể là khởi đầu cho một nhịp điều chỉnh. Tuy nhiên, điểm nhấn có thể không phải là chỉ số chung, mà là từng cổ phiếu. Những cổ phiếu tăng giá quá mạnh, quá nhanh thời gian vừa qua sẽ là nhóm chịu tác động. Một khi đã vào chu kỳ giảm, thì kể cả những cổ phiếu có KQKD tốt cũng sẽ giảm. Lịch sử cho thấy, NĐT nào sử dụng đòn bẩy tài chính cao, sẽ chịu thiệt hại lớn nhất.
Video đang HOT
Hữu Bình
Theo Enternews.vn
Chất lượng tăng trưởng đang kém đi
Chuyên gia nhận định, tăng trưởng nhờ vào công nghiệp khai khoáng là tăng trưởng không phải màu hồng mà tiềm ẩn nhiều rủi ro của sự không bền vững.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31%, tổng 9 tháng đầu năm đạt 6,98%. Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt.
Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt mà cụ thể là khai thác than.
Nguy cơ từ...tăng trưởng nhờ ngành khai khoáng
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế trưởng VEPR, lý do khiến tăng trưởng 9 tháng bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng công nghiệp cao hơn, bù đắp sụt giảm của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng tăng vọt, cụ thể là than đá.
Theo chuyên gia, khai thác than đá, sau nhiều năm gần đây liên tục suy giảm cho thấy tốc độ phát triển 9 tháng vẫn chưa thực sự ổn định, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng.
"Việc khai thác tài nguyên tăng lên, điều đó gây ô nhiễm môi trường. Theo quan điểm cá nhân tôi, đây là sự tăng trưởng không bền vững, chất lượng tăng trưởng đang kém đi", PGS. TS Phạm Thế Anh nhận định.
Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III-2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Bên cạnh đó, nếu nhìn vào công nghiệp chế biến chế tạo thì thấy tụt giảm. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng cao, điều đó có nghĩa sản xuất thời gian tới sẽ ít đi.
"Tuy là kinh tế tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng này không phải bức tranh màu hồng, mà sẽ là rủi ro trong thời gian tới", PGS.TS. Thế Anh nêu quan điểm.
Cụ thể, chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018 lên tới 17,2% cho thấy tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất.
Điều này cũng thể hiện rõ trong chỉ số PMI (chỉ số quản trị nhà mua hàng) suy giảm trong quý III và kết thúc tại 50,5 điểm vào cuối tháng 9, mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Chỉ số này cho thấy số lượng đơn hàng mới tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam thấp nhất trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng ở nước ngoài cũng giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu thị trường.
Các đối tác quan trọng về xuất khẩu của Viẹt Nam như Mỹ, châu Âu... có mức tăng trưởng kinh tế thấp, sức mua suy yếu, kinh tế bất ổn là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp.
Tăng trưởng năm 2019 đạt 7,05%
Nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, nhóm chuyên gia của VEPR khuyến nghị.
Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III/2019 đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao.
Đặc biệt, nhóm chuyên gia kinh tế của VEPR đã đưa ra cảnh báo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ trong tương lai gần. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III ước tính thặng dư 4,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 4,9 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 9,16 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 27% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 39 tỷ USD.
Theo đánh giá của VEPR, việc Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ. Do đó, VEPR khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việt Nam nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.
Đánh giá về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo - Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải "lời nguyền" trước đây rằng hệ thống ngân hàng "bắt nền kinh tế làm con tin".
"Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn", ông Bảo nói.
Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV-2019 sẽ đạt 7,26% và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05%.
Thy Hằng
Theo Enternews.vn
Lợi nhuận ngân hàng sẽ phân hóa mạnh Mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của các nhà băng đã giảm, song trên thực tế, nhiều nhà băng vẫn công bố lãi khủng trong 9 tháng đầu năm nay. TPBank là nhà băng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với con số lợi nhuận trước thuế đạt tới 2.404 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế...