Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi Mỹ tính giảm thuế cho hàng Trung Quốc
Giới chức Mỹ đâng cân nhắc nới lỏng một số biện pháp thuế quan với hàng của Trung Quốc trong nỗ lực khiến Trung Quốc nhượng bộ hơn nữa trong hiệp định thương mại và bình ổn thị trường tài chính.
Ảnh: GettyImages
Thị trường chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm thứ 3 liên tiếp sau khi Wall Street Journal đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đang tranh cãi liệu có nên nới lỏng các biện pháp thuế quan với nhập khẩu của Trung Quốc trong nỗ lực bình ổn thị trường và làm giảm căng thẳng với Bắc Kinh.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones hồi phục từ khoảng thời gian mất điểm trước đó để tăng được 162,94 điểm tương đương 0,7% lên 24.730,10 điểm. Trong phiên giao dịch, đã có lúc chỉ số tăng được 267 điểm.
Video đang HOT
Chỉ số S&P 500 tăng 19,86 điểm tương đương 0,8% lên 2.635,96 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 49,77 điểm tương đương 0,7% lên 7.084,46 điểm.
Giới chức Mỹ đâng cân nhắc nới lỏng một số biện pháp thuế quan với hàng của Trung Quốc trong nỗ lực khiến Trung Quốc nhượng bộ hơn nữa trong hiệp định thương mại và bình ổn thị trường tài chính.
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người không muốn nước Mỹ bị nhìn vào với hình ảnh yếu đuối. Theo phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ, cho đến hiện tại, cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hay ông Lighthizer đưa ra bất kỳ đề xuất nào về thuế quan với Trung Quốc.
Ngoài vấn đề thương mại, nhà đầu tư quan tâm đến báo cáo ngành sau khi Morgan Stanley thông báo lợi nhuận và doanh thu không đạt kỳ vọng của giới chuyên gia. CEO của Morgan Stanley, ông James Gorman, trấn an nhà đầu tư rằng lợi nhuận của quý 1/2019 sẽ hồi phục.
Tâm lý thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua bị ảnh hưởng bởi thông tin nhà điều tra liên bang Mỹ đã mở lại các cuộc điều tra chống công ty Huawei Technologies vì hành vi ăn trộm bí quyết thương mại từ doanh nghiệp Mỹ.
Diễn biến mới không khỏi khiến người ta lo sợ về khả năng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho hai bên khó đạt được thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót 1/3/2019.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Các ngân hàng lớn nhắm tới các công ty công nghệ ở châu Á
Các ngân hàng trên toàn cầu, trong đó có Citigroup và HSBC, đang đẩy mạnh các nỗ lực cung cấp dịch vụ cho các công ty công nghệ mới đang phát triển nhanh của châu Á.
Mảng dịch vụ phục vụ các nhu cầu hoạt động của các công ty như tài chính thương mại hay quản lý tiền mặt đang là nguồn lợi nhuận ổn định mà không đòi hỏi số vốn lớn cho các ngân hàng ở châu Á, khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới.
Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa gây ra tác động mạnh, một phần nhờ thỏa thuận tạm thời giữa hai nước này về hoãn thực hiện kế hoạch tăng thuế từ ngày 1/1/2019, giới phân tích nhận định những căng thẳng đã ảnh hưởng đến triển vọng của các nền kinh tế châu Á và thương mại hàng hóa, khiến lĩnh vực dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn.
Theo quản lý cấp cao của các ngân hàng và các nhà tư vấn, mục tiêu mà các ngân hàng nhắm đến là các công ty thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động và các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe, từ Ant Financial của Trung Quốc và Grab ở Đông Nam Á tới PayTM and Flipkart ở Ấn Độ.
Rajesh Mehta, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ trách các giải pháp thương mại và tài chính của Citi, cho biết châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh chóng và nhu cầu về nền tảng giao dịch trực tuyến gia tăng và nhu cầu quản lý tiền mặt của các công ty về thương mại điện tử với chuỗi phân phối trải dài trong khu vực đang là cơ hội tốt, khi các công ty này phát triển và mạng lưới chuỗi cung ứng lớn hơn và phức tạp hơn.
Doanh thu của Citi từ các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các các công ty thương mại điện tử, cho tới thời điểm này của năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với mức tăng 17% của năm 2017, và đây là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất trong mảng giải pháp thương mại và tài chính tại châu Á - Thái Bình Dương của họ.
Các quan chức ngành ngân hàng cho rằng tăng trưởng trong phân khúc khách hàng công nghệ có thể sẽ gia tăng nhờ lượng giao dịch liên quan đến các nền tảng kỹ thuật số ở châu Á tăng vọt và khi nhiều công ty công nghệ mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhờ đó hạn chế tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Theo công ty tư vấn Accenture, thị trường thương mại kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, lên hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 2/3 toàn cầu.
Lê Minh (Theo Reuters)
Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ Ban lãnh đạo Vinalines cho biết, kết quả kinh doanh tích cực đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết đã hoàn thành và hoàn thành...