Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh khi rào cản thương mại Mỹ – Trung ngày một nhiều
Rào cản thương mại, đồng nhân dân tệ giảm giá cho thấy những bất ổn xung quanh tình trạng căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc kinh tế lớn của thế giới.
Ảnh: Bloomberg
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba, tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ tăng thuế với khoảng 112 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc đáp trả lại bởi nhiều biện pháp tăng thuế. Ngoài ra, chỉ số của ngành sản xuất Mỹ phát đi tín hiệu suy giảm đầu tiên trong 3 năm.
Rào cản thương mại, đồng nhân dân tệ giảm giá cho thấy những bất ổn xung quanh tình trạng căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc kinh tế lớn của thế giới khi mà thị trường Mỹ mở cửa trở lại trong ngày thứ Ba sau khi nghỉ lễ trong ngày thứ Hai.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 285,26 điểm tương đương 1,1% xuống 26.118,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 20,19 điểm tương đương 0,7% xuống 2.906,27 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 1,1% xuống 7.874,15 điểm, mức giảm tương đương 88,72 điểm.
Ở mức thấp trong phiên, chỉ số Dow Jones giảm 425,06 điểm tương đương 1,6%; S&P 500 giảm 34,61 điểm tương đương 1,2%; Nasdaq giảm 115,56 điểm tương đương 1,5%.
Ngành sản xuất Mỹ suy giảm trong tháng 8/2019, theo Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM). Chỉ số ISM của ngành sản xuất Mỹ ở mức 49,1 trong tháng trước, thấp hơn so với con số 51,2 của tháng 7/2019 – mức thấp nhất tính từ tháng 1/2016. Mức dưới 50 cho thấy sự suy giảm. Chỉ số Markit PMI của tháng 8/2019 ở mức 50,3, cao hơn tính toán 49,9 thế nhưng vẫn ở mức thấp nhất tính từ tháng 9/2009.
Số liệu ISM của ngành sản xuất yếu hơn kỳ vọng của giới chuyên gia, theo nhận xét của chuyên gia kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, ông Jim O’Sullivan. Dù mức sụt giảm trên không đủ để phát đi tín hiệu về sự suy giảm kinh tế, báo cáo không khỏi khiến nhiều người dự báo về khả năng của một sự suy yếu đang đến.
Video đang HOT
Thông tin mới nhất khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng rằng chiến tranh thương mại tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây sức ép lên các công ty sản xuất trên khắp toàn cầu trong bối cảnh họ phải ứng phó với việc rào cản thương mại ngày một nhiều lên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh mới đây đã nộp đơn phàn nàn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp thuế quan từ Mỹ, các biện pháp có hiệu lực trong cuối tuần qua. Trong ngày thứ Hai, Bloomberg News đưa tin rằng hai bên đang chật vật đối thoại về việc nội dung nào sẽ được đưa vào đàm phán thương mại.
TRUNG MẾN
Theo Trí Thức Trẻ
Mỹ-Trung áp thuế mới, chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên 2/9 sau khi Mỹ và Trung Quốc cùng kích hoạt thuế quan bổ sung lên hàng hóa nhập khẩu của nhau.
Ảnh minh họa (Nguồn: CNBC)
Sắc xanh phủ rộng chứng khoán Trung Quốc đại lục ở đầu phiên khi chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Shenzhen lần lượt tăng điểm 0,45% và 0,853%.
Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,55% do giới đầu tư đang dè dặt và theo sát tình hình biểu tình tại Hong Kong.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 và Topix đều giảm điểm, lần lượt ở mức 0,26% và 0,31%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc sụt giảm 0,11%. Chứng khoán Australia cũng nhuốm đỏ với chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,12%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,22%.
Hôm qua 1/9, chính quyền Washington chính thức áp thuế 15% lên 112 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, chủ yếu nhắm vào các mặt hàng tiêu dùng như giày dép, đồng hồ thông minh và TV màn hình phẳng. Đáp lại, Bắc Kinh cũng kích hoạt áp thuế đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ và lần đầu tiên đưa dầu thô Mỹ vào danh sách chịu thuế.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ vẫn diễn ra trong tháng 9 theo kế hoạch. Tuy nhiên, hy vọng về một "lối đi" cuộc chiến thương mại này là không nhiều, giới phân tích nhận định.
Richard Harris, Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Port Shelter Investment Management cho rằng Bắc Kinh và Washington khó mà giải quyết mọi chuyện một cách đột phá trong đàm phán thương mại sắp tới.
Kết quả cuộc khảo sát tư nhân mới đây cho thấy hoạt động sản xuất chế tạo của Trung Quốc đã tăng trưởng bất ngờ vào tháng 8.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit trong tháng 8 của Trung Quốc đạt 50,4 điểm, cao hơn mức 49,8 mà các nhà kinh tế đã dự báo với Reuters. Chỉ số PMI vượt mốc 50 điểm cho thấy nhiều tín hiệu về tăng trưởng trong hoạt động sản xuất chết tạo.
Tuy nhiên, dữ liệu chính thức được công bố cuối tuần qua lại cho thấy điều ngược lại. Theo đó, hoạt động sản xuất chế tạo của Trung Quốc đã bị thu hẹp trong tháng 8, đánh dấu tháng sụt giảm thứ tư liên tiếp.
Trung Quốc ngày 1/9 công bố nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển một số ngành như cơ sở hạ tầng, công nghệ cao và chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mức 97,8 vào tuần trước lên mức 98,813.
Thương chiến Mỹ - Trung "tăng nhiệt" với những động thái áp thuế bổ sung của hai bên đã giúp đồng yên Nhật hưởng lợi.
Nhà đầu tư lo ngại rủi ro của thương chiến và tìm đến các tài sản an toàn. Giao dịch vàng bằng đồng yên có xu hướng tăng lên trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế. Giá vàng hôm nay 2/9 tăng mạnh nhất trong gần một tuần qua nhờ nhà đầu tư có tâm lý dồn vốn vào các giao dịch ít rủi ro.
Đồng yên nhích giá 0,1% so với USD lên mức 106,15 JPY "ăn" 1 USD, tăng 0,2% so với đô la Australia lên mức 71,43 và tăng khoảng 0,2% so với New Zealand lên mức 66,88.
Đồng nhân dân tệ tại thị trường Trung Quốc đại lục giao dịch ở mức 7,1611 CNY đổi 1 USD, trượt giá so với mức 7,1580 CNY/USD phiên trước đó.
Tại thị trường hải ngoại, đồng nhân dân tệ ban đầu trượt giá so với USD nhưng sớm tăng giá trở lại và đạt mức 7,1686 CNY/USD, giảm khoảng 0,1%.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay sụt giảm. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn trượt 0,61% xuống còn 58,89 USD/thùng, còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,25% còn 54,96 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Lo chiến tranh thương mại, giới trung lưu TQ mua vàng, đổi tiền South China Morning Post nhận định điều có thể gây ra sự sụt giảm mạnh hơn nữa trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Những lo ngại này cũng có thể giúp đẩy mạnh nỗ lực của tầng lớp trung lưu và thượng lưu để bảo vệ tài sản của họ bằng cách mua vàng hoặc ngoại tệ và chuyển tài sản ra...