Chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng mạnh
Chứng khoán Mỹ đã đảo chiều tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/3 khi nhà đầu tư cân nhắc triển vọng kích thích tài chính để kiềm chế đà suy giảm tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch COVID-19.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ, ngày 5/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 1.167,14 điểm (tương đương 4,9%) lên 25.018 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,9% lên 2.882,23 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 26/12/2018. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 4,9% lên 8.347,40 điểm. Các cổ phiếu của Facebook, Amazon, Apple, Neflix và Alphabet đều tăng hơn 4,8%.
Trước đó, thị trường chứng khoán Phố Wall đã chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm hơn 7% chỉ vài phút sau khi mở cửa ngày 9/3, trong đó chỉ số Dow Jones giảm hơn 2.000 điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/3 cho biết ông sẽ đề xuất với Quốc hội biện pháp giảm thuế thu nhập và các biện pháp “rất quan trọng” khác nhằm bù đắp tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với kinh tế. Tại một cuộc họp ở Nhà Trắng với giới chức y tế, ông Trump cũng cho biết chính phủ Mỹ dự định sẽ giúp các hãng hàng không và du lịch tàu biển.
Video đang HOT
Cùng ngày, giá dầu thế giới đã hồi phục phần nào sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tại thị trường New York (Mỹ) tăng 3,23 USD (tương đương 10,38%) lên 34,36 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tại thị trường London tăng 2,86 USD (8,32%), chốt phiên ở mức 37,22 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank Research, giá dầu đã tăng trở lại sau khi giảm hơn 30% kể từ chiều 6/3 với các tác động hỗ trợ đến từ sự hồi phục của các thị trường chứng khoán. Tuy vậy, ông Fritsch cho rằng giá dầu chưa thể sớm lấy lại đà phục hồi liên tục khi nhu cầu dầu vẫn chịu sức ép do dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng.
Giá dầu đã giảm khoảng 24% trong ngày 9/3, mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ năm 1991 trước những quan ngại về khả năng xảy ra “cuộc chiến giá dầu”. Trước đó, Saudi Arabia – quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – cuối tuần qua thông báo giảm mạnh giá dầu xuất khẩu giao tháng 4/2020 của nước này và sẵn sàng tăng sản lượng lên hơn 10 triệu thùng/ngày.
Động thái trên diễn ra sau khi OPEC và các đối tác liên minh do Nga dẫn đầu không đạt được nhất trí về việc cắt giảm thêm sản lượng “vàng đen” tại cuộc họp cuối tuần qua.
Phương Hoa
(Theo TTXVN)
Giá dầu thô thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng
Trong phiên giao dịch ngày 27/1, giá dầu thô thế giới giao kỳ hạn giảm 2% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua.
Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua . Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trong phiên giao dịch ngày 27/1, giá dầu thô thế giới giao kỳ hạn giảm 2% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua khi số ca tử vong do dịch viêm phổi cấp do virus corona mới tại Trung Quốc gia tăng, qua đó làm giảm nhu cầu đi lại và triển vọng nhu cầu năng lượng tăng chậm lại.
Cụ thể, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,37 USD (2,3%) xuống 59,32 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 21/10/2019.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,05 USD (1,9%) xuống 53,14 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 2/10/2019.
Các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu, mà giá dầu có xu hướng biến động theo, cũng giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng bởi dịch viêm phổi cấp do virus corona mới tại Trung Quốc.
Trong khi đó, nhu cầu tăng vọt đối với các loại tài sản an toàn, như đồng yen Nhật Bản và trái phiếu kho bạc.
Theo thông tin mới nhất, số ca tử vong do virus corona đã tăng lên 106 người tại Trung Quốc và Bắc Kinh kéo dài thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên đán đến ngày 2/2, nhằm hạn chế sự đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới.
Một báo cáo mới đây của RBC Capital Markets cho rằng số lượng thành phố ở Trung Quốc "đóng cửa" cùng với số lượng chuyến bay bị hủy gia tăng là mối đe dọa tại một trong những khu vực tăng trưởng ổn định nhất về nhu cầu dầu mỏ.
Nhiên liệu máy bay chiếm khoảng 15% tăng trưởng nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, RBC lưu ý lo ngại nhu cầu năng lượng giảm hiện chỉ giới hạn tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 27/1 cố gắng giảm bớt tác động xấu từ dịch viêm phổi cấp do virus corona, khi Riyadh cho biết OPEC sẽ có phản ứng với bất kỳ sự thay đổi nào về nhu cầu năng lượng.
OPEC và các đồng minh, gồm có Nga (được gọi OPEC ), đã cắt giảm nguồn cung để hỗ trợ giá dầu mỏ trong gần 3 năm qua, đã nhất trí từ ngày 1/1/2020 cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày, nâng tổng mức cắt giảm lên 1,7 triệu thùng/ngày cho tới tháng 3/2020.
Giá dầu Brent đã giảm gần 20% kể từ khi tăng vọt lên trên 70 USD/thùng sau khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran hồi đầu tháng này./.
Q.Chung (Theo Reuters)
Giá dầu thế giới đi lên phiên 24/10 Giá dầu thế giới nới rộng đà tăng trong phiên 24/10, với giá dầu Brent Biển Bắc vượt mức 61 USD/thùng. Mối lo ngại của thị trường về triển vọng nhu cầu đã phần nào dịu bớt khi dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh cân nhắc...