Chứng khoán loay hoay ‘thoát’ phụ thuộc vốn ngân hàng
Người ta vẫn ví trong chiếc bình thông đáy thì vốn chứng khoán – ngân hàng – bất động sản vẫn luôn chảy thông đồng. Tuy nhiên, thị trường vốn ở Việt Nam nhiều năm nay phụ thuộc vào nguồn tín dụng ở hệ thống ngân hàng. Bởi theo thống kê, hiện tổng tín dụng được cấp qua kênh ngân hàng xấp xỉ 7,5 triệu tỷ đồng, tương đương với 130% GDP trong khi quy mô TTCK hiện tại chỉ ở mức 3 triệu tỷ.
TTCK: nơi NĐT kiếm tiền rút nhanh
Chia sẻ tại hội nghị ngành chứng khoán năm 2019, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán SSI ông Nguyễn Duy Hưng bày tỏ làm sao xây dựng các thể chế giúp TTCK có thể “cạnh tranh” với ngân hàng. Cụ thể là: cân bằng giữa thị trường vốn và tiền tệ, để TTCK trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn.
Để làm được điều đó, theo ông Hưng, TTCK phải được các nhà đầu tư quan tâm. “Trên thị trường tài chính, tiền không sinh ra tiền mà tiền nằm trong tài khoản các nhà đầu tư. Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài, họ cũng sử dụng tiền nhàn rỗi, tiết kiệm của nước họ mang đến đầu tư. Nếu muốn TTCK phát triển song song với ngân hàng thì cần phải xây dựng thể chế để cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng, chứ nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì không thể phát triển”, ông Hưng khẳng định.
Cụ thể hơn, theo chủ tịch SSI, dù quy mô TTCK hiện tại ở mức 3 triệu tỷ đồng nhưng con số này là vốn hoá thị trường, còn phần tài sản thật thấp hơn rất nhiều. Toàn bộ trái phiếu doanh nghiệp hiện khoảng 100.000 tỷ đồng và chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp. Những đối tượng giữ trái phiếu doanh nghiệp lại là ngân hàng. Tại sao lại như thế? “Chúng ta thấy là TTCK vẫn là nơi nhà đầu tư mua vào, rút ra nhanh để kiếm tiền, chưa tạo được niềm tin giúp nhà đầu tư thấy rằng TTCK là nơi đầu tư, giữ tiền, tài sản. Đồng thời các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa đồng hành cùng nhà đầu tư, coi họ là chủ thực sự mà chỉ coi nhà đầu tư là nơi hút tiền để làm việc của doanh nghiệp”, ông Hưng nói.
Đồng thời nêu ví dụ: không ít các thương vụ xảy ra khi đi huy động vốn ở nước ngoài, một số nhà đầu tư phản ánh việc doanh nghiệp sau khi huy động vốn xong không đồng hành cùng nhà đầu tư, coi nhà đầu tư “là máy ATM, thích rút tiền lúc nào thì rút”, ông Hưng lưu ý. Ông Hưng cho rằng, vấn đề của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam là nhỏ lẻ, không hiểu nhiều về TTCK. Vì vậy, cần phải hướng dòng tiền của họ đến các quỹ đầu tư chỉ số trung gian.
Còn ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho biết, ở các thị trường phát triển, tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức tham gia chiếm 50-70%, còn lại là các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, Việt Nam có tình trạng ngược lại. TTCK thiếu các tổ chức, doanh nghiệp tham gia và bị ảnh hưởng bởi quyết định của nhà đầu tư cá nhân, đồng thời cũng gây khó khăn cho các nhà đầu tư này, khiến thị trường thiếu ổn định.
Trái phiếu: sẽ “gánh đỡ” vốn vay NH
Video đang HOT
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành chứng khoán năm 2019, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết: năm 2018, quy mô vốn hóa của TTCK tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt 2,17 triệu tài khoản, tăng 12,8% so với cuối năm 2017 (trong đó tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 24,4%)…
“Tính đến cuối năm 2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, tương đương với 72% GDP năm 2018, đã vượt trước 2 năm chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020. Đặc biệt, dòng vốn gián tiếp của NĐTNN vẫn tiếp tục vào ròng trên TTCK Việt Nam. Tính chung cả năm 2018, họ đã mua ròng khoảng 43.900 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu chứng chỉ quỹ”, ông Sơn nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị ngành chứng khoán, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng dẫn chứng: hiện nay, tổng tín dụng được cấp qua kênh ngân hàng khoảng 7,5 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP. Điều đó cho thấy, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp dựa rất lớn vào hệ thống ngân hàng, trong khi bản chất ngân hàng là nơi cung cấp vốn ngắn hạn nên đã tạo áp lực rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong cung ứng vốn dài hạn, cân đối vốn và xử lý nguồn vốn trong làm thế nào để tránh được rủi ro kỳ hạn. “Vì thế, trong thị trường vốn, rất cần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp”, bà Hồng khẳng định.
Cũng theo bà Hồng, hệ thống các tổ chức tín dụng nắm hơn 50% trái phiếu chính phủ, dù điều này có điểm thuận lợi nhưng cũng có khó khăn và cần tiếp tục đa dạng hóa nhà đầu tư vì điều đó sẽ giúp cho tổ chức tín dụng thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ ngắn hạn trên thị trường như chuẩn mực quốc tế. Ví dụ như, nếu lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ thì trái phiếu chính phủ do tổ chức tín dụng nắm giữ sẽ khó chuyển đổi.
Năm 2019, NHNN và thành viên thị trường sẽ tiếp tục phối hợp, trao đổi thông tin về kế hoạch, thời điểm, kỳ hạn, lãi suất phát hành trong công tác phát hành trái phiếu và điều hành chính sách tiền tệ; phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu trong mối liên kết với thị trường tiền tệ.
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Năm hứa hẹn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thông thường, khi cần huy động vốn, doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc vay ngân hàng hoặc phát hành tăng vốn đối với những doanh nghiệp đại chúng. Tuy nhiên, còn một kênh huy động vốn nữa là phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bản chất đây cũng là 1 hình thức cấp tín dụng nhưng linh hoạt và giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn huy động hơn.
Gỡ nút thắt
Thông thường, khi cần huy động vốn, doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc vay ngân hàng hoặc phát hành tăng vốn đối với những doanh nghiệp đại chúng. Tuy nhiên, còn một kênh huy động vốn nữa là phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bản chất đây cũng là 1 hình thức cấp tín dụng nhưng linh hoạt và giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn huy động hơn.
Sở dĩ nhiều doanh nghiệp chưa sử dụng phương thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu bởi vì: không hiểu về cách làm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá sơ khai, mới vẻ và còn nhiều ràng buộc về mặt hồ sơ, pháp lý.
Để gỡ nút thắt cho kênh trái phiếu doanh nghiệp và kích hoạt thị trường này, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2019 thay thế cho nghị định 90/2011/NĐ-CP. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hứa hẹn sẽ sôi động hơn, không chỉ doanh nghiệp được nới lỏng điều kiện để phát hành trái phiếu, mà nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội đầu tư mới trên thị trường chứng khoán.
Đồ thị tỷ trọng trái phiếu so với GDP các nước. Nguồn: Asianbondonline.adb.org.
Theo Asianbondsonline.adb.org, tỷ trọng thị trường trái phiếu so với GDP của Nhật Bản đang dẫn đầu (211% GDP), tiếp sau là Malaysia (97,7%), Singapore (85,53%), Thái Lan (75,23%) trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm 22,98%.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nhiều điêm nhấn trọng tâm.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Các bộ ban ngành tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.
Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn huy động vốn trung và dài hạn qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp; khuyến khích đa dạng hóa các loại hình trái phiếu doanh nghiệp khi thị trường phát triển ở trình độ cao hơn, như giấy tờ có giá có lãi suất thả nổi, chương trình phát hành trái phiếu trung - dài hạn, chứng khoán hóa trên cơ sở các khoản vay mua nhà hoặc các tài sản đảm bảo.
Như vậy, dư địa tăng trưởng của thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp và các công cụ đầu tư cho nhà đầu tư là tương đối lớn trong các năm tiếp theo.
Động lực tăng trưởng từ phía cầu
Theo báo cáo Global Investment Oulook 2019 của Blackrock Investment Institute, tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ chững lại khi nền kinh tế Mỹ bước vào pha cuối của chu kỳ kinh tế.
Cơ hội đầu tư đối với các tài sản tài chính sẽ co hẹp lại, thay vào đó, nhà đầu tư có xu hướng phân bổ tài sản vào những tài sản tài chính ít rủi ro hơn như trái phiếu, các tài sản tài chính có thu nhập cố định hơn thay vì đầu tư trên thị trường cổ phiếu.
Thực tế cho thấy, xu hướng nhà đầu tư cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay vì đầu cơ lướt sóng cổ phiếu đang được ưa chuộng hơn trong vòng 2 năm trở lại đây. Trước đây, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ thì hiện nay, nhà đầu tư cá nhân với số vốn không cần quá lớn cũng có thể đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Danh mục trái phiếu. Nguồn: TCBS.
Ví dụ điển hình là khách hàng của công ty chứng khoán TCBS có thể đặt lệnh mua/bán trái phiếu thông qua giao diện website của công ty giống như việc giao dịch cổ phiếu. Việc mua buôn-bán lẻ trái phiếu doanh nghiệp và tối ưu hóa quy trình mua bán cũng đang trở thành xu hướng và được các công ty chứng khoán hướng tới và triển khai mạnh tay trong năm 2019.
Như vậy, với việc kích hoạt thị trường trái phiếu bằng nghị định 163/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp có thêm một kênh để huy động vốn, ít bị phụ thuộc vào kênh cổ phiếu và ngân hàng như trước đây, và nhà đầu tư có thêm công cụ đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Theo thegioitiepthi.vn
Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc VietinBank Ngày 5/11 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc tại VietinBank. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trao Quyết định đại diện phần vốn Nhà nước tại VietinBank cho ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT và tặng hoa...