Chứng khoán Liên Việt quyết tâm bán hết 3 triệu cổ phiếu STB
CTCP Chứng khoán Liên Việt, tổ chức có liên quan ông Nguyễn Văn Huynh, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank, mã chứng khoán STB) tiếp tục đăng ký bán hết 3 triệu cổ phiếu STB.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, thời gian dự kiến từ ngày 31/8 đến ngày 29/9/2020. Mục đích thực hiện giao dịch là đầu tư tự doanh.
Trước đó, từ ngày 18/6 đến 17/7/2020, Chứng khoán Liên Việt cũng đã đăng ký bán lượng cổ phiếu STB ở trên nhưng đã không thực hiện được do điều kiện thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 26/8, cổ phiếu STB giảm nhẹ 0,4% xuống mức 11.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt gần 10 triệu đơn vị. Nếu tạm tính với mức thị giá này, Chứng khoán Liên Việt sẽ thu được 33,6 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu STB.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Chứng khoán Liên Việt, bên cạnh lượng cổ phiếu STB năm giữ ở trên, Công ty đang sở hữu các loại chứng khoán niêm yết khác gồm 2,2 triệu cổ phiếu CTCP Thiết bị Bưu điện (mã chứng khoán POT); 5.000 cổ phiếu CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).
Ngoài ra, Công ty còn sở hữu các loại chứng khoán chưa niêm yết gồm 3 triệu cổ phiếu CTCP Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng (Cotec); 288.000 cổ phiếu CTCP Công nghiệp Cao su Coecco và 3.400 trái phiếu Thượng Thanh (Him Lam Land).
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp muốn bán cổ phiếu STB để thu hồi nợ
Một số tổ chức muốn bán lượng lớn cổ phiếu STB của Sacombank để thu hồi nợ xấu, nhưng không dễ tìm được người mua với mức giá kỳ vọng.
Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS) bán bất thành 3 triệu cổ phiếu STB. Theo lý giải của LVS, việc không bán được 3 triệu cổ phiếu STB như đã đăng ký vì điều kiện thị trường chưa phù hợp.
Tháng 6/2020, LVS đăng ký bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu STB đang nắm giữ bằng phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 18/6 - 17/7/2020.
Cách đây hơn 1 năm, LVS thường xuyên mua vào cổ phiếu STB. Thị giá STB bình quân thời điểm đó vào khoảng 11.750 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, thị giá STB trong 1 tháng qua dao động quanh vùng 10.750 - 11.600 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, vào giữa tháng 2/2020, Kienlongbank tiếp tục thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là gần 176,4 triệu cổ phiếu STB trị giá hơn 3.800 tỷ đồng để thu hồi nợ.
Trong thông báo rao bán lần 2 phát đi ngày 17/2/2020, Kienlongbank đã hạ giá khởi điểm chào bán xuống còn 21.600 đồng/cổ phần, thấp hơn so với mức khởi điểm lần đầu 24.000 đồng/cổ phần đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, mức giá này vẫn đang cao hơn so với mức 11.500 đồng giá thị trường cổ phiếu Sacombank đang được giao dịch thời điểm trên.
Đây là số cổ phiếu Sacombank thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại Kienlongbank, nên ngân hàng này muốn rao bán để thu hồi nợ. Mọi cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài đáp ứng đủ quy định đều có thể mua cổ phiếu do Kienlongbank chào bán.
Thế nhưng, thời điểm cuối tháng 2 đầu tháng 3/2020, dịch Covid-19 xảy ra đã khiến kế hoạch trên của Kienlongbank chưa thể thực hiện thành công.
Vì vậy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Kienlongbank trong 6 tháng đầu năm nay gấp 3,2 lần cùng kỳ, ghi nhận 79 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, Kienlongbank tiếp tục kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm muốn mua. Vấn đề còn lại là giá cả, hai bên sẽ thỏa thuận để chốt được ở mức giá nào.
Hiện tại, Kienlongbank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ các khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho ngân hàng thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank nhằm thu hồi nợ. Xử lý xong khoản nợ này sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Kienlongbank.
Không chỉ Kienlongbank, mà Eximbank cũng cho biết, đang tập trung xử lý gần 75 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ.
Trước đó, năm 2019, Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2 lần, nhưng đều bất thành, do đó chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 căn cứ vào phê duyệt của HĐQT tại Nghị quyết 11/2019EIB/NQ-HĐQT ngày 8/1/2019 và Nghị quyết 159/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 11/4/2019.
Theo báo cáo của Ban kiểm soát Eximbank, hầu hết tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của Eximbank đều tuân thủ theo quy định tại Thông tư 19 và Thông tư 16, ngoại trừ hai chỉ tiêu là tỷ lệ cho vay chứng khoán trên tổng nợ và có các khoản tín dụng cấp cho đối tượng hạn chế cấp tín dụng.
Theo báo cáo, tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán trên tổng dư nợ của Eximbank tại thời điểm 31/12/2019 là 6,04%, cao hơn so với mức quy định tối đa theo Thông tư 36 là 5%, chủ yếu là 7 khách hàng quá hạn thế chấp cổ phiếu STB vay mua cổ phiếu EIB, với tổng dư nợ là 746 tỷ đồng.
Ngày 2/10/2019, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn chấp thuận cho Eximbank được xử lý tài sản đảm bảo là hơn 74,9 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ vay theo quy định. Do đó, HĐQT Eximbank cho biết, năm 2020, Ngân hàng sẽ tập trung xử lý khoản nợ này.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa được công bố, lợi nhuận trước thuế quý II/2020 của Sacombank đạt 440 tỷ đồng, tăng 10,13% so với cùng kỳ. Nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 1.428 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Sacombank đạt 481.898 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 5% đạt 310.695 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 6,33% đạt 426.236 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank là 6.682 tỷ đồng, tăng gần 950 tỷ đồng so với đầu năm (tức tăng gân 17%). Trong đó, nợ nhóm 3 tăng mạnh 185% lên 851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%.
Sóng ngắn tin đồn Vingroup thâu tóm ITA và mua cổ phiếu STB, Savico thâu tóm HBC, Masan mua TDH để nắm quyền khai thác chợ đầu mối, HPG mua mảng chăn nuôi của Dabaco... Thị trường gần đây nháo nhào với hàng loạt tin "vỉa hè" (chưa được kiểm chứng), nhiều nhà đầu tư giao dịch trong ngờ vực nhưng vẫn quyết đặt lệnh với tâm...