Chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư “choáng”
Thị trường chứng khoán lao dốc, chỉ số VN-Index lùi về mức thấp nhất trong 2 năm qua, hàng loạt mã giảm sàn… khi tâm lý nhà đầu tư bi quan, dòng tiền rất yếu
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3-10, chỉ số VN-Index giảm tới 45,67 điểm (-4,03%) xuống 1.086,44 điểm; toàn sàn giao dịch có 449 mã giảm, trong đó có đến 147 mã giảm sàn; HNX-Index giảm 12,08 điểm (-4,83%) xuống 238,17 điểm, có 44 mã giảm sàn; UPCoM-Index cũng giảm 2,2 điểm (-2,59%) xuống 82,76 điểm. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng: “Thị trường chứng khoán toàn thế giới giai đoạn này xấu và Việt Nam không ngoại lệ, tâm lý nhà đầu tư tiêu cực và liên tục bán tháo”.
Cổ phiếu giảm sàn, không có nhà đầu tư “bắt đáy”
Dù là phiên giao dịch đầu tuần nhưng thị trường phản ánh tiêu cực ngay khi mở cửa. Sắc đỏ ngập tràn nhưng không đến mức hoảng loạn. Đóng cửa phiên sáng, VN-Index chỉ giảm gần 27 điểm. Thế nhưng, sang phiên chiều, tình hình xấu đi khi một số thông tin bất lợi từ kinh tế thế giới tiếp tục khiến nhà đầu tư bất an. Chỉ số VN-Index trong phiên có lúc giảm lùi về chỉ còn 1.079,86 điểm. Thanh khoản sụt giảm mạnh gần 25% so với phiên trước, với giá trị chỉ 11.580 tỉ đồng.
Không chỉ khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 500 tỉ đồng tại HoSE ở phiên này mà tự doanh của các công ty chứng khoán cũng bán tháo, khi mua vào chỉ 233,7 tỉ đồng nhưng bán ra tới 686,2 tỉ đồng.
Gần cuối phiên giao dịch, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi trở lại nhưng xu hướng bán tháo tiếp tục diễn ra đẩy chỉ số VN-Index trượt khỏi vùng 1.100 điểm, về mức thấp nhất từ cuối năm 2020 đến nay.
Chị Bảo Trân (ngụ TP HCM) cho biết chị mới tham gia thị trường chứng khoán khoảng 2 năm nay nhưng đã chứng kiến đợt sụt giảm của VN-Index từ vùng đỉnh 1.530 điểm xuống mức hiện tại dưới cả nhiều dự báo là 1.100 điểm. “Nhiều cổ phiếu trong danh mục của tôi đang lỗ 50%-60%, trong đó có cả những cổ phiếu của doanh nghiệp cơ bản, kết quả kinh doanh rất tốt” – chị Bảo Trân băn khoăn.
Đáng chú ý, dù thanh khoản trên thị trường cơ sở giảm sâu nhưng thị trường chứng khoán phái sinh lại tăng đột biến với giá trị giao dịch đến 40.000 tỉ đồng. Mức tăng cao nhất trong vòng 3 tháng qua.
Một chuyên viên môi giới của Công ty Chứng khoán VPS nhận định: Nguyên nhân chính là do lực cầu trong phiên sáng quá yếu, nhà đầu tư lớn bán ra nhưng vắng người bắt đáy, từ đó đội đánh phái sinh tiếp tục đẩy mạnh vị thế “short” để kiếm lời.
Video đang HOT
“Cùng với đà giảm sâu của những phiên vừa qua đã kéo nhiều tài khoản nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy rơi vào thế bị bắt bán giải chấp cổ phiếu (force sell) để bảo đảm tài khoản an toàn. Từ đó hiện tượng bán tháo cổ phiếu gia tăng. Chỉ tính riêng phiên ngày 3-10, có tổng cộng gần 375.000 hợp đồng được giao dịch, con số khá cao trong nhiều tháng qua” – chuyên viên môi giới này lập luận.
Chứng khoán tiếp tục lùi sâu về dưới vùng 1.100 điểm, mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Ảnh: TẤN THẠNH
Vẫn còn nhiều rủi ro
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS), đánh giá thị trường chứng khoán giai đoạn này đã được dự báo là tiêu cực. Nhưng với nhiều yếu tố lo lắng cho một chu kỳ giảm sâu xuất phát từ những điều tương tự của thị trường chứng khoán vào năm 2007 tiếp tục khiến nhà đầu tư bán tháo.
“Việc chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm sâu, kèm theo đó là thông tin một ngân hàng tầm cỡ quốc tế có thể có nguy cơ bị giống như Lehman Brothers trước đây, càng khiến tâm lý tiêu cực bao trùm. Nhà đầu tư bán cổ phiếu bất chấp mã tốt hay xấu với trạng thái cào bằng làm cho hàng loạt mã chứng khoán giảm kịch sàn” – ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Trước đó, ngân hàng tầm cỡ quốc tế này đã lên tiếng trấn an tâm lý khách hàng, đối tác lớn khi giá cổ phiếu giảm mạnh 55% từ đầu năm. Ngân hàng này thông tin đang rà soát chiến lược đầu tư, trong đó bao gồm cả việc rút vốn hoặc bán tài sản trên thị trường quốc tế.
Dưới góc nhìn khác, tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng hiện các kênh dẫn tiền đến chứng khoán đều bị “tắc” kèm tâm lý lo sợ khủng hoảng tài chính toàn cầu tái hiện nên nhà đầu tư bán tháo. Với thực trạng này, thị trường có thể sẽ lùi về 1.000 điểm và xoay quanh mốc này một thời gian chờ lực cầu trở lại.
Cùng quan điểm, ông Huỳnh Minh Tuấn, sáng lập Công ty Tư vấn và Quản lý tài sản FIDT, phân tích thị trường hiện tại cho thấy mức rủi ro vẫn còn cao. Tình hình thế giới chưa có nhiều điểm sáng, lạm phát ở mức cao, quan điểm của các ngân hàng trung ương là tiếp tục kế hoạch nâng lãi suất. Những thông tin về lạm phát chưa hạ nhiệt và việc nâng lãi suất trên phạm vi toàn cầu còn tiếp diễn đang phản ánh tiêu cực lên các lớp tài sản cổ phiếu và trái phiếu.
“Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng trên thế giới nhưng áp lực lên tỉ giá, lãi suất và lạm phát là rất lớn. Với những giai đoạn rủi ro và lợi nhuận tương lai của các doanh nghiệp khó dự báo, thị trường hoàn toàn có thể giảm thêm vì chưa rõ VN-Index đã có thể tạo đáy. Tuy nhiên, với triển vọng kinh tế Việt Nam sáng trong trung hạn và định giá ở mức tương đối rẻ là cơ hội giải ngân dần vào các vị thế đầu tư trung, dài hạn” – ông Huỳnh Minh Tuấn nói.
'Tội đồ' nào khiến VN-Index thủng đáy?
Nhịp giảm quyết định chiều nay 29/9 đã đẩy VN-Index rơi xuyên qua đáy tháng 7/2022, vốn được xem là "thành trì" của xu hướng điều chỉnh hiện tại.
Đó là một tín hiệu kỹ thuật đáng sợ, áp lực bán đã tăng vọt, duy trì liên tục và chỉ số kết phiên ở mức thấp nhất ngày, bốc hơi 17,55 điểm tương đương 1,53%...
VN-Index xuất hiện nhịp giảm quyết định xuyên thủng ngưỡng đáy tâm lý trong phiên chiều nay.
Nhịp giảm quyết định chiều nay đã đẩy VN-Index rơi xuyên qua đáy tháng 7/2022, vốn được xem là "thành trì" của xu hướng điều chỉnh hiện tại. Đó là một tín hiệu kỹ thuật đáng sợ, áp lực bán đã tăng vọt, duy trì liên tục và chỉ số kết phiên ở mức thấp nhất ngày, bốc hơi 17,55 điểm tương đương 1,53%.
VIC giảm chung cuộc 5,04% so với tham chiếu, khiến VN-Index mất 2,9 điểm bị cho là tội đồ. Tuy nhiên nếu nhìn riêng chiều nay, VIC lại chỉ là một tác nhân rất nhỏ, vì buổi sáng đã giảm sẵn 4,17%, nghĩa là phiên chiều chỉ giảm thêm khoảng 0,9% nữa mà thôi.
Tội đồ thật sự là cả dàn blue-chips, với nhiều cổ phiếu lớn không kém gì VIC. Phiên sáng các mã này vẫn giữ giá khá tốt, là phần bù đắp hiệu quả cho mức giảm của VIC, duy trì các chỉ số còn xanh nhẹ. Chiều nay nhóm này hạ độ cao rồi lao dốc giảm cả loạt, khiến VIC vừa phát huy hết ảnh hưởng, vừa tạo thêm gánh nặng cho chỉ số.
Tính riêng phiên chiều, loạt mã lớn giảm chóng mặt có thể kể tới là CTG giảm 3,62% so với giá cuối phiên sáng, chốt phiên giảm 3% dưới tham chiếu; VPB giảm 3,74% so với phiên sáng, đóng cửa giảm 2,7% so với tham chiếu; GVR riêng chiều giảm 6,7%, đóng cửa giảm 5,86%; MSN giảm 3,85%, chốt phiên giảm tổng cộng 2,06%; VCB giảm 1,46%, đóng cửa giảm 1,33%...
Đó chỉ là một vài cổ phiếu vốn hóa lớn hạ độ cao chóng mặt chiều nay. Còn hàng chục mã khác cũng rớt giá, khiến độ rộng của rổ VN30 từ chỗ có 1 mã giảm/27 mã tăng cuối phiên sáng thì kết ngày chỉ còn 6 mã tăng/20 mã giảm. Điều đó đồng nghĩa với hàng chục cổ phiếu đang từ tăng chuyển sang giảm. Thậm chí ngay cả GAS, dù đóng cửa vẫn trên tham chiếu 0,96% nhưng nếu tính riêng phiên chiều thì lại giảm tới 2,5%, góp phần đáng kể đẩy VN-Index thủng đáy.
VN-Index xuyên thủng đáy tháng 7/2022 ngay từ khoảng 1h30, nhưng sau đó có vài nhịp giằng co quanh ngưỡng này. Chỉ trong 15 phút cuối cùng đà giảm mới mang tính quyết định và không cưỡng lại được, kết hợp thêm đợt ATC cả loạt cổ phiếu trụ rớt sâu thêm, khiến chỉ số chính thức phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý. Cổ phiếu gây ảnh hưởng nhất ở 15 phút này là VCB khi giá từ mức 75.000 đồng lao xuống 74.000 đồng, tương đương giảm 1,33% trong thời gian cực ngắn.
Tín hiệu tháo chạy là khá rõ nét chiều nay đến từ độ rộng: Cuối phiên sáng VN-Index vẫn có 266 mã tăng/160 mã giảm. Chỉ 30 phút đầu tiên của phiên chiều, độ rộng đảo ngược với số giảm áp đảo 285 mã và 146 mã tăng. Suốt thời gian còn lại phía giảm vẫn áp đảo và chốt ngày còn 118 mã tăng/347 mã giảm
Xếp theo giá trị khớp lệnh cho thấy rất nhiều cổ phiếu chịu sức ép lớn, thậm chí giá giảm tới mức sàn.
VN-Index cuối ngày cũng ghi nhận tới 29 cổ phiếu giảm sàn trong khi buổi sáng chỉ có 2 mã. Tổng số cổ phiếu giảm vượt 2% chiều nay là 124 mã trong khi buổi sáng là 23 mã. Nói chung mặt bằng giá đã hạ xuống rất nhiều trong buổi chiều, thể hiện biên độ dao động gia tăng. Cùng với đó mức thanh khoản buổi chiều ở HoSE đã tăng 50% so với phiên sáng, đạt 5.498 tỷ đồng cả cả hai sàn tăng 50%, đạt 6.073 tỷ đồng.
Khối ngoại có tăng áp lực bán nhưng không phải là yếu tố chính. Tính riêng phiên chiều, khối này xả 562,8 tỷ đồng giá trị cổ phiếu trong khi mua vào 552,7 tỷ đồng. Chênh lệch cung cầu của riêng khối ngoại như vậy là rất nhỏ. Thậm chí tổng mức bán ra tính cho cả phiên tại HoSE cũng chỉ chiếm 7,8% giao dịch của sàn này. Mức bán ròng khoảng 158,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, áp lực bán của khối ngoại không xuất hiện nhiều ở các cổ phiếu tác động lớn lên chỉ số. STB bị xả nhiều nhất với -52,7 tỷ, KDH -49,2 tỷ và HPG -45,7 tỷ. Trong khi đó VIC, VCB, GVR, BCM, CTG, MSN, VPB hầu như vắng bóng giao dịch khối ngoại.
Trong nhóm cổ phiếu giảm sàn hôm nay, rất nhiều mã hứng chịu lực xả mạnh, thể hiện là thanh khoản rất cao. Ví dụ DCM giao dịch tới 220,5 tỷ đồng, DXG giao dịch 224,6 tỷ, DGC giao dịch 296 tỷ, VCG giao dịch 287,4 tỷ, LCG giao dịch 102,5 tỷ... Các mã như VCI, HBC, HCM, DPM, HAH... cũng giao dịch hàng trăm tỷ đồng và giá giảm 4%-6%.
Việc VN-Index thủng đáy tháng 7/2022 là một tín hiệu xấu về mặt kỹ thuật, vì khi ngưỡng hỗ trợ được củng cố tới 2 lần trong 2 tháng và khởi động được một nhịp tăng kỹ thuật tháng 7, tháng 8 bị xuyên thủng, nghĩa là sức ép đang rất lớn.
Gần 700 mã giảm, VN-Index mất hơn 22 điểm Hàng loạt nhóm ngành lao dốc khiến chỉ số VN-Index tiếp tục giảm gần 23 điểm trong phiên giao dịch ngày 28/9. Sau phiên giảm điểm buổi sáng, áp lực bán tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong phiên giao dịch chiều nay (28/9). Hàng loạt cổ phiếu trụ cột như MSN, BVH, VHM, SAB...chìm trong sắc đỏ. Đáng chú ý, nhiều mã...