Chứng khoán Kỹ thương hoàn tất bảo lãnh phát hành 1.045 tỷ đồng, nâng gấp đôi hạn mức đầu tư trái phiếu Vinfast
Công ty chứng khoán này vừa tăng hạn mức đầu tư của TCBS đối với Vinfast trong nghiệp vụ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, từ 950 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) là đơn vị bảo lãnh phát hành ở 7 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ tháng 11/2019 của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast vừa qua, với tổng giá trị phát hành đạt 1.045 tỷ đồng.
Trái phiếu do Vinfast phát hành là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản và bảo lãnh thanh toán. Lãi suất sẽ được chi trả 3 tháng/lần, trong đó áp dụng mức cố định 10%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Tương đương, số tiền lãi cần chi trả trong năm đầu là 104,5 tỷ đồng. Sau một năm, lãi suất sẽ thả nổi và được tính bằng trung bình cộng mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 4%/năm.
Trái chủ trong cả 7 đợt phát hành nói trên đều là nhà đầu tư tổ chức. Trái phiếu Vinfast được bảo lãnh thanh toán bởi Tập đoàn Vingroup.
Theo hình thức bảo lãnh phát hành, TCBS đứng ra cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng
Mới đây, TCBS đã lấy ý kiến cổ đông phê duyệt hạn mức rủi ro đối tác và tăng hạn mức đầu tư của TCBS đối với Vinfast trong nghiệp vụ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Hạn mức cho tất cả các trái phiếu do Vinfast phát hành tăng từ 950 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng theo mệnh giá.
Hạn mức trading và kinh doanh thường xuyên lần lượt là 2.000 tỷ đồng và 500 tỷ đồng, trong khi hạn mức trước đây là 650 tỷ đồng và 300 tỷ đồng. Cổ đông ủy quyền cho HĐQT phê duyệt phương án đầu tư vào trái phiếu Vinfast với điều kiện các giao dịch mua bán từng lần nhỏ hơn 20% giá trị tổng tài sản được ghi nhận trong BCTC gần nhất của công ty.
Cũng trong lần lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản vừa qua, TCBS đã chốt phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 với tỷ lệ cổ tức chi trả là 30%, toàn bộ bằng tiền mặt. Số tiền cổ tức hơn 337 tỷ đồng dự kiến được chi trả trong khoảng thời gian từ quý IV/2019 đến quý II/2020. Hiện cổ đông lớn nhất của TCBS là Techcombank với tỷ lệ gần 89%. Ước tính, ngân hàng này sẽ nhận được 267 tỷ đồng.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Video đang HOT
Đồng cảnh lỗ của bộ 3 doanh nghiệp tên Hoa và dấu hỏi về trách nhiệm công bố thông tin
Đó là Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phượng (Hoa Phượng); Công ty TNHH Bất động sản Anh Đào (Anh Đào); và Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (Lan Việt).
Như VietTimes đã từng phân tích, dù đăng ký trụ sở ở các địa chỉ khác nhau và do các cá nhân khác nhau đứng tên đại diện nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy bộ ba doanh nghiệp tên Hoa trên thuộc chung một "nhà".
Hoa Phượng - Anh Đào và Lan Việt cũng chung tay sáng lập nên một công ty vào tháng 12/2018: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Kinh doanh SSM (SSM).
SSM đăng ký địa chỉ tại ngõ 143, phố Nguyễn Ngọc Vũ (phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội), với vốn điều lệ 1.827 tỷ đồng, do Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt chia đều sở hữu, mỗi bên 33,333%.
Với sự thu xếp của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), ngày 28/12/2018 - trùng giai đoạn ra đời của SSM, Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt cùng hoàn tất các thương vụ phát hành trái phiếu khủng, với quy mô 466 tỷ đồng cho mỗi công ty (tương ứng tổng khối lượng 1.398 tỷ đồng).
Cả 3 lô trái phiếu cùng có thời hạn 2 năm và cùng lưu ký tại TCBS. Nửa đầu năm 2019, mỗi công ty này cùng đã chi ra 22,47 tỷ đồng để trả lãi cho lô trái phiếu mà mình đã phát hành. Điều này cho thấy lãi suất áp dụng cho 3 lô trái phiếu của Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt là tương đồng.
Việc Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt cùng thế chấp toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại SSM tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - Khối khách hàng doanh nghiệp quy mô vừa, chỉ 1 ngày sau thương vụ phát hành trái phiếu cho thấy nhiều khả năng 1.827 tỷ đồng mà ba công ty này đã thu về từ thương vụ sẽ được đầu tư cho một dự án mà SSM đứng tên. Cũng không loại trừ trường hợp SSM và 3 cổ đông sáng lập nên nó (Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt) nằm trong hệ sinh thái của một ông lớn bất động sản có quan hệ gắn bó với Techcombank.
Bản " Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp" mà Anh Đào - Hoa Phượng - Lan Việt gửi tới HNX.
Đồng cảnh lỗ
Cùng trong một ngày 20/8/2019, cả Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt cùng ký văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo về tình hình tài chính doanh nghiệp. " Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp" - đó là cách mà HNX đã gọi về các bản công bố này.
Chưa rõ 3 bản công bố này có được thiết lập bởi cùng một bộ phận hay không nhưng chúng đều có chung một mẫu khi chỉ điểm xuyết 4 chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận sau thuế; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE).
Tại tháng 6/2019, cả ba doanh nghiệp bất động sản này đều đang lỗ. Trong đó, Anh Đào lỗ 28,47 tỷ đồng; Hoa Phượng lỗ 27,54 tỷ đồng; Lan Việt lỗ 21,12 tỷ đồng.
Tạm tính theo 2 chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và hệ số nợ vốn chủ sở hữu, quy mô nợ của Anh Đào, Hoa Phượng và Lan Việt lần lượt sẽ là 647 tỷ đồng, 901 tỷ đồng, 640 tỷ đồng. Có nghĩa, bộ 3 cổ đông sáng lập SSM đều sử dụng đòn bẩy rất lớn. Nhưng chưa rõ họ có tài sản gì hay sự hấp dẫn gì để các trái chủ (vẫn còn bí ẩn) rót cả nghìn tỷ đồng vào họ.
Người viết từng kỳ vọng băn khoăn này sẽ phần nào được giải đáp trong báo cáo tài chính bán niên 2019 mà Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt bắt buộc phải thực hiện công bố, chiểu theo quy định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ.
Dấu hỏi về trách nhiệm công bố thông tin
Tuy nhiên, như đã đề cập phía trên, Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt lại chỉ công bố một báo cáo tối giản mà HNX gọi là "Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp". Tài liệu này không thể nào cho thị trường và các nhà đầu tư một cái nhìn có chất lượng về thực trạng hoạt động và tình hình tài chính của các đơn vị phát hành này.
Cách công bố như vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu công bố thông tin định kỳ quy định tại Điều 24, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP. Và dĩ nhiên, nó càng khiến cho mục tiêu minh bạch hóa, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, đa dạng hóa các thị trường vốn mà Chính phủ hướng đến trong việc ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP càng trở nên xa vời.
Cách công bố thông tin theo kiểu " Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp" chỉ mới xuất hiện gần đây.
Đáng nói, cách công bố của Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt có thể tạo ra một tiền lệ, thậm chí là mở ra một xu hướng "lách" việc chấp hành nghĩa vụ công bố thông tin tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP - vốn đang phát huy rất tốt vai trò kể từ khi ra đời.
Đơn cử, ngay trong ngày 29/10/2019, HNX thực hiện công bố thông tin tài chính của 11 đơn vị phát hành trái phiếu thì cả 11/11 đơn vị đều dùng bản "Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp". Ngoài bộ ba Hoa Phượng - Anh Đào - Lan Việt thì còn có các DN: CTCP Bất động sản NOVA LEXINGTON; Công ty Tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng; Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Tổng hợp An Thịnh; Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thương mại Việt An; CTCP Dịch vụ Newco; CTCP Du lịch Hòn Một; CTCP Du lịch Thiên Minh; CTCP Phát triển du lịch VINASIA.
Rất nhiều DN vẫn thực hiện nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính rất nghiêm túc.
Việc các doanh nghiệp trên cơ bản cùng công bố thông tin tài chính tóm tắt theo một "form" cho thấy có khả năng mẫu này được hướng dẫn bởi các cơ quan quản lý, giám sát. Nhưng chưa rõ các cơ quan này căn cứ vào điều khoản nào, cơ chế pháp lý nào để hướng dẫn cách công bố theo biểu mẫu đó (nếu có).
Nên nhớ cách công bố theo kiểu " Thông tin tài chính tóm tắt của doanh nghiệp" mới chỉ xuất hiện mới đây. Trước đó, các đơn vị phát hành trái phiếu vẫn thực hiện nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính bán niên 2019 rất nghiêm túc.
" Điều 24. Công bố thông tin định kỳ
1. Định kỳ 06 tháng và hàng năm cho đến khi đáo hạn trái phiếu, doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin định kỳ theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu hoặc tổ chức lưu ký để công bố cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu; đồng thời gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch Chứng khoán.
2. Nội dung công bố thông tin định kỳ bao gồm:
a) Báo cáo tài chính 06 tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã được kiểm toán (nếu có); báo cáo tài chính chưa kiểm toán được Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xác nhận các số liệu;
b) Báo cáo sử dụng vốn, tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động đến môi trường đối với trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này; trong đó, báo cáo sử dụng vốn phải có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán;
c) Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
3. Sở Giao dịch Chứng khoán tiếp nhận nội dung công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thực hiện công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và tổng hợp về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp" - Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ./.
Theo Viettimes.vn
Ông chủ khách sạn Saigon Prince huy động hơn 1.100 tỷ đồng trái phiếu Toàn bộ số cổ phiếu trên được phân phối cho nhà đầu tư tổ chức. Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) là đơn vị bảo lãnh phát hành và cũng là đại diện cho các trái chủ. Ảnh minh họa Công ty TNHHH Vinametric đã huy động được 1.140 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ trong nửa đầu tháng...