Chứng khoán hôm nay 23/6:VN-Index rung lắc và mất điểm
Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, các nhóm cổ phiếu tiếp tục bị phân hóa chốt lời mạnh. VN-Index rung lắc và giảm điểm chấm dứt 3 phiên tăng điểm liền trước.
Phiên sáng CTD và FLC “nổi sóng”
Thông tin cổ đông lớn The8th Pte.Ltd cũng đã gửi yêu cầu bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT Coteccons của ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công đã giúp cho cổ phiếu này tiếp tục có phiên tăng trần.
Cùng với đó, thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu mã FLC đã tăng mạnh ngay đầu phiên sáng.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn thận trọng khi giao dịch trên thị trường, khiến cho chỉ số chứng khoán VN-Index chỉ chớm xanh đầu phiên sáng, sau đó quay đầu đi xuống do nhóm cổ phiếu VN30 vẫn bị phân hóa mạnh.
Cụ thể, nhóm VN30 có 18 mã tăng, mã tăng tốt nhất là CTD tăng trần đầu phiên, đóng cửa còn tăng 5,9% lên 71.800 đồng, khớp hơn 1,3 triệu đơn vị; SSI có lúc lên trần, kết phiên còn tăng 6,2% lên 16.150 đồng, khớp 10,72 triệu đơn vị.
Các mã VN30 tăng trên 1% có PNJ tăng 1,9% lên 60.200 đồng/CP; FPT tăng 1,8% lên 47.850 đồng/CP; SBT tăng 1,7% lên 15.050 đồng/CP; các mã tăng dưới 1% là GAS, VCB, VNM, HPG, PLX, …
Gây áp lực mạnh lên chỉ số có VIC giảm 2% xuống 95.000 đồng/CP; Các mã giảm dưới 1% là VHM, VRE, BID, VJC, NVL …
Như đã nói ở trên, nhóm thị trường là FLC tăng kịch trần 6,8% lên 4.090 đồng/CP, khớp lệnh hơn 18,5 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE, còn dư mua giá trần hơn 17,4 triệu đơn vị; người anh em cùng FLC là ROS tăng 2,6% lên 3.170 đồng/CP, khớp 13 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên sàn; AMD tăng 3,5% lên 3.540 đồng/CP, khớp hơn 2,19 triệu đơn vị; HAI tăng 4,2% lên 3.760 đồng, khớp hơn 2,84 triệu đơn vị.
Ngoài ra còn nhiều mã tăng trần, như: EVG, HAR, FCN, PLP, MHC …Ngược lại, TNI và QBS giảm sàn. Còn HQC, ITA, LDG, DBC đóng cửa tại sắc đỏ.
Đóng cửa phiên sáng, sàn HOSE có 204 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index tăng 0,22 điểm tương đương tăng 0,03% lên 871,5 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 233,6 triệu đơn vị, giá trị 3.243,45 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Video đang HOT
Phiên chiều thử thách
Phiên giao dịch chiều nhóm cổ phiếu VN30 vẫn gây áp lực, khiến VN-Index mất điểm.
Bước vào phiên giao dịch chiều nay, chỉ số VN-Index đi ngang tham chiếu, nhưng đến giữa phiên, VN-Index bất ngờ lao mạnh về mốc 864 điểm, khiến cho nhiều nhà đầu tư có phen hoảng hồn.
May mắn là dòng tiền sau đó đã chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu thị trường, còng một số mã vốn hóa lớn như SSI, CTD đã giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm.
Cụ thể, SSI tăng 5,9% lên 16.100 đồng/CP, khớp lệnh đứng thứ 5 trên HOSE với trên 14 triệu đơn vị; CTD vẫn tăng trần 6,9% lên 72.500 đồng/CP, khớp với 2,26 triệu đơn vị và còn dư mua trần; tăng tốt còn có SBT tăng 1,4% lên 15.000 đồng/CP; PNJ tăng 1,2% lên 59.800 đồng/CP; GAS nới biên độ tăng 1,1% lên 73.900 đồng/CP; FPT tăng 1,2% lên 47.550 đồng/CP; ROS tăng 2,6% lên 3.170 đồng/CP. Những mã tăng dưới 1% có MSN, REE, VCB, VNM, VPB, VJC.
Nhóm cổ phiếu thị trường tiếp tục có những mã khới sắc tốt, nhưng cũng có những mã giảm sàn.
Cụ thể, FLC duy trì sắc tím tại mức giá 4.090 đồng/CP, khớp 23,75 triệu đơn vị; sắc tím còn có HAI, AVG, FIT, FCN, HAR … Các mã tăng mạnh và thanh khoản tốt là TCH tăng hơn 5% khớp trên 8,6 triệu đơn vị; cùng khớp trên 8,6 triệu đơn vị HBC tăng hơn 1% lên 12.250 đồng/CP; AMD tăng 6,4% lên 2.500 đồng/CP, khớp gần 6 triệu đơn vị; HAI khớp 6,5 triệu đơn vị.
Ngược lại, HQC vẫn bị chốt lời, giảm 6,4% về 1.910 đồng, khớp cao nhất sàn với hơn 32 triệu đơn vị; ITA giảm gần đến mức sàn mất 6,7% xuống 5.290 đồng/CP, khớp hơn 15 triệu đơn vị; DLG giảm hơn 3,8% khớp 12,57 triệu đơn vị; còn TNI giảm xuống mức sanfv[í 7 phiên liên tục, khớp cao 12,2 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, với 190 mã tăng và 198 mã giảm, VN-Index giảm 3,08điểm tương đương giảm 0,35% xuống 868,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 455,39 triệu đơn vị, giá trị 6.831,06 tỷ đồng, tăng 30% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX cùng bị các mã lớn gây áp lực, khiến cho chỉ số đứng sắc đỏ. Cụ thể, SHB giảm mạnh 2,1% về 14.200 đồng/CP; CEO, TVC, TNG, PVC giảm từ 1-2%; ACB giảm 0,4% về 24.00 đồng/CP. Ngược lại SHS tăng 6,1% lên 13.800 đồng/CP. BVS và MBS cũng tăng tương tự.
Trong đó, thanh khoản cao có SHS khớp hơn 5,1 triệu đơn vị; ART, PVS, ACB, SHB, NVB trên 3 triệu đơn vị.
Mã nhỏ HUT thanh khoản tốt nhất sàn nhưng đứng tham chiếu, khớp 6,5 triệu đơn vị; KLF tăng hơn 4% khớp 5,46 triệu đơn vị; MBG tăng hơn 1,5% khớp trên 6 triệu đơn vị.
Kết phiên, với 90 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,1 điểm tương đương giảm 0,09% xuống 114,63 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 70,48 triệu đơn vị, giá trị 656,11 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với phiên hôm qua.
Thị trường UPCoM cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết. Đóng cửa phiên chiều, với 90 mã tăng và 74 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm tương đương giảm 0,07% xuống 56,64 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 23,1 triệu đơn vị, giá trị 280,86 tỷ đồng, ngang về khối lượng và tăng 17% về giá trị so với phiên hôm qua.
Thị trường chứng khoán: "Sức nóng" của cổ phiếu vừa và nhỏ
Nhiều cổ phiếu nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đang có đà tăng mạnh, vượt trội so với diễn biến của thị trường chung.
Ảnh: TL
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có động thái tăng điểm nhưng với diễn biến thận trọng và có rung lắc trong phiên. Kết phiên giao dịch 22.6, chỉ số VN-Index vẫn giữ được nhịp tăng điểm với mức tăng 2,72 điểm, đóng cửa tại 871,28 điểm. HNX-Index có động thái trái ngược khi kết thúc ngày tại 114,72 điểm, giảm 0,63 điểm.
Thanh khoản trên thị trường giảm so với phiên trước với hơn 330,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên HOSE. Số cổ phiếu tăng cao hơn số cổ phiếu giảm trên sàn HOSE nhưng khá tương đồng trên HNX.
Đối với nhóm VN30, mặc dù số cổ phiếu giảm cao hơn (14 mã giảm so với 11 mã tăng) nhưng VN30-Index vẫn đóng cửa với mức tăng 1,69 điểm. Mức tăng điểm này không nổi trội hơn thị trường chung, cho thấy diễn biến tại nhóm này khá trầm lắng.
Nổi bật nhất trong phiên giao dịch 22.6 là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, khi nhóm này có nhiều cổ phiếu tăng kịch trần như DPM, ITA, DCM, PDR,...
Nhiều cổ phiếu nhóm vừa và nhỏ tăng mạnh trong phiên 22.6. Nguồn: NCĐT.
Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là một điểm trừ khi khối này bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp trên HOSE với giá trị hơn 22,87 tỉ đồng, tập trung vào VNM, DBC, PDR,...
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường mặc dù tiếp nối đà tăng từ phiên trước nhưng có sự thận trọng với dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản ở mức trung bình. VDSC lưu ý rủi ro phân phối đang tiềm ẩn sau đợt sụt giảm khá mạnh của VN-Index từ vùng 900 điểm. Do vậy, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và chưa vội mở rộng danh mục.
Đồng thời VDSC cho biết, các chỉ số biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản ở mức trung bình. Nhịp phục hồi đang diễn ra nhưng thanh khoản nhìn chung đã suy yếu rõ rệt so với giai đoạn trước. Nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc giảm tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn.
Ưu tiên quan sát diễn biến thị trường
Có vẻ như thanh khoản sụt giảm trong thời gian gần đây đang thể hiện sự dè chừng của nhà đầu tư. Thanh khoản dưới mức trung bình, khối ngoại bán ròng là những điều mà nhà đầu tư cần lưu ý trong giai đoạn này.
Thị trường tăng nhẹ với thanh khoản dưới mức trung bình 20 phiên, các cổ phiếu trụ cột phân hóa cho thấy diễn biến tích lũy quanh đường MA20 đang tiếp diễn.
Điều này cũng đồng pha với diễn biến tại thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên thứ 6 tuần trước khi các chỉ số chính kết phiên trái chiều.
Trên góc nhìn kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định VN-Index sẽ mở ra một nhịp tăng mới của sóng 5 nếu như bứt phá qua được ngưỡng 870 điểm (MA20) với thanh khoản tốt.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 7 phân kỳ so với chỉ số cơ sở VN30 khi giảm trong phiên 22.6, qua đó nới rộng mức basis âm lên thành 12,07 điểm. Theo nhận định của SHS, điều này cho thấy nhà đầu tư phái sinh vẫn nghiêng về khả năng thị trường sẽ giảm trong thời gian tới.
SHS cho rằng thị trường có thể diễn biến tích cực hơn trong thời gian tới nhưng có thể sẽ cần thêm thời gian để tích lũy.
Dự báo, trong phiên giao dịch 23.6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 880 điểm.
Công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư nên đứng ngoài và quan sát thị trường trong giai đoạn hiện tại và có thể tăng tỉ trọng khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 870 điểm (MA20) cũng như giảm tỉ trọng nếu thị trường thủng ngưỡng 840 điểm (fibonacci retracement 50%).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 12/6: Áp lực bán sẽ tiếp tục duy trì VN-Index tạo thành tạo thành mẫu hình "Bearish Englfing". Áp lực giảm điểm mạnh đã khiến mẫu hình hiện tại là rất xấu nhất đặt trong bối cảnh đã có chuỗi tăng giá hơn 2 tháng qua. Điều này chắc chắn dẫn tới sự hoài nghi lớn của thị trường và có lẽ áp lực bán sẽ tiếp tục duy trì vào phiên...