Chứng khoán Hàn Quốc “vạ lây” chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Thị trường chứng khoán với quy mô vốn hóa 1,3 nghìn tỷ USD của Hàn Quốc đã trở thành “nạn nhân” mới nhất của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Đến phiên giao dịch ngày thứ Tư, chứng khoán Hàn Quốc đã trở thành thị trường thứ hai ở khu vực châu Á mất hết thành quả tăng từ đầu năm.
Chốt phiên với mức giảm 1,3%, chỉ số Kospi còn 2.023,32 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1. Khối ngoại bán ròng 360 tỷ Won, tương đương 301 triệu USD, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Seoul trong phiên này.
Trước chứng khoán Hàn Quốc, thị trường Indonesia đã mất hết thành quả tăng từ đầu năm vào hôm 14/5. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số Jakarta Composite Index của chứng khoán Indonesia đã giảm 1,5% so với đầu năm.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây tâm lý bi quan cho giới đầu tư chứng khoán Hàn Quốc, nhất là đối với cổ phiếu công nghệ, cũng như những cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu tiêu dùng có mối liên hệ mật thiết với thị trường Trung Quốc.
Biến động của chứng khoán Hàn Quốc trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được cho là dễ hiểu, bởi gần 2/3 xuất khẩu thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc có đích đến là Trung Quốc. Thiết bị bán dẫn chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong tháng 5, khối ngoại đã bán ròng khoảng 2,3 nghìn tỷ Won trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Cùng với đó, đồng Won của nước này giảm xuống mức thấp nhất 2 năm và trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất ở khu vực châu Á.
Trong phiên ngày thứ Tư, cổ phiếu Samsung – cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong Kospi – giảm 1,9% do lo ngại hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi nhu cầu suy giảm do xung đột Mỹ-Trung.
“Rất khó để kỳ vọng một đợt hồi phục thực sự của Kospi trừ phi Mỹ và Trung Quốc đạt một thỏa thuận thương mại”, nhà phân tích J.J. Park của JPMorgan Chase nhận định.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm vì nỗi lo suy thoái toàn cầu
Các thị trường chứng khoán chủ chốt tại khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong khi giá trái phiếu chính phủ tăng mạnh, do nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung không có dấu hiệu lắng dịu.
Phiên giảm này của chứng khoán châu Á nối tiếp phiên giảm vào đêm qua của chứng khoán Mỹ - Ảnh: Reuters.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,5% sau 3 ngày tăng liên tiếp.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index chốt phiên với mức giảm 0,2%. Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật Bản giảm 1,2%, trong khi Kospi của chứng khoán Hàn Quốc mất gần 1,3%. Hai thị trường Hồng Kông và Australia có mức giảm tương ứng là 0,7% và 0,6%.
Phiên giảm này của chứng khoán châu Á nối tiếp phiên giảm vào đêm qua của chứng khoán Mỹ. Tâm lý e ngại rủi ro đã gia tăng trên thị trường toàn cầu trong những phiên giao dịch gần đây, khi xuất hiện nỗi lo ngày càng lớn về suy thoái kinh tế. Trong lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, nhiều nền kinh tế lớn phát đi những dữ liệu u ám, phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế thế giới.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ chưa sẵn sàng đi đến một thỏa thuận với Trung Quốc. Đáp lại tuyên bố này của ông Trump, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày thứ Tư cảnh báo Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng đất hiếm làm "vũ khí" trả đũa Mỹ.
Căng thẳng thương mại của Mỹ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa rồi, ông Trump cũng gây áp lực đòi Nhật giảm mất cân đối thương mại với Mỹ.
Khả năng xung đột thương mại kéo dài đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp hơn khoảng 0,1 điểm phần trăm so với lợi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng. Đây là tình trạng đảo ngược đường cong lợi suất mà giới đầu tư thường xem là tín hiệu cho thấy suy thoái kinh tế có thể sắp xảy ra.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Đức cũng giảm mạnh, bởi trái phiếu này cũng được nhiều nhà đầu tư mua vào để tìm kiếm sự an toàn.
"Tôi thấy rằng các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây có vẻ xấu đi, và thị trường đang bắt đầu tin rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) rốt cục sẽ phải cắt giảm lãi suất", nhà quản lý danh mục Chris Rands thuộc Nikko Asset Management, phát biểu.
Lãi suất tương lai ở Phố Wall hiện đang phản ánh dự báo FED có hai đợt giảm lãi suất trong thời gian từ nay đến giữa năm sau để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ. Dữ liệu công bố gần đây cho thấy hoạt động của ngành sản xuất và sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm xuống.
"Khi những dữ liệu này xuất hiện trong lúc chiến tranh thương mại căng thẳng, mọi người cho rằng hình tệ hơn họ nghĩ", ông Rands nói.
Các nhà phân tích của Citigroup cho rằng sự trừng phạt của Mỹ đối với hãng công nghệ Trung Quốc Huawei có thể cản trở sự tăng trưởng năng suất toàn cầu. Với quan điểm bi quan, Citigroup khuyến nghị nắm giữ đồng USD và dự báo các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á sẽ nghiêng về chính sách nới lỏng.
Đi ngược xu hướng giảm của chứng khoán châu Á phiên ngày thứ Tư là cổ phiếu các công ty khai mỏ đất hiếm. Tại thị trường Trung Quốc, cổ phiếu JL Mag Rare-Earth và Inuovo Technology đồng loạt tăng kịch trần 10%. Tại thị trường Australia, cổ phiếu Lynas, một trong những công ty đất hiếm ngoài Trung Quốc lớn nhất, tăng 15%.
Theo vneconomy.vn
Thái Lan học hỏi kinh nghiệm vận hành UPCoM Đoàn công tác Sở Giao dịch CK Thái Lan (SET) do ông Prapan Charoenprawatt, Giám đốc khối phụ trách thị trường MAI đã có chuyến thăm và làm việc tại Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX) để học hỏi kinh nghiệm tổ chức và vận hành thị trường UPCoM của HNX. Tại buổi làm việc, đoàn công tác của SET đã được...