Chứng khoán đảo chiều, chưa thể chạm mốc 1.350 điểm
Kết thúc phiên giao dịch chiều 13/9, chỉ số 3 sàn chứng khoán đồng loạt giảm nhẹ là: VN-Index giảm 3,88 điểm xuống 1.341,43 điểm; HNX-Index giảm 1 điểm xuống 349,05 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,16%) xuống 95,26 điểm.
Toàn sàn HoSE có 196 mã tăng, 224 mã giảm và 30 mã đứng giá. Còn ở sàn HNX có có 139 mã tăng, 90 mã giảm và 51 mã đứng giá.
Trong phiên ngày 13/9, nhóm chứng khoán giảm điểm gồm các mã ACB (-1,2%), BID (-1,3%), CTG (-1,4%), HDB (-2,7%)… Cổ phiếu FTS, APG là 2 mã duy nhất tăng giá trên sàn HoSE lần lượt mức tăng là 2,7%; APG tiếp tục tăng trần 6,8%.
Điểm nhấn trong giao dịch chiều 13/9 là cổ phiếu dược phẩm VMD, SPM tăng trần trở lại sau tuần nằm sàn giảm điểm nhờ có thông tin hỗ trợ. Trước đó, Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine COVID-19 của UAE là Hayat-Vax, đơn vị nhập khẩu là Vimedimex (VMD). Vaccine do Trung Quốc sản xuất và đóng gói tại UAE. Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ 7 được lưu hành tại Việt Nam.
Trong rổ VN30 có tới 21 cổ phiếu giảm giá, trong đó có 8 mã ngân hàng. Đặc biệt, GVR giảm sâu nhất rổ VN30 với mức giảm 4,1%; HPG giảm 1,4%, rơi khỏi ngưỡng 51.000 đồng/ cổ phiếu. VN30-Index đóng cửa giảm hơn 3 điểm.
Video đang HOT
Điểm sáng phiên ngày 13/9 là thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh tăng 25,8% lên 27.226 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 26% lên 21.672 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch tiêu cực hơn phiên sáng và đẩy giá trị bán ròng toàn phiên lên hơn 400 ỷ đồng.
Theo Bộ phận phân tích của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research), các nhóm cổ phiếu như: Tài chính, bất động sản, chứng khoán ghi nhận diễn biến phân hóa trở lại, trong khi đó các lĩnh vực được kỳ vọng hồi phục sau dịch tiếp tục nhận được sự quan tâm của dòng tiền. VN-Index suy yếu thu hẹp đà tăng trong phiên và đóng cửa gần mức tham chiếu với khối lượng giao dịch giảm gần 6%. “Chỉ số cho thấy tín hiệu suy yếu khi tiến lên thử thách vùng kháng cự 1.366-1.380 điểm và khả năng cung sẽ gia tăng trở lại trong các phiên tới với hỗ trợ gần là khu vực 1.334 – 1.330 điểm”, chuyên gia SSI khuyến nghị.
Chứng khoán được dự báo tiếp tục rung lắc
Dù có đà tăng điểm cuối tuần qua nhưng các công ty chứng khoán nhận thấy thị trường vẫn đang còn rủi ro cao và VN-Index có thể tiếp tục rung lắc trong tuần 16-20/8.
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong tuần từ 9-13/8 khi VN-Index đứng ở mức 1.357 điểm, tương ứng tăng 1,16% so với tuần trước. Đây cũng là tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số đại diện cho sàn HoSE. Tương tự khi chỉ số tại HNX tăng 3,53% và UPCoM tăng 4,41% trong tuần qua.
Thanh khoản thị trường đang được cải thiện, với khối lượng giao dịch bình quân tăng 17% so với tuần trước đó lên mức 995 triệu cổ phiếu/phiên. Giá trị giao dịch bình quân tương ứng là 29.386 tỷ đồng/phiên, tăng gần 17%. Riêng giá trị khớp lệnh bình quân cũng tăng gần 18% lên 27.474 tỷ đồng.
Dòng tiền có xu hướng chảy vào nhiều nhóm ngành cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, trong khi các cổ phiếu vốn hóa lớn lại phân hóa rõ nét. Xét nhóm vốn hóa lớn VN30 thì có 15 mã tăng giá, 13 mã giảm và 2 mã đi ngang.
Cổ phiếu đang chú ý là VHM của Vinhomes vừa leo lên mức đỉnh lịch sử 120.000 đồng/cổ phiếu, tăng 5,4% trong tuần và tăng gấp rưỡi trong năm gần nhất. Qua đó giá trị vốn hóa Vinhomes cũng lần đầu vượt 400.000 tỷ đồng để trở thành công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Cổ phiếu VMD của Y Dược phẩm Vimedimex cũng gây ấn tượng với chuỗi tăng trần toàn bộ 5 phiên giao dịch tuần qua, tương đương gần 40%. Đà tăng chủ yếu nhờ thông tin Thủ tướng đã giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Vimedimex trong việc nhập khẩu vaccine Sputnik V về Việt Nam.
Dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu phân bón, vật liệu xây dựng, vận tải - cảng biển trong tuần qua. Rất nhiều cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này đều lọt vào top tăng giá mạnh nhất như VOS của Vận tải Biển Việt Nam tăng 32%, SFG của Phân bón Miền Nam tăng 26%, STG của Kho Vận Miền Nam tăng 24% hay PMB của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc tăng 39%...
Giao dịch của khối ngoại không còn duy trì được đà tích cực như các tuần trước đó. Dòng vốn này mua vào 137 triệu cổ phiếu, trị giá 6.840 tỷ đồng và ngược lại bán ra 194 triệu cổ phiếu, trị giá 9.015 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng hơn 56 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng ở mức 2.175 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index trong tuần 9-13/8. Đồ thị: TradingView.
Trong tuần giao dịch 16-20/8, Asean Securities dự báo VN-Index có thể sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng đầu tuần để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.360 - 1.365 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Chứng khoán BIDV nhận thấy sự suy yếu về đà tăng của VN-Index vào cuối tuần qua khi khối ngoại bán ròng mạnh và có nhịp điều chỉnh đáng kể. Do vậy, đơn vị này dự báo VN-Index có thể dao động trong vùng 1.330-1.380 điểm trong tuần này.
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) tin rằng thị trường có khả năng sẽ tiếp tục rung lắc khi mà áp lực chốt gia tăng với vùng kháng cự trong khoảng 1.370-1.375 điểm và vùng hỗ trợ trong khoảng 1.325-1.350 điểm.
KB Việt Nam quan sát thấy rủi ro điều chỉnh của VN-Index vẫn còn hiện hữu và khả năng tạo đáy vẫn chưa được đánh giá cao chừng nào chỉ số chưa vượt được vùng cản gần tại 1.36x. Nhà đầu tư có thể cân nhắc tạm đóng các vị thế T đã mở tại vùng hỗ trợ, tiếp tục nắm giữ trạng thái trung hạn, tương ứng với khả năng vượt đỉnh.
Chứng khoán Rồng Việt tương tự nhận thấy thị trường vẫn đang còn rủi ro cao và chưa có dấu hiệu ổn định. Do vậy, các nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu có thể bán ra và chưa nên giải ngân mới trong thời điểm hiện nay.
Bộ Tài chính: Sẽ cân nhắc nâng biên độ dao động sàn HOSE khi thực sự cần thiết Bộ Tài chính cho biết, điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu là một trong các biện pháp mà cơ quan quản lý sử dụng để kích thích tăng quy mô và thanh khoản cho thị trường nhằm cân đối cung cầu chứng khoán, tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét,...