Chứng khoán chuyển động theo dữ liệu lạm phát Mỹ
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 12/9, khi các nhà đầu tư hồi hộp chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, trong khi những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Màn hình điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán Nikkei (dưới) tại Tokyo, Nhật Bản ngày 19/5/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chấm dứt chuỗi sụt giảm kéo dài ba ngày, khi tâm lý của các nhà đầu tư được cải thiện do lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất giảm dần. Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 tăng 308,61 điểm (0,95%), lên 32.776,37 điểm.
Đồng yen của Nhật Bản ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất trong hai tháng so với đồng USD, sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết các nhà hoạch định chính sách nước này có thể có đủ thông tin kinh tế trước cuối năm để xác định rằng lãi suất ngắn hạn sẽ cần phải tăng.
Đồng NDT của Trung Quốc cũng chứng kiến phiên giao dịch tốt nhất trong sáu tháng, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ điều chỉnh một số quy định và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC- ngân hàng trung ương) tăng cường giám sát việc mua đồng USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cả đồng yen và đồng NDT vẫn ở mức gần thấp nhất kể từ đầu năm nay, với đồng NDT giao dịch ở mức 7,3016/USD và đồng yen giao dịch ở mức 146,68 yen/USD.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Trung Quốc lại đồng loạt đỏ sàn trong phiên 12/9. Kết thúc phiên này, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 20,30 điểm (0,79%), xuống 2.536,58 điểm. Các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước khi công bố dữ liệu lạm phát của Mỹ, dữ liệu này sẽ đưa ra manh mối về hướng đi mà Fed sẽ thực hiện trong chu kỳ tăng lãi suất của họ. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải và Hang Seng tại Hong Kong (Trung Quốc) lần lượt mất 0,18% và 0,2%, xuống 3.137,06 điểm và 18.060,80 điểm.
Thị trường chứng khoán đang trải qua một tháng Chín đầy khó khăn do lo ngại rằng những số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ vững mạnh và thị trường việc làm ổn định sẽ gây áp lực buộc ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ một lần nữa trong năm nay nhằm ngăn chặn lạm phát.
Điều đó càng trở nên phức tạp bởi các tín hiệu trái chiều từ các quan chức Fed, với một số người thúc đẩy một đợt tăng lãi suất khác, còn một số người khác cho rằng tốt nhất là nền kinh tế nên chờ xem tác động của hơn một năm nâng lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng các lựa chọn về điều chỉnh lãi suất sẽ dựa trên những dữ liệu kinh tế mới nhất. Do đó các nhà đầu tư coi các chỉ số kinh tế yếu kém là tin tốt cho triển vọng lãi suất.
Chris Larkin, Giám đốc điều hành giao dịch và đầu tư tại E*Trade của Morgan Stanley, cho biết: “Khả năng phục hồi của thị trường trong thời gian tới có thể phụ thuộc vào số liệu lạm phát được công bố trong tuần này”. Hiệp hội Ngân hàng Mỹ (ABA) cho biết họ không kỳ vọng Fed sẽ lại tăng lãi suất và bắt đầu cắt giảm chi phí đi vay trong năm tới, đồng thời họ cũng dự đoán Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế.
Simona Mocuta, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Kinh tế của ABA, cho biết: “Với những tiến bộ đã được chứng minh và dự đoán về lạm phát, phần lớn các thành viên của Ủy ban tin rằng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed đã đi đúng hướng”. ABA bao gồm 14 thành viên là các nhà kinh tế từ các ngân hàng khổng lồ bao gồm JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Wells Fargo, và các báo cáo của tổ chức này thường được ông Powell và những người ra quyết định khác tại Fed quan tâm.
Tại Việt Nam, chốt phiên 12/9, chỉ số VN-Index tăng 21,81 điểm lên 1.245,44 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 4,99 điểm lên 256,32 điểm.
Phần lớn chứng khoán châu Á giảm phiên chiều 19/5
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên chiều 19/5 sau khi Phố Wall hứng chịu một phiên sụt giảm tồi tệ nhất trong hai năm qua.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo thu nhập giảm sút của các nhà bán lẻ Mỹ ngày 18/5 đã làm trầm trọng thêm những lo lắng về khả năng phục hồi của chi tiêu tiêu dùng và lợi nhuận của các công ty. Điều này khiến thị trường trải qua một phiên giao dịch đầy khó khăn.
Chứng khoán Nhật Bản kết thúc chuỗi tăng liên tiếp trong bốn phiên, với chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm hơn 2% trong thời gian ngắn do lo ngại giá hàng hóa tăng cao có thể "bào mòn" lợi nhuận doanh nghiệp và khiến nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Kết thúc phiên giao dịch 19/5, Nikkei 225 giảm 1,89% xuống 26.402,84 điểm.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm trong phiên chiều nay sau khi tăng liên tiếp trong hai phiên trước đó, khi giới đầu tư giảm nhu cầu đối với các tài sản rủi ro trong bối cảnh lo ngại về áp lực lạm phát tăng cao gây ra đợt bán tháo lớn trên Phố Wall và đồng won yếu đi so với đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 33,64 điểm (tương đương 1,28%), đóng cửa ở mức 2.592,34 điểm.
Phiên này, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hong Hong tăng giảm trái chiều. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải tăng 0,36%, lên 3.096,96 điểm, còn chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,54% xuống 20.120,60 điểm.
Các thị trường chứng khoán Sydney và Singapore và Đài Bắc cũng giảm trong phiên chiều nay, còn thị trường chứng khoán Jakarta tăng điểm.
Còn tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 19/5, VN-Index tăng rất nhẹ 0,88 điểm lên 1.241,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 496,7 triệu đơn vị, tương ứng gần 12.795 tỷ đồng. Toàn sàn có 151 mã tăng giá, 292 mã giảm giá và 60 mã đứng giá.
HNX-Index giảm nhẹ 1,82 điểm xuống 308,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 79,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.763 tỷ đồng. Toàn sàn có 66 mã tăng giá, 124 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
Chuyên gia nói báo chí phương Tây thổi phồng tình trạng kinh tế Trung Quốc Một chuyên gia nhận định trong một bài viết cho đài RT rằng Mỹ muốn khuếch đại mọi rắc rối mà Trung Quốc đang phải đối mặt để làm nản lòng các các nhà đầu tư và hạn chế tăng trưởng. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo nhà phân tích chính trị Timur Formenko, nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng đang gặp một...