Chứng khoán chìm trong sắc đỏ do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung
Ngày 13-5, các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên sàn chứng khoán châu Á và châu Âu đều ngập trong sắc đỏ giảm điểm sau khi phái đoàn đàm phán Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận nào sau vòng đàm phán thương mại thứ 11.
Nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Chốt phiên giao dịch sáng nay, chỉ số Shanghai Composite của sàn chứng khoán Trung Quốc giảm 1,21%, Nikkei 225 giảm 0,72% và Kospi giảm 1,38%.
“Chứng khoán châu Á đã khởi đầu tuần một cách chậm chạp, với nguy cơ bán tháo cổ phiếu tiếp tục gia tăng do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau khi Mỹ tiến hành tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Hiện tâm điểm chú ý của các thị trường là các biện pháp đáp trả từ phía Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Prakash Sakpal thuộc ngân hàng ING của Hà Lan nhận định.
Tiếp nối đà giảm giá trên sàn chứng khoán châu Á, các cổ phiếu chủ chốt của châu Âu trong giờ mở cửa sàn chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Dax của Đức giảm 0,87%, FTSE của Anh giảm 0,17%, CAC của Pháp giảm 0,65%…
Ngày 10-5 vừa qua, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã không đạt được một thỏa thuận cuối cùng sau vòng đàm phán thương mại thứ 11 diễn ra trong hai ngày tại Washington.
Trong cùng ngày, Mỹ đã tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% lên mức 25%. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng để ngỏ khả năng tiếp tục áp thuế bổ sung đối với 325 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả.
Về phía Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này bày tỏ “lấy làm tiếc” về quyết định nói trên và tuyên bố sẽ có biện pháp trả đũa.
Theo hanoi.com
Lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, Thủy sản hùng Vương còn hơn 3.000 tỷ đồng nợ vay
Quý II niên độ 2018 - 2019 lãi hơn 6 tỷ đồng giúp Thủy sản Hùng Vương báo lãi 27,6 tỷ đồng lãi sau 2 quý. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng thời điểm 31/03.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
CTCP Hùng Vương (mã HVG) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý II niên độ 2018 - 2019 (31/12/2018 - 31/03/2019) với 1.302 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.
Doanh thu tài chính được cải thiện đáng kể từ âm 76,2 tỷ đồng lên mức 1,4 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm 42% xuống còn 64 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh lần lượt 50% và 74% so với cùng kỳ. Kết quả, Hùng Vương báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng trong khi quý II niên độ trước lỗ hơn 387 tỷ đồng.
Luỹ kế 2 quý đầu niên độ (01/10/2018 - 31/03/2019), Hùng Vương ghi nhận 2.647 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn giảm nhanh hơn tương đối so với doanh thu giúp lợi nhuận gộp tăng hơn 2,6 lần lên 311 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Hùng Vương báo lãi 27,6 tỷ đồng sau thuế trong khi cùng kỳ còn lỗ gần 380 tỷ đồng.
Trong 2 quý đầu năm, doanh thu thuần từ xuất khẩu của Hùng Vương đã giảm mạnh xuống còn 879 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 1/3 cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu nội địa cũng giảm 37% xuống mức 1.768 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong cơ cấu doanh thu nội địa, mảng thủy sản tăng đột biến qua đó mang về 1.408 tỷ đồng, trong khi mảng thức ăn chăn nuôi lại giảm mạnh tới hơn 99% xuống còn vỏn vẹn 13 tỷ đồng. Trong kỳ, Hùng Vương không còn ghi nhận doanh thu từ chăn nuôi và kinh doanh bất động sản.
Lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, vay nợ hơn 3.000 tỷ đồng
Tính đến hết tháng 3, tổng tài sản của Hùng Vương đạt mức 8.827 tỷ đồng trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 80% với 6.991 tỷ đồng chủ yếu là khoản phải thu với 4.753 tỷ đồng (chiếm 68%) và hàng tồn kho với 1.809 tỷ đồng.
Hùng Vương đã trích lập 679 tỷ đồng dự phòng đối với khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và hơn 12 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn.
Thời điểm 31/03, Hùng Vương vay nợ lên đến hơn 3.087 tỷ đồng, tương đương 35% tổng tài sản. trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với hơn 2.969 tỷ đồng.
"Vỡ mộng" POR14, cổ phiếu rơi tự do
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017. Theo đó, mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Hùng Vương là 3,87 USD/kg cao hơn nhiều so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Trên thị trường, cổ phiếu HVG cũng tỏ ra khá nhạy cảm trước thông tin trên khi liên tục "đo sàn" 7 phiên liên tiếp từ hôm 23/04, qua đó giảm gần 40% xuống còn 4.500 đồng/cổ phiếu, mức giá thấp nhất trong vòng 9 tháng qua.
Hiện, cổ phiếu HVG vẫn trong diện kiểm soát đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và chỉ được giao dịch vào buổi chiều do những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và việc vi phạm trong công bố thông tin.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
CEO của chuỗi nhà hàng nổi tiếng Singapore bị bắt giữ do nghi ngờ thực hiện giao dịch chứng khoán bất hợp pháp Hôm 29/4, Bộ Thương mại nước này đã yêu cầu nhà hàng này phải hợp tác điều tra. Theo Bloomberg, cảnh sát Singapore đã bắt giữ CEO của chuỗi nhà hàng No Signboard do nghi ngờ ông này đã vi phạm Đạo luật Chứng khoán và Hợp đồng tương lai. Ông Lim Yong Sim bị cảnh sát Singapore bắt giữ và hiện đã...