Chứng khoán chiều 9/11: Ngân hàng, dầu khí kéo giảm thị trường
Thị trường đã tiếp tục yếu đi ở phiên chiều, blue-chips đa số giảm sâu hơn phiên sáng khiến các chỉ số đóng cửa đều ở mức thấp nhất ngày.
VN-Index khép lại phiên cuối tuần với mức giảm 1,29% tương đương 11,99 điểm, mạnh nhất kể từ phiên giảm 12 điểm ngày 29/10 vừa qua. Độ rộng của HSX cực hẹp với 91 mã tăng/190 mã giảm và 130 mã giảm trên 1%, nhiều hơn phiên sáng. Điều đó có nghĩa là mặt bằng giá cổ phiếu đã kém hơn nhiều trong buổi chiều.
Vn30-Index đóng cửa giảm 1,64% với 3 mã tăng/25 mã giảm, tuy khá hơn buổi sáng nhưng cuối phiên sáng chỉ số này mới giảm 1%. Blue-chips phần lớn cũng yếu đi, có tới 21 mã giảm giá so với phiên sáng, 10 mã có cải thiện. Chỉ số giảm sâu hơn vì các mã trượt dốc lại có vốn hóa mạnh hơn.
Cổ phiếu ngân hàng đánh dấu một phiên rất kém khi đồng loạt giảm sâu về cuối ngày: VCB giảm 2,51%, TCB giảm 2,41%, BID giảm 2,31%, CTG giảm 2,59%, MBB giảm 2,34%, VPB giảm 1,69%, HDB giảm 1,2%, STB giảm 1,98%. Hai mã ngân hàng bên HNX là ACB giảm 2,38%, SHB giảm 1,32%.
Tuy vậy, tiêu cực nhất hôm nay là GAS, đóng cửa giảm tới 5,09%. So với phiên sáng, GAS giảm thêm tới 3,06% nữa. GAS bị xả mạnh khi giá dầu quay đầu giảm và là blue-chips đầu tiên rơi về đáy cũ cuối tháng 10. PLX cũng giảm 4,04%.
Hai nhóm cổ phiếu quan trọng là ngân hàng và dầu khí đều đang chịu ảnh hưởng nặng từ áp lực bán ra sau những thất vọng cũng như lực chốt ngắn hạn. Hãng tín nhiệm Moody đã thay đổi triển vọng ngành ngân hàng từ “tích cực” sang “ổn định”. Cổ phiếu dầu khí thì phản ứng với giá dầu quay đầu giảm tiếp. Những cổ phiếu hai nhóm này những phiên vừa qua đã tăng khá tốt và nếu bắt đáy thì vẫn còn có lời nhỏ.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác chiều nay không yếu đi thêm nhiều, trừ VNM đóng cửa giảm 2,5%, tức là tụt thêm tới 1,1% so với phiên sáng. Còn lại SAB quay về tham chiếu thành công, VIC giảm nhẹ 0,1% nhờ phục hồi cao hơn phiên sáng. MSN lấy lại được 1,2% so với phiên sáng và chốt phiên chỉ còn giảm nhẹ 0,24%. VHM chiều nay xuất sắc tăng cao thêm 500 đồng nữa so với phiên sáng và đóng cửa trên tham chiếu 1,74%. Tiếc rằng mức tăng này chỉ đủ đề bù cho PLX mà thôi.
Video đang HOT
Thanh khoản phiên chiều đa tăng lên như một hệ quả của việc nhà đầu tư bán ra mạnh hơn. Tổng giá trị khớp hai sàn buổi chiều đạt 1.602 tỷ đồng, tăng 9,4% so với phiên sáng và cao hơn chiều hôm qua 27%.
Khối ngoại là điểm sáng chiều nay khi đã giải ngân lớn hơn. Tổng giá trị mua ròng ở HSX và HNX cả ngày khoảng 36,7 tỷ đồng, tốt nhất kể từ đầu tuần. Cụ thể, trên HSX khối này mua 371,9 tỷ đồng và bán 219,3 tỷ đồng. HNX bị bán 17,5 tỷ đồng, mua 1,5 tỷ đồng.
Lan Ngọc
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán ngày 8/11: Giao dịch cầm chừng, thị trường đi ngang?
Các chỉ số về xung lượng thị trường RSI, ADX, MACD ở vùng quá bán có xu hướng hướng lên xác nhận nhịp phục hồi. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp cộng với tình trạng giao dịch cầm chừng là yếu tố khiến cho chỉ số VN-Index đi ngang trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên giao dịch thứ tư (7/11) sau khi các Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ làm việc với đảng Dân chủ sau khi đảng Cộng hòa nhượng quyền kiểm soát Hạ Viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Các cổ phiếu công nghệ nhóm FANG và y tế tăng mạnh kéo thị trường chung tăng điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ tư (7/11), chỉ số Dow Jones tăng 545,29 điểm ( 2,13%) lên mốc 26.180 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,44 điểm ( 2,12%) lên 2.814 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 194,79 điểm ( 2,64%) lên mốc 7.571 điểm.
Giá dầu WTI giảm trong phiên giao dịch ngày thứ tư (7/11) và đóng cửa ở mốc 61,67 USD/ thùng (-1%). Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 72,11 USD/ thùng (-0,03%). OPEC và cuộc chiến dầu đá phiến của Hoa Kỳ đã quay trở lại, đưa sự không chắc chắn mới vào các thị trường dầu thô trong bối cảnh giá dầu thô và các lệnh trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Iran giảm trong 8 tháng.
Biên độ giao động co hẹp, thị trường đi ngang
Thị trường chung xuất hiện áp lực điều chỉnh ở phiên giao dịch buổi sáng kéo dài sang đầu phiên chiều, nhịp phục hồi xuất hiện ở cuối phiên giao dịch với đà dẫn dắt của nhóm cổ phiếu large cap, bất động sản. Thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp với tâm lý dè chừng, lực cầu bắt đáy chưa thực sự xuất hiện.
Nhóm cổ phiếu large cap tiếp tục kéo chỉ số VN-Index phục hồi ở cuối phiên với các cổ phiếu dẫn dắt là: VNM, VHM, SAB, VIC, MSN, MWG. Ở chiều ngược lại, đà bán vẫn tập trung ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như: GAS, FPT, PLX, PNJ, ROS, VJC.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trở nên phân hóa, các cổ phiếu tiếp tục duy trì đà tăng là: BID, HDB, STB, TCB, TPB, VIB trong khi các cổ phiếu giảm giá và đóng cửa trong sắc đỏ là: ACB, EIB, VCB, VPB. Các cổ phiếu MBB, LPB, SHB, CTG đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí trở lại đà giảm giá, các cổ phiếu đồng loạt đóng cửa giảm điểm với đà bán tập trung vào các cổ phiếu: GAS, PVB, PVC, PVD, POW, OIL, BSR. Đà giảm của giá dầu thô tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch cầm chừng với xu hướng đi ngang của thị trường chung, các cổ phiếu đầu ngành chứng khoán như: HCM, SSI, VCI, MBS đóng cửa trong sắc đỏ, VND và SHS đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu bất động sản giao dịch tích cực và thu hút dòng tiền với lực cầu tập trung ở các cổ phiếu: CII, VGC, QCG, NLG, LCG, NBB, LDG.
Khối ngoại mua ròng 89,2 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 3,8 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 25 tỷ đồng), HBC (bán ròng 16,31 tỷ đồng), GAS (bán ròng 16,20 tỷ đồng), BCG (bán ròng 7,17 tỷ đồng), DHG ( bán ròng 6 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng MSN (mua ròng 42,14 tỷ đồng), VNM (mua ròng 34,24 tỷ đồng), STB (mua ròng 30,24 tỷ đồng), HPG (mua ròng 19,21 tỷ đồng), GMD (mua ròng 14,23 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ tư (7/11), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 922,16 điểm, tăng 0,11 điểm ( 0,01%), giá trị giao dịch đạt 3,1 nghìn tỷ đồng với 109 mã tăng giá, 63 mã tham chiếu và 167 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 104,20 điểm, giảm 0,36 điểm (-0,34%), giá trị giao dịch đạt 423,04 tỷ đồng với 59 mã tăng, 61 mã tham chiếu, 72 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,57 điểm, giảm 0,07 điểm (-0,13%) với giá trị giao dịch đạt 171,88 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến Doji thể hiện tâm lý giằng co giữa bên mua và bên bán. Các chỉ số về xung lượng thị trường RSI, ADX, MACD ở vùng quá bán có xu hướng hướng lên xác nhận nhịp phục hồi. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp cộng với tình trạng giao dịch cầm chừng là yếu tố khiến cho chỉ số VN-Index đi ngang trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index biến động trái chiều. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 894,8 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 894,9 điểm, hợp đồng tháng 3/2019(VN30F1903) đóng cửa ở mốc 893,5 điểm, hợp đồng tháng 6/2019( VN30F1906) đóng cửa ở mốc 894,6 điểm.
Các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index tiếp tục xu hướng giảm và các hợp đồng tương lai vẫn đang giao dịch thấp hơn so với chỉ số cơ sở VN30-Index cho thấy các traders vẫn e ngại với nhịp phục hồi của chỉ số VN-Index trong ngắn hạn. Nhà đầu cơ nên đứng ngoài quan sát và chờ đợi các hợp đồng phái sinh thể hiện xu hướng rõ ràng trước khi tham gia giao dịch trong ngắn hạn.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán chiều 6/11: Xả bất ngờ, cổ phiếu ngân hàng lao dốc Đang yên lành đột nhiên sau 14h xuất hiện một đợt xả khá mạnh ở nhóm blue-chips. Giá đồng loạt quay đầu kéo theo các chỉ số lao dốc. Không có gì bất ngờ, Vn30-Index là chỉ số giảm mạnh nhất. VN-Index chốt phiên giảm 0,38% nhưng VN30-Index giảm 0,58%. Mức giảm không phải lớn nhưng trong 30 phút cuối các chỉ số...