Chứng khoán chiều 27/8: Rung lắc cuối cũng vẫn xuất hiện
Không ngoài dự đoán của các CTCK, VN-Index đã xuất hiện rung lắc, qua đó khiến chỉ số đảo chiều giảm nhẹ cuối phiên. Thực tế, dòng tiền trên sàn không có nhiều đột biến và chỉ xấp xỉ phiên hôm qua.
VN-Index phiên 27/8.
VN-Index đã đảo chiều trong phiên chiều sau khoảng nửa tiếng giao dịch lại và đây cũng là thời điểm VIC bị bán ra mạnh hơn. Nhóm nhà đầu tư ngoại là nhân tố chính thúc đẩy giá VIC bị sụt giảm xuống, đóng cửa tại 122.500 đồng/cổ phiếu.
Thực tế, mức giảm 1,84% của VIC không thể xem là tín hiệu báo động nguy hiểm khi giao dịch của VIC cả phiên chỉ có 50 tỷ đồng trong đó riêng khối ngoại đã bán ròng ra khoảng 15 tỷ đồng.
Cùng với đó, chiều ngược lại, khối ngoại lại bơm tiền vào cổ phiếu khác trong gia đình Vingroup là VHM (16 tỷ đồng) giúp mã này tăng được 0,81% lên 86.600 đồng/cổ phiếu.
Theo dữ liệu của VNDIRECT, tới cuối phiên, khối ngoại cũng chỉ bán ròng 80 tỷ đồng, một mức bán ra không quá lớn nếu xét tới chuỗi bán ròng đã diễn ra từ trước đó vài tuần.
Video đang HOT
Hoạt động bán ròng của khối ngoại diễn ra chủ yếu trong phiên ATC, nhiều khả năng xuất phát từ hoạt động cơ cấu của iShare MSCI Frontier 100 ETF.
Ngoài VIC, các mã lớn VCB (-1,67%), VNM (-1,24%), VRE (-1,15%), MWG (-2,06%), HPG (-1,75%) cũng góp phần khiến chỉ số bị kéo xuống sâu thêm. VN-Index đóng phiên giảm 0,62% xuống 976,79 điểm. Thanh khoản đạt 199,12 triệu đơn vị, tương đương 4.664 tỷ đồng trong đó thỏa thuận là 1.356 tỷ đồng.
Với các cổ phiếu còn lại, tâm lý đề phòng rủi ro nhanh chóng xuất hiện khiến MBB (0%) đứng giá, VPB ( 1,5%) giảm tốc trong phiên chiều. Các mã bất động sản ít nhiều đều bị kìm lại đà tăng như DXG ( 3,85%), DIG ( 1,04%), TDC ( 1,4%), TDH ( 2,97%), LDG ( 2,86%), CRE ( 2,01%). Tượng tự là các trường hợp của DBD ( 4,78%), PVT ( 1,13%).
Đây là các diễn biến đã được các công ty chứng khoán đưa ra dự báo từ ngay sau phiên giao dịch hôm qua. Có lẽ, thị trường vẫn phải cần thêm một vài phiên tích lũy để củng cố sức mạnh vượt 1.000 điểm.
Tại HNX, các cổ phiếu ghi nhận ảnh hưởng tâm lý là PVS (-0,49%), PVI (-2,7%), ACB (0%) nhưng biến động nhìn chung cũng không tiêu cực. Trong khi đó, VCS ( 3,66%) vẫn rất kiên trì kéo chỉ số. HNX-Index kể cả sau khi bị giật xuống trong phiên chiều thì vẫn gượng nhẹ 0,05% lên 102,86 điểm.
Các mã vốn hóa thấp tại sàn cuối phiên vẫn có nhiều trường tăng kịch trần như VCR ( 9,78%), IDJ ( 8,62%), D11 ( 9,66%).
Thanh khoản HNX đạt 23,48 triệu đơn vị, tương đương 357,94 tỷ đồng trong đó PVS đứng đầu với 57 tỷ đồng.
Với UPCoM, các cổ phiếu HTM ( 8,6%), PXL ( 14%), VEA ( 3%) đã tranh thủ tăng rất tốt, qua đó ghi điểm cho sàn mỗi khi HOSE và HNX có dấu hiệu kém sôi động, Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,83% lên 51,01 điểm. Thanh khoản đạt 23,93 triệu đơn vị, tương đương 400,8 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán ngày 27/8: VN-Index xanh đầu, đỏ cuối
Thị trường chứng khoán ngày 27/8/2019: Mở cửa với sắc xanh tích cực nhưng chỉ số VN-Index lại bất ngờ quay đầu giảm hơn 6 điểm khi kết phiên...
Chỉ số VN-Index giảm hơn 6 điểm sau phiên giao dịch ngày 27/8/2019.
Thị trường bước vào phiên giao dịch ngày 27/8/2019 với sắc xanh tích cực sau phiên lao dốc hôm qua. Chỉ số sàn HOSE nhanh chóng hướng tới ngưỡng 990 điểm ngay ở những phút đầu. Đà tăng tích cực này tiếp tục được duy trì trong hơn 1 giờ giao dịch trước khi bị chững lại và thoái lui do nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đều đồng loạt giảm giá. Đến khi tạm nghỉ, VN-Index chỉ còn tăng nhẹ hơn 2 điểm lên mức 985,07 điểm.
Tới phiên chiều, diễn biến thậm chí còn đi theo chiều hướng tiêu cực hơn. Chỉ số nhanh chóng đảo chiều giảm điểm trước áp lực bán gia tăng ở nhóm bluechips. Về nửa cuối phiên chiều, VN-Index lao dốc nhanh chóng và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 6,09 điểm (tương đương 0,62%) xuống 976,79 điểm. Toàn sàn có 136 mã tăng và có tới 170 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 199,812 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.644 tỷ đồng.
Phiên chiều nay, các cổ phiếu trụ cột quay đầu giảm điểm đã gây áp lực lớn lên VN-Index. Cụ thể, VIC giảm tới 1,84% xuống 122.500 đồng/CP, VCB giảm 1,67% xuống 76.500 đồng/CP, VNM giảm 1,24% xuống 119.000 đồng/CP, SAB giảm 1,21% xuống 270.100 đồng/CP, HVN giảm 3,87% xuống 36.050 đồng/CP, VRE giảm 1,15% xuống 34.500 đồng/CP, MSN giảm 1,32% xuống 75.000 đồng/CP, MWG giảm 2,06% xuống 114.000 đồng/CP, NVL giảm 2,1% xuống 60.700 đồng/CP...
Trong khi đó, giúp chỉ số không bị giảm sâu hơn là những cái tên VHM tăng 0,81% lên 86.600 đồng/CP, GAS tăng 0,39% lên 101.900 đồng/CP, VPB tăng 1,49% lên 20.400 đồng/CP, TCB tăng 0,94% lên 21.450 đồng/CP, POW tăng 1,94% lên 13.150 đồng/CP...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đã may mắn có được sắc xanh sau những biến động trong phiên chiều khi đóng cửa tăng nhẹ 0,05 điểm (tương đương 0,05%) lên 102,86 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 23,468 triệu đơn vị, giá trị 319,793 tỷ đồng. Toàn sàn này có 70 mã tăng và 57 mã giảm.
Hỗ trợ chỉ số của sàn "thoát hiểm" phải nhắc tới VCS tăng 3,66% lên 90.700 đồng/CP, PHP tăng 2,94% lên 10.500 đồng/CP, VCR tăng trần 9,78% lên 24.700 đồng/CP, DGC tăng 0,71% lên 28.200 đồng/CP...
Ở chiều ngược lại, tạo gánh nặng lên chỉ số HNX-Index có sự hiện diện của PVI giảm 2,7% xuống 36.100 đồng/CP, CEO giảm 1,96% xuống 10.000 đồng/CP, PVS giảm 0,49% xuống 20.500 đồng/CP, NTP giảm 0,26% 38.300 đồng/CP...
Trên UPCoM, toàn sàn có 97 mã tăng, 77 mã giảm. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (tương đương 0,83%) lên 58,01 điểm.
Biển Ngọc
Theo baogiaothong.vn
Vi phạm công bố thông tin, cổ phiếu KAC và KSH bị hủy niêm yết Ngày 26/8, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của 2 công ty là Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Khang An (KAC) và Công ty cổ phần Damac GLS (KSH) kể từ ngày 05/9//2019. Ảnh Internet. Theo HOSE, nguyên nhân khiến 2 cổ phiếu này bị hủy...