Chứng khoán chiều 27/6: Đạp trụ bất thình lình, VN-Index rơi tự do
Diễn biến phiên chiều khá xấu, nhưng cũng không đến nối quá tệ. VN-Index cuối đợt khớp lệnh liên tục có vẻ vẫn trụ được trên 950 điểm. Bất ngờ là cú đạp cuối cùng của phiên ATC đã khiến mọi thứ trở nên be bét!
VN-Index rơi như một viên sỏi xuống tận 943,11 điểm, để mất 1,67% so với tham chiếu. Đây là phiên giảm lớn nhất kể từ đầu tháng 5. VN30-Index đóng cửa giảm 1,43%, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong tháng 6.
Thực ra việc các chỉ số rơi mạnh cũng không có gì là bất thường nếu quan sát kỹ phiên giao dịch ATC. Các blue-chips đột ngột xuất hiện lượng bán rất lớn đè giá xuống. Tuy khối lượng chưa khủng đến mức có thể so sánh với các phiên tái cơ cấu ETF vừa rồi, nhưng giá đột ngột giảm xuống thì không khác nhiều lắm. Hàng loạt trụ có giá dự kiến đóng cửa rất thấp, tất yếu sẽ kéo chỉ số cắm đầu xuống.
Khác biệt là đã không có lệnh đối ứng vào đỡ giá, khiến mức giá thấp đó được giữ tới tận phút khớp đóng cửa. GAS đột ngột giảm tới 6,4% với 69.400 cổ phiếu được giao dịch ở đợt ATC. Thậm chí GAS chỉ còn dư mua đúng 10 cổ ở giá sàn, nghĩa là bán thêm 10 cổ nữa là GAS giảm hết biên độ.
Các trụ khác gục rất sâu ở đợt đóng cửa là VHM giảm 1,9%, VIC giảm 1,71%, SAB giảm 3,55%, MSN giảm 4,09%, VCB giảm 1,42%… Chỉ với 6 mã này, thị trường đã bốc hơi trên 38.700 tỷ đồng, trong đó riêng GAS bốc hơi cỡ 12.823 tỷ đồng.
Ảnh hưởng của nhóm vốn hóa lớn là quá mạnh tới các chỉ số đồng thời cũng tạo sức ép chung. HSX đóng cửa với 92 mã tăng/205 mã giảm, trong đó 130 mã giảm trên 1%. VN30 chỉ còn 3 mã tăng là DHG tăng 1,69%, EIB tăng 1,36%, VJC tăng 0,24%. Ngược lại 27 mã giảm thì 19 mã giảm quá 1%.
Video đang HOT
Khối lượng bán lớn chiều nay tuy đẩy giá rơi sâu nhưng cũng làm tăng thanh khoản khá cao. Hai sàn khớp thêm 1.740,2 tỷ đồng, tăng 44% so với phiên sáng. ROS chiếm gần 12% giao dịch phiên chiều. Tuy nhiên nếu cùng trừ đi ROS thì chiều nay thanh khoản tăng vẫn khoảng 40% so với phiên sáng.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay giảm giao dịch đáng kể. Trên sàn cổ phiếu HSX khối này bán 459,5 tỷ đồng, mua 451,6 tỷ đồng, tức là mua ròng gần 8 tỷ đồng. Ngoài ra chứng chỉ quỹ cũng được mua ròng hơn 8 tỷ đồng nữa. HNX bị bán 3,5 tỷ, mua 5,5 tỷ đồng.
Những cổ phiếu lớn sập mạnh lúc ATC hôm nay lại không có bóng dáng của khối ngoại nhiều. GAS, VHM, VRE, MSN, VNM đều bị bán ròng rất ít. VCB, HDB, PVT, DPM, HPG, SBT bị bán ròng lớn hơn cả. Trong số này HPG và SBT bị xả rất mạnh nhưng HPG biến động bình thường lúc đóng cửa, vẫn chỉ giảm 1,53% như trong đợt khớp lệnh liên tục. SBT thậm chí còn phục hồi ở đợt ATC, thu hẹp mức giảm xuống 0,29%.
Phía mua ròng khối này hầu như không mua blue-chips ngoài SSI, VJC, còn lại là KBC, HAG, DXG, PVD, SCS, PPC và chứng chỉ quỹ.
Theo vneconomy.vn
Bầu Đức "khởi sắc"; Ông Trần Đình Long tính "xuống tiền lớn" khuấy động Hưng Yên
Nhà đầu tư đang phản ứng tích cực với thông tin tái cơ cấu tại Hoàng Anh Gia Lai. Trong khi đó, HPG vẫn giảm bất chấp thông tin doanh nghiệp này đang gây chú ý với kế hoạch làm hàng loạt dự án tại Hưng Yên.
Trong phiên chiều qua (25/6), các chỉ số diễn biến tiêu cực với xu hướng giảm khá rõ rệt. VN-Index mất 2,72 điểm tương ứng 0,28% còn 960,13 điểm trong khi HNX-Index mất 0,63 điểm tương ứng 0,6% còn 104,15 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về các mã giảm giá. Có 335 mã giảm, 23 mã giảm sàn so với 244 mã tăng và 38 mã tăng trần.
Thanh khoản có cải thiện đáng kể so với phiên giao dịch sáng, song nhìn chung vẫn chỉ duy trì mức thấp. Trên HSX có 164,34 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.610,12 tỷ đồng và trên HNX là 20,77 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 307,41 tỷ đồng.
Chủ tịch Hoà Phát, ông Trần Đình Long từng là ông bầu bóng đá
Cổ phiếu HPG của Hoà Phát hôm qua giảm phiên thứ hai liên tiếp trong tuần, mất hơn 1% còn 23.100 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên thanh khoản đạt tốt với gần 5,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hoà Phát (một doanh nghiệp thuộc tập đoàn này) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên xin chấp thuận chủ trương đầu tư một loạt dự án, khu công nghiệp.
Cụ thể, doanh nghiệp này đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép được đầu tư xây dựng dự án nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Quốc lộ 38 tại thị xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi theo hình thức BT.
Đồng thời, đề nghị được nghiên cứu, lập quy hoạch Dự án Khu công nghiệp Tân Phúc quy mô 300ha, Khu công nghiệp Bãi Sậy 300ha, Khu đô thị tại thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên quy mô diện tích 150ha.
Trước đề xuất của công ty, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ vào các quy định hiện hành và đề xuất xin chấp thuận chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Quốc lộ 38 để thẩm định và tham mưu UBND tỉnh thực hiện.
Theo ghi nhận của VDSC, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm ít hơn mặt bằng chung, khi chỉ số VN30-Index giảm 0,44 điểm (0,05%). Đóng góp chủ yếu vào sự tích cực này là 3 cổ phiếu CTD (4,1%), FPT (3%) và NVL (1%).
Đáng chú ý là CTD có phiên tăng mạnh đầu tiên sau chuỗi giảm điểm kéo dài trước đó. Phía giảm điểm là các cổ phiếu như CTG (1,6%), DPM (1,2%), PNJ (1,2%), REE (1,2%), HPG (1,1%) ...
Sự phân hóa tiếp tục diễn ra giúp một số cổ phiếu Midcap vẫn có cơ hội tăng điểm ngược thị trường chung. FCN gây bất ngờ lớn khi tăng trần nhờ phiên ATC, dù trong phiên cổ phiếu này vẫn giao dịch ở mức giá đỏ.
Diễn biến tương tự xuất hiện ở NBB giúp cổ phiếu này đóng cửa tăng 6,5%. Ngoài ra, hai cổ phiếu của Bầu Đức cũng có ngày khởi sắc khi HAG tăng 3,5% và HNG tăng 4,7%.
Gần đây SCIC đã công bố danh sách doanh nghiệp dự kiến thoái vốn trong năm 2019, trong đó có những cái tên như VNM, FPT, BMI, VEC, DMC ... Việc FPT tăng 3%, BMI tăng 5,5%, VEC tăng 8,3%... cùng tăng trong phiên có thể xuất phát từ kỳ vọng của nhà đầu tư vào đợt thoái vốn này.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ ba liên tiếp trên HOSE nhưng giá trị bán ròng đang giảm dần, chỉ còn 57,5 tỷ, tập trung chủ yếu vào SBT (28,3 tỷ đồng), SVI (21 tỷ đồng), VNM (18,6 tỷ đồng), POW (15,7 tỷ đồng) ...
VDSC cho rằng, thị trường điều chỉnh nhẹ khi các chỉ số phục hồi tới các ngưỡng kháng cự ngắn hạn. Áp lực bán khá mạnh ở phần lớn các cổ phiếu, tuy nhiên vẫn có một số cổ phiếu tăng điểm nhờ những câu chuyện, những kỳ vọng riêng. Tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới khi kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp sắp lộ diện.
Theo Dân trí
VN-Index mất gần 3 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp Đóng cửa phiên giao dịch 25-6, chỉ số VN-Index giảm 2,72 điểm (0,28%) còn 960,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 164 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.610 tỉ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng và 180 mã giảm. HNX-Index đóng cửa ở mức 104,15 điểm, giảm 0,63 điểm (0,6%). Khối lượng giao dịch đạt trên 24,8 triệu cổ phiếu,...