Chứng khoán châu Á vẫn bật tăng bất chấp mối lo mới của kinh tế toàn cầu
Sắc xanh vẫn phủ rộng thị trường chứng khoán châu Á phiên sáng 24/9 sau thông tin bất lợi về tình hình sản xuất công nghiệp ở châu Âu và lo ngại tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.
Sắc xanh phủ rộng thị trường chứng khoán châu Á phiên sáng 24/9. Ảnh: AFP
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,34% dù 2 mã cổ phiếu nặng ký của Fast Retailing và Softbank Group giảm lần lượt 0,97% và 0,84%. Chỉ số Topix cũng tăng 0,64%.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi chủ yếu giao dịch đi ngang. Đáng chú ý, cổ phiếu Hyundai Motor tăng 1,13%. Chỉ số L&P/ASX 200 của Australia lên điểm 0,12%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích 0,06%.
Video đang HOT
Dữ liệu công bố ngày 24/9 làm dấy lên lo ngại kinh tế toàn cầu trở nên xấu đi. Theo số liệu nhà cung cấp thông tin toàn cầu IHS Markit công bố, hoạt động sản xuất chế tạo tháng 9 của Đức lao đáy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ của Đức trong tháng 9 cũng tăng trưởng chậm nhất kể từ đầu năm nay.
“Việc chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thấp báo hiệu Đức có thể bước vào giai đoạn suy thoái kỹ thuật nhẹ trong quý III – điều mà ngân hàng trung ương của Đức Bundesbank đánh giá là rủi ro trong báo cáo hàng tháng mới đây”, ông Tapas Strickland, giám đốc kinh tế và thị trường tại Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) nhận định. Dù mới chỉ coi là rủi ro, nhưng triển vọng kích thích tài khóa vẫn mờ mịt, ông Strickland nói thêm.
Cũng theo IHS Markit, hoạt động sản xuất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm xuống mức thấp hơn 6 năm qua, trong khi ngành dịch vụ của khu vực này tăng trưởng chậm nhất trong 8 tháng qua.
Nhà đầu tư tiếp tục theo sát diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Phía Trung Quốc đã nhập khẩu 10 tàu đậu nành của Mỹ sau cuộc đàm phán thương mại (cấp thứ trưởng) giữa hai bên cuối tuần trước.
Chứng khoán Mỹ ngày 23/9 kết thúc phiên giao dịch êm ả. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 14,92 điểm lên 26.949,99, trong khi S&P 500 chốt phiên không mấy biến động ở mức 2.991,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,1% còn 8.112,46 điểm.
Chỉ số USD so với các đồng tiền mạnh khác trượt nhẹ từ 98,7 phiên hôm qua 23/9 xuống còn 98,644. Đồng yên Nhật giao dịch ở mức 107,57 JPY đổi 1 USD. Đồng đô la Australia trượt giá và trao tay ở mức 1 AUD “ăn” 0,6777 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sụt giảm sáng nay. Dầu Brent giao kỳ hạn trượt giá 0,45% xuống 64,48 USD/thùng, trong khi dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,39% còn 58,41 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Các TTCK châu Á diễn biến trái chiều trong phiên ngày 29/8, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng trước các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và quan ngại về nguy cơ suy thoái.
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều . Ảnh: TTXVN
Hầu hết các thị trường chứng khoán ở châu Á mở phiên trong sắc đỏ, nhưng sau đó một số thị trường đã "lội ngược dòng". Chỉ số Shanghai Composite tại Thương Hải và chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo đồng loạt giảm 0,1%. lần lượt xuống 2.890,92 điểm và 20.460,93 điểm. Các thị trường Seoul và Wellington đều để mất 0,4 percent, trong khi thị trường Mumbai giảm 1%.
Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 0,3% lên 25.703,50 điểm sau ba phiên giảm điểm trước đó, trong khi các thị trường Sydney, Singapore, Taipei và Manila cũng đều khép phiên trong vùng dương.
Tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư giao dịch cầm chừng khiến thanh khoản đạt thấp. Các chỉ số chìm trong sắc đỏ gần như suốt phiên giao dịch, chỉ đến những phút cuối VN - Index mới bứt lên khỏi mốc tham chiếu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/8, chỉ số VN - Index tăng 1,33 điểm lên 978,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 138,39 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 3.375,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 134 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 154 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,38 điểm xuống 101,94 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 20,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 274 tỷ đồng. Toàn sàn có 52 mã tăng giá, 57 mã đứng giá và 81 mã giảm giá.
Tâm lý lo ngại vẫn chi phối thị trường sau các màn tấn công bằng thuế quan mang tính "ăn miếng trả miếng" của Mỹ và Trung Quốc hồi cuối tuần qua. Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cho biết các quan chức hàng đầu của hai nước đã có cuộc điện đàm và các cuộc đàm phán sẽ sớm được nối lại, nhưng Trung Quốc vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại và chưa có sự rõ ràng trong kế hoạch cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giới đầu tư dường như đang chuẩn bị cho một kịch bản suy thoái kinh tế. Lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ kỳ hạn hai năm đã giảm xuống dưới lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, hiện tượng vẫn được xem là dấu hiệu của một đợt suy thoái đang đến gần.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ kỳ hạn 30 năm đã ghi nhận mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư đánh cược vào khả năng kinh tế suy yếu trong dài hạn./.
Khánh Ly (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều ngày 27/8 Các thị trường chứng khoán ở châu Á diễn biến trái chiều trong ngày 27/8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được nối lại. Vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 27/8, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) tăng 1% lên...