Chứng khoán châu Á tăng mạnh bất chấp chiến tranh thương mại leo thang
Chứng khoán châu Á vẫn tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/9 trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD trong khi chỉ số Topix kết thúc phiên tăng 1,81% lên 1.759,88 USD.
Một góc Sàn chứng khoán Tokyo (Ảnh: Getty Images)
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã tăng 0,26% và kết thúc phiên ở mức 2.308,98 USD sau biến động của các cổ phiếu blue-chip (do các công ty vốn hóa lớn phát hành). Cổ phiếu của Samsung Electronics và Huyndai Motor đều tăng lần lượt ở các mức 0,78% và 0,39%, trong khi cổ phiếu của Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) trượt giá 1,01%.
Trong khi đó, theo đà giảm điểm của nhóm chứng khoán năng lượng (giảm 1,53%), ASX 200 của Australia trở thành chỉ số hiếm hoi giảm điểm với mức giảm 0,38% và chốt phiên ở mức 6.161,5 USD.
Tại Trung Quốc, các thị trường đã phục hồi so với những phiên rớt giá trước đó. Lúc 3h30 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) đã tăng 0,6% bất chấp trước đó cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Tencent giảm 0,25%.
Video đang HOT
Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,82% và chốt phiên ở mức 2.699,95 USD trong khi chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,976% để kết thúc phiên ở mức 1.404,15 USD.
Chiến tranh thương mại lại nóng lên
Về phía Mỹ, ngày 17/9 Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và mức thuế này sẽ được điều chỉnh tăng lên 25% vào cuối năm nay.
Trước đó, Mỹ đã đánh thuế bổ sung lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng đã đánh thuế trả đũa lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, khiến cho nhiều nông dân Mỹ lao đao.
Đầu tháng 9, truyền thông thế giới đưa tin Mỹ đang tìm cách tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng, tâm điểm chú ý hiện nay đang dồn vào phản ứng của Trung Quốc trước đòn thuế quan mới đây của Mỹ.
Theo ông Rodrigo Catril, chuyên gia tỉ giá hối đoái của Ngân hàng Quốc gia Australia, về mặt khối lượng hàng hóa thì Trung Quốc không bị vướng khi áp thuế trả đũa lên hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa có thể ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa Mỹ.
Trên thị trường tiền tệ, vào lúc 3h41 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, đồng yên của Nhật Bản vẫn tiếp tục suy yếu so với đồng đô la Mỹ (USD) và giao dịch ở mức 111,94 yên đổi được 1 USD. Trong khi đồng đô la Australia (AUD) tăng giá và giao dịch ở mức 1 AUD đổi được 0,7914 USD.
Đồng USD giao dịch ở mức 94,529 điểm. Theo các nhà phân tích của Ngân hàng Commonwealth của Australia, nếu Trung Quốc quyết định hủy đàm phán thương mại để đáp trả biện pháp thuế quan mới đây của Mỹ, đồng USD có thể gỡ lại những mất mát trượt giá trong thời gian gần đây./.
CTV Hồng Quang/VOV.VNTheo CNBC
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Làm giảm thu ngân sách, tăng chi phí trả nợ vay của Việt Nam
Việc tăng lãi suất đồng USD và hiệu ứng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động lên ngân sách và nợ công của Việt Nam trên hai phương diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ có tác động nhất định tới tình hình ngân sách của Việt Nam. (Ảnh minh hoạ).
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) vừa công bố báo cáo về tình hình tài khóa, ngân hàng của Việt Nam. Theo đó, Ủy ban này đã chỉ ra một số yếu tố có thể tác động tới cân đối ngân sách, nợ công của Quốc gia.
Cụ thể, theo NFSC, FED tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí trả nợ vay của Chính phủ trong bối cảnh tỷ trọng lãi suất thả nổi có xu hướng tăng.
Đáng lưu ý, việc tăng lãi suất đồng USD và hiệu ứng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động lên ngân sách và nợ công của Việt Nam trên hai phương diện.
Thứ nhất, Mỹ đã áp thuế lên một số mặt hàng thương mại của Việt Nam tương tự như Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu từ hoạt động xuất khẩu.
Thứ hai, đồng Nhân dân tệ đã giảm giá và có thể còn tiếp tục phá giá trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang gây áp lực lên tỷ giá trong nước theo hướng giảm giá VND, từ đó tác động tới chi phí trả nợ vay của Chính phủ.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia còn lưu ý, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả nếu tăng đột biến như năm 2017 có thể ảnh hướng đến giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia (hiện đang ở mức 49% GDP, tiệm cận ngưỡng 50% GDP).
Theo báo cáo, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả đã tăng đột biến, cuối năm 2017 ở mức 21,9 tỷ USD, tăng 73% so với năm 2016, cao hơn mức tối đa 10%/năm của hạn mức tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018.
NFSC cho rằng, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước còn một số vấn đề đáng lưu tâm. Trong đó, thu nội địa đến hết tháng 7/2018 đạt mức dự toán khá (56,5% dự toán) nhưng có tới 5/12 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ, trong đó đáng chú ý là thuế thu nhập doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Nhà nước mứi đạt 49.3% dự toán.
Cùng với đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tuy có cải thiện nhưng vẫn chậm, đến nay vẫn còn 2,9% dự toán Quốc hội quyết định chưa được giao cho các Bộ, ngành địa phương và có tới 11 đơn vị Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10% dự toán.
Theo Dân trí
Thủ tướng: Việt Nam sẽ tìm hướng đi mới ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Trả lời phỏng vấn trên Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ sử dụng kết hợp các thoả thuận thương mại và cải cách trong nước để có thể vượt qua những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung...