Chứng khoán châu Á ngập trong sắc đỏ phiên cuối tuần
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà giảm của các cổ phiếu châu Á trong phiên giao dịch 22/5
Chứng khoán châu Á ngập trong sắc đỏ. Ảnh: Reuters
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà giảm của các cổ phiếu châu Á trong phiên giao dịch 22/5, sau khi Trung Quốc có kế hoạch ban hành dự luật an ninh quốc gia mới đối với khu hành chính đặc biệt Hong Kong. Động thái này có nguy cơ thổi bùng lên những căng thẳng địa chính trị và khiến giới đầu tư “phớt lờ” việc Mỹ và châu Âu nới lỏng các lệnh phong tỏa xã hội.
Kết thúc phiên này, chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong kong giảm mạnh 1.349,89 điểm (5,56%), đóng cửa ở mức 22.930,14 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ số Shanghai Composite cũng để mất 54,16 điểm (1,89%), chốt phiên ở mức 2.813,77 điểm.
Xu hướng giảm điểm cũng diễn ra tại các thị trường chứng khoán khác của khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Cụ thể, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 164,5 điểm (0,8%), xuống 20.388,16 điểm, do những lo ngại về căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung. Các thị trường Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Manila và Mumbai cũng đều chứng kiến mức giảm hơn 1% trong phiên này.
Những lo ngại về căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung đã “lấn át” những thông tin về việc nới lỏng phong tỏa xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới. Giới quan s át nhận định giai đoạn dịch COVID-19 gây tổn thương nặng nề nhất cho nền kinh tế toàn cầu đã đi qua. Tuy nhiên, Mỹ vừa công bố báo cáo cho hay số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của nước này trong tuần trước tăng thêm 2,43 triệu đơn, nâng tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu kể từ khi Mỹ áp lệnh phong tỏa hồi giữa tháng Ba lên 38,6 triệu đơn.
Tại thị trường Việt Nam, khép lại phiên giao dịch ngày 22/5, chỉ số VN-Index giảm 9,99 điểm (1,16%), xuống 852,74 điểm, còn chỉ số HNX-Index lại tăng 1,3 điểm 91,23%), lên 107,04 điểm. /.
Thị trường tài chính 24h: Cảnh báo lạc quan quá đà
VN-Index leo lên trên 850 điểm; Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét nới room tín dụng nếu cần thiết; Cảnh báo sự lạc quan quá đà trên thị trường chứng khoán; Khối ngoại trở lại từ từ; Hạ lãi suất, thị trường chứng khoán có thực được hưởng lợi?; Chứng khoán châu Á đa số nhích lên; Nỗi đau chia đều trên thị trường dầu mỏ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 20/5 tăng 20.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 48,65 - 49,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Video đang HOT
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 12,7 USD lên 1.744,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên trên 1.750 USD/ounce và gần như chỉ đi ngang cho đến cuối giờ chiều . Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 9,3 USD lên 1.754,9 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,05% lên 99,43 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức là 23.249 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.360 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,08 USD ( 0,25%), lên 32,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,36 USD ( 1,04%), lên 35,01 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lên trên 850 điểm
Trong phiên sáng, khi chỉ số chủ yếu giằng co nhẹ quanh tham chiếu do sự phân hóa giữa các cổ phiếu lớn.
Bước vào phiên chiều, lực cầu gia tăng đã kéo nhiều mã tăng trở lại, trong đó có những mã nổi sóng lên mức giá trần, qua đó, kéo VN-Index đi lên dân đều và chốt phiên ở mức cao nhất ngày, lấy lại được mốc 850 điểm.
Nâng bước thị trường là 2 cổ phiếu nhón Vingruop là VHM 5,33% và VRE 6,63%, cùng với đó là điểm sáng khác tại GVR 4,07% và STB 5,05
Đáng kể, ROS từ sắc đỏ của phiên sáng đã leo lên mức giá trần khi đóng cửa, khớp 13,94 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới gần 8,8 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,67 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 106,22 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/5: VN-Index tăng 6,99 điểm ( 0,83%), lên 852,91 điểm; HNX-Index giảm 1,88 điểm (-1,73%), xuống 106,94 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22 điểm ( 0,4%) lên 54,01 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng khi mở cửa phiên thứ Ba. Tuy nhiên, đà tăng không mạnh như phiên đầu tuần mà giằng co quanh hoặc sát mốc tham chiếu.
Đến cuối phiên, sau khi có báo cáo từ STAT News đặt câu hỏi về tính hợp lệ của kết quả thử nghiệm vắc-xin của Moderna được đưa ra, giới đầu tư đã giật mình ồ ạt bán ra, đẩy các chỉ số chính của phố Wall lao mạnh.
Kết thúc phiên 19/5, chỉ số Dow Jones giảm 390,51 điểm (-1,59%), xuống 24.206,86 điểm. Chỉ asố S&P 500 giảm 30,97 điểm (-1,05%), xuống 2.922,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 49,72 điểm (-0,54%), xuống 9.185,10 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản thêm một phiên tăng, được hỗ trợ bởi thông tin chính phủ sẽ dỡ bở tình trạng khẩn cấp đối với 2 thành phố lớn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,79% lên 20.595,15 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,58% lên 1.494,69 điểm.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với Osaka và Kyoto vào ngày mai, sau khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 giảm xuống dưới dự báo.
Tâm lý nhà đầu tư cũng có một sự thúc đẩy sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cho biết, sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Sáu để quyết định các chi tiết của chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Nhóm cổ phiếu kim loại màu, than và xây dựng là ba lĩnh vực hoạt động tốt nhất trên bảng điện tử.
Phiên hôm nay, Sony Financial Holdings Inc (Sony FH) đã tăng 7,6%, sau dư âm về thông báo hôm qua của Sony Corp, khi cho biết sẽ mua số cổ phần để nắm giữ 100% vốn tại Sony FH với trị giá khoảng 400 tỷ yên (3,7 tỷ USD).
Japan Exchange Group Inc và Kakaku.com Inc lần lượt tăng 3,9% và 3,7%, theo suy đoán, 1 trong 2 có thể thay thế Sony FH vào bộ chỉ số Nikkei 225.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi thông báo kế hoạch kinh tế đất nước, trong các cuộc họp chính trị hàng năm.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,51% xuống 2.883,74 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,53% xuống 3.935,22 điểm.
Giới đầu tư dừng lại quan sát, chờ đợi diễn biến của 2 kỳ họp quan trọng của Trung Quốc là Kỳ họp quốc hội (NPC) và Hội nghị tham vấn chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC) sẽ khai mạc trong tuần này.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, với hy vọng kích thích kinh tế trong cuộc họp chính trị thường niên của Quốc hội Trung Quốc bắt đầu vào thứ Sáu này.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,05% lên 24.399,95 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,15% lên 9.898,00 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1%, ngành CNTT tăng 1,71%, tài chính giảm 0,22% và bất động sản giảm 0,64%.
Chứng khoán Hàn Quốc ghi nhận tăng phiên thứ 4 liên tiếp, khi giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào các hỗ trợ chính sách của chính phủ để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch Covid-19.
Chính phủ và ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, sẽ thiết lập một cơ chế đặc biệt trị giá 10.000 tỷ won để mua lại trái phiếu từ các công ty có xếp hạng tín dụng thấp.
Bên cạnh đó, gói cứu hỗ trợ tài chính lần hai trị giá 10.000 tỷ ưon sẽ được triển khai trong 6 tháng và có thể được mở rộng lên 20.000 tỷ ưon tùy thuộc vào tình hình.
Kết thúc phiên 20/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 161,70 điểm ( 0,79%), lên 20.595,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,84 điểm (-0,51%), xuống 2.883,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 11,82 điểm ( 0,05%), lên 24.399,95 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 9,03 điểm ( 0,46%), lên 1.989,64 điểm.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên giao dịch 20/5 Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày 20/5. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều. Ảnh: Reuters Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày 20/5, khi xu hướng bán tháo chốt lời diễn ra hai ngày liên tiếp đã mất dần động lực, do...