Chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm
Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong phiên chiều 26/7, khi nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed ) sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.
Chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm . Ảnh minh họa: TTXVN
Phiên này, chứng khoán Nhật Bản chấm dứt chuỗi tăng điểm ba phiên liên tiếp do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Đóng cửa phiên 26/7, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,45% (98,4 điểm) xuống 21.658,15 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán Hàn Quốc đã kéo dài chuỗi giảm điểm sang phiên thứ ba liên tiếp do lập trường ít ôn hòa hơn của Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) và kết quả kinh doanh theo quý không mấy lạc quan của các công ty đã chi phối tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul phiên này giảm 0,4% (8,22 điểm) xuống 2.066,26 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 0,69% (196,56 điểm) xuống 28.397,74 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải là điểm sáng hiếm hoi của khu vực châu Á khi tăng nhẹ 0,2% lên 2.944,54 điểm.
Video đang HOT
Còn tại Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch 26/7, chỉ số VN-Index giảm 1,6 điểm (0,16%) còn 993,35 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 152 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.155 tỷ đồng. Toàn sàn có 121 mã tăng và 181 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 106,4 điểm, giảm 0,36 điểm (0,34%). Khối lượng giao dịch đạt trên 35 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 355 tỷ đồng. Toàn sàn có 93 mã tăng và 65 mã giảm.
Sự suy giảm tại các thị trường châu Á diễn ra sau khi các chỉ số chính tại thị trường Phố Wall phiên trước đó giảm điểm đáng kể.
Trong những tuần gần đây, chứng khoán Mỹ đã được củng cố đáng kể bởi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc hộp tuần tới. Nhưng những số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, bao gồm doanh số bán các hàng hóa lâu bền gia tăng trong tháng Sáu, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về một thông báo ít “ôn hòa” hơn của Fed.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia chỉ ra những số liệu gần đây cũng cho thấy, cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh chưa có tác động “khủng khiếp” đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, qua đó càng làm giảm hy vọng về một quyết định hạ lãi suất từ Fed.
Mở cửa thị trường chứng khoán châu Âu phiên 26/7, các chỉ số chính đều đứng vững. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) tăng 0,2% lên 7.503,82 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) cũng tiến 0,2% lên 12.384,04 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lại hầu như không đổi so với mức đóng phiên hôm 25/7 khi đứng ở mức 5.578,17 điểm./.
H.Thủy (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Các ngân hàng Eurozone đang siết chặt quy định cấp tín dụng
Eurozone đang siết chặt quy định về cấp tín dụng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang xem xét biện pháp ứng phó tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Trụ sở của ECB ở Frankfurt am Main, Tây Đức. AFP/TTXVN
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 23/7 cho biết các ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang siết chặt các quy định về cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang xem xét các biện pháp ứng phó tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Theo cuộc khảo sát đối với 144 ngân hàng ở Eurozone, các ngân hàng ở khu vực này đã nâng cao các quy định đối với các đối tượng đi vay là doanh nghiệp và hộ gia đình trong quý II/2019.
Trong khi các ngân hàng ở Đức, Pháp và Italy đã siết chặt các tiêu chuẩn quy định đối với tín dụng cấp cho doanh nghiệp, các ngân hàng ở Tây Ban Nha vẫn giữ nguyên những quy định về vấn đề này còn các ngân hàng tại Hà Lan lại nới lỏng các quy định tương ứng.
Trong khi đó, cuộc khảo sát trên cũng cho thấy các doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng tiếp tục gia tăng trong quý II/2019 do mặt bằng lãi suất thấp và đầu tư cố định cũng như các thương vụ sáp nhập và mua lại.
Nhu cầu đối với các khoản vay thế chấp gia tăng nhờ sự sôi động của thị trường nhà đất ở các nước thành viên Eurozone cũng như niềm tin của người tiêu dùng đi lên cho dù mức tăng trưởng về nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng chậm lại chút ít.
Chủ tịch ECB Mario Draghi dự kiến sẽ công bố chi tiết phản ứng của ECB đối với tình trạng hoạt động kinh tế "giảm tốc" và mức tăng giá cả đã tác động như thế nào tới Eurozone trong bối cảnh diễn ra xung đột thương mại, bất ổn địa chính trị và sự suy yếu ở các thị trường mới nổi.
Hồi tháng 6/2019, ECB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Eurozone trong tài khóa 2020-2021 lần lượt từ 1,6% xuống 1,4% và từ 1,5% xuống 1,4%. khi những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế khu vực này không có dấu hiệu hạ nhiệt./.
Anh Quân (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng trước kỳ vọng Fed hạ lãi suất Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên chiều 19/7 khi có những chỉ dấu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể "mạnh tay" cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng này. Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng trước kỳ vọng Fed hạ lãi suất . Ảnh: Reuters Phát biểu tại một sự kiện học...