Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm ngày 19/6
Vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 19/6, các thị trường chứng khoán ở châu Á đồng loạt tăng điểm nhờ giới đầu tư khá lạc quan với việc các nước đang dần nới lỏng lệnh phong tỏa đã áp dụng trước đó.
Cụ thể, đóng cửa ngày giao dịch 19/6, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường chứng khoán Tokyo ( Nhật Bản) tăng 0,6% lên 22,478,79 điểm, chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,73% (178,95 điểm) lên 24.643,89 điểm.
Chứng khoán châu Á tăng điểm phiên 19/6. Ảnh: EPA/TTXVN
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 1% lên 2.967,63 điểm, còn chỉ số KOSPI của thị trường Seoul (Hàn Quốc) tăng 0,37% (7,84 điểm) lên 2.141,32 điểm.
Các báo cáo cho hay việc Trung Quốc cam kết tăng cường mua nông sản của Mỹ như một phần thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước cũng hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư. Sau giai đoạn tăng điểm nhờ việc tái mở cửa nền kinh tế của các nước cũng như các gói hỗ trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD của các nước, các thị trường chứng khoán trên thế giới hiện đang chờ đợi “chất xúc tác” tiếp theo như việc công bố điều chế và thử nghiệm thành công vắc-xin COVID-19.
Trong khi các nước tiếp tục nới lỏng các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 vốn ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và việc làm, dịch bệnh này đang có dấu hiệu bùng phát trở lại ở một số nơi như Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đức, Florida (Mỹ). Theo nhà phân tích Ray Attrill của Ngân hàng Quốc gia Australia, những quan ngại về sự lan rộng dịch COVID-19 ở một số bang của Mỹ với tỷ lệ người mắc COVID-19 đang gia tăng diễn ra tiếp sau sự bùng phát trở lại dịch COVID-19 mới đây ở Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, chốt phiên 19/6, chỉ số VN-Index tăng 13,29 điểm (1,55%) lên 868,56 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 2,62 điểm (2,33%) lên 115,36 điểm./.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 6/3
Tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh chóng đã tạo áp lực lên các nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại về sự suy thoái toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên ngày 6/3 trong bối cảnh các nhà phân tích cảnh báo tình hình bất ổn do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 6/3 . Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù chính phủ và các ngân hàng trung ương đã công bố hay chuẩn bị tung ra các biện pháp kích thích, song tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh chóng đã tạo áp lực lên các nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại về sự suy thoái toàn cầu.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 2,7% xuống 20.749,75 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 2,3% xuống 26.146,67 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải để mất 1,2% xuống 3.034,51 điểm.
Các thị trường chứng khoán Sydney, Seoul, Bangkok và Jakarta đều giảm hơn 2%, còn chứng khoán Singapore, Wellington, Đài Bắc và Manila giảm hơn 1%. Chứng khoán Mumbai giảm 3%, trong đó giá cổ phiếu của Yes Bank có lúc giảm hơn 70% sau khi Ngân hàng trung ương nước này nắm quyền kiểm soát và áp đặt hạn chế rút tiền do gặp khó khăn về tài chính.
Dịch COVID-19 đã gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh quốc tế, du lịch, trường học và các sự kiện thể thao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có quá nhiều quốc gia chưa triển khai tất cả những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh gây chết người này.
Cùng ngày, S&P Global cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này có thể khiến các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại 211 tỷ USD trong năm nay và đẩy tăng trưởng xuống mức 4%, mức yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên, chỉ số VN-Index giảm 0,21% xuống 891,44 điểm, còn chỉ số HNX-Index hạ 1,19% xuống 113,66 điểm./.
Minh Hằng (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á đồng loạt ghi điểm trong phiên 3/6 Trong phiên giao dịch ngày 3/6, thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu giữa lúc có thêm nhiều quốc gia nới lỏng các lệnh phong tỏa xã hội, bất chấp căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung và bất ổn tại Mỹ do các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt...