Chứng khoán châu Á đỏ sàn khi căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Sắc đỏ bao phủ hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 8/1.
Chứng khoán châu Á. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, biên độ giảm đã được thu hẹp vào cuối phiên, giữa bối cảnh giá dầu giảm nhẹ sau khi Iran nã hàng chục tên lửa đất đối đất vào căn cứ không quân Ain Al-Asad của Iraq, nơi quân đội Mỹ đồn trú, nhằm trả đũa Washington sau vụ không kích của Mỹ khiến Tướng Qassem Soleimani của Iran thiệt mạng.
Chốt phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,72%, sau khi giảm hơn 1% vào đầu phiên. Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 370,96 điểm (1,57%), xuống 23.204,76 điểm. Trong khi đó, đồng yen của Nhật Bản, vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ bất ổn, đã tăng so với đồng USD.
Tâm lý bất an gia tăng trên thị trường tài chính sau vụ Iran tấn công trả đũa Mỹ sáng 8/1 khiến chỉ số thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KOSPI) và chỉ số sàn giao dịch KOSDAQ đồng loạt giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch 8/1, chỉ số KOSPI dừng ở mức 2.151,3 điểm, giảm 24,23 điểm (1,11%) so với phiên giao dịch trước đó. Nhà nghiên cứu Lee Young-gon thuộc công ty đầu tư tài chính Hana nhận định rủi ro địa-chính trị từ khu vực Trung Đông đang là yếu tố tác động xấu nhất lên thị trường chứng khoán. Chiều 8/1, truyền thông Iran đưa tin đã có hơn 80 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Lo ngại của dư luận về phản ứng của Washington khiến các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm điểm.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 8,8 điểm (0,13%), xuống 6.817,60 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đỏ sàn, giữa bối cảnh thị trường toàn cầu chao đảo do căng thẳng Mỹ-Iran leo thang. Khép lại phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 37,91 điểm (1,22%) và 234,14 điểm (0,83%), xuống 3.066,89 điểm và 28.087,92 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/1 tại thị trường Việt Nam, VN- Index giảm gần 10 điểm xuống 948,98 điểm và HNX – Index giảm 1,09 điểm xuống 100,33 điểm. Thanh khoản tăng vọt trong phiên này. Cụ thể, trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh cổ phiếu tới hơn 319,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.196,4 tỷ đồng. Tính chung trên cả 2 sàn, có tới 351 mã giảm giá, trong khi chỉ có 123 mã tăng giá./.
Minh Trang (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tiên của thập niên mới
Thị trường chứng khoán châu Á bước vào phiên giao dịch đầu tiên của thập niên mới vào ngày 2/1/2020, sau khi chứng khoán toàn cầu khép lại phiên giao dịch trước với các mức cao kỷ lục.
Các nhà đầu tư theo dõi bảng chỉ số chứng khoán tại Ngân hàng quốc gia Arab ở Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thị trường Trung Quốc dẫn đầu đà khởi sắc trong phiên này sau khi Bắc Kinh triển khai chương trình nới lỏng tiền tệ mới nhằm kích thích sức tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại của kinh tế nước này.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 2/1, chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,35%, sau khi ghi nhận mức tăng 5,6% trong tháng 12/2019. Chỉ số này đạt mức cao kỷ lục 567,8 điểm vào ngày 27/12 vừa qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/12 cho biết lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí trong tháng 12 vừa qua sẽ được tiến hành vào ngày 15/1 tới. Kỳ vọng vào một giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã giúp thị trường cổ phiếu liên tục đi lên trong thời gian qua, song lại làm đồng USD xuống giá. Với thỏa thuận đạt được, Mỹ tuyên bố sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12 vừa qua, cũng như sẽ hạn chế một số mức thuế đã được áp vào hàng hóa Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc quyết định hủy kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, đồng thời tăng cường nhập khẩu lúa mỳ và ngô của Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 1/1/2020 cho biết, ngân hàng này sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, đồng thời triển khai các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ trị giá hơn 100 tỷ USD. Động thái này được đưa ra giữa lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế nước này, vốn đang ở mức yếu nhất trong gần ba thập kỷ qua. Stephen Halmarick, nhà phân tích từ ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, dự báo PBoC có thể duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ tới hết năm 2020 nhằm đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6% như mục tiêu nước này đề ra.
Tại thị trường Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,3%, lên 3.088,22 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 1%, lên 28.477,24 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 10,60 điểm (0,16%), lên 6.694,70 điểm. Các thị trường Singapore, Đài Bắc và Jakarta cũng đồng loạt ngả sắc xanh trong phiên này. Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại giảm 0,8% do xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư và việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố quốc gia này sẽ trình làng một "vũ khí chiến lược mới" trong tương lai gần.
Theo Minh Trang (TTXVN)
Sau tin vui thương chiến, chứng khoán châu Á lĩnh gáo nước lạnh Phần lớn các chỉ số chứng khoán châu Á chốt phiên mất điểm chiều nay 18/12 trước nguy cơ Anh rời EU (Brexit) mà không có thỏa thuận. Chỉ số Shanghai Composite mất 0,18% và đóng phiên 18/12 với 3.017,04 điểm, còn Shenzhen Composite đi ngang ở mức 1.709,44. Ảnh: AFP Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite mất...