Chứng khoán châu Á đi lên bất chấp đà giảm của Phố Wall
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi lên trong phiên giao dịch chiều 2/5, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của Apple, qua đó giúp nhóm cổ phiếu công nghệ bật tăng mạnh.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các công ty năng lượng lại giảm do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ có xu hướng tăng chậm lại khi nguồn cung đầy lên.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại sàn giao dịch ở Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Giới đầu tư “phớt lờ” đà giảm của Phố Wall trong phiên giao dịch đêm trước, khi cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đều chịu áp lực đi xuống bởi tâm lý thất vọng về thái độ thờ ơ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trước số liệu lạm phát yếu của Mỹ và đẩy lùi hy vọng vào khả năng ngân hàng này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Các nhà phân tích đã đặc biệt chú ý tới nhận định của Chủ tịch Fed Jerome Powell về tình hình lạm phát tại Mỹ, sau khi Fed giữ nguyên lãi suất hiện tại và đưa ra thông báo chính sách không có bất ngờ nào lớn. Ông Powell cho rằng tỷ lệ lạm phát quá thấp hiện nay của Mỹ có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn và không thể hiện đầy đủ về tình trạng giá cả gia tăng trong thực tế.
Trong khi đó, giá cổ phiếu của công ty công nghệ Apple Inc (Mỹ) đã tăng gần 5% trong ngày 1/5, đưa giá trị thị trường của Apple tiến sát trở lại mốc 1.000 tỷ USD, trong bối cảnh báo cáo kết quả hoạt động hàng quý và dự báo lạc quan của doanh nghiệp này đã trấn an các nhà đầu tư lo ngại về doanh số điện thoại thông minh iPhone sụt giảm.
Thị trường Tokyo và Thượng Hải đều đóng cửa nghỉ lễ trong phiên này. Trong khi đó, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 9,16 điểm (0,42%), lên 2.212,75 điểm, nhờ kỳ vọng của giới đầu tư về sự phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu nước này trong thời gian tới. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 4/2019 chỉ đạt 48,86 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018, sau khi chứng kiến mức giảm 8,2% và 11,4% trong tháng 3 và tháng 2. Tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng tăng 245,07 điểm (0,83%), lên 29.944,18 điểm, nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ – Trung.
Các thị trường Wellington, Đài Bắc, Manila, Bangkok và Mumbai cũng đồng loạt ngả sắc xanh. Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 lại giảm 37,50 điểm (0,59%), xuống 6.338,40 điểm, do đà giảm của cổ phiếu khai khoáng và tài chính.
Minh Trang (TTXVN)
Theo baotintuc.vn
Chứng khoán ngày 22/4: Tiền khỏe, thị trường giảm nhẹ
Phiên sáng thị trường diễn biến tiêu cực khi tiếp tục giảm sâu, đến phiên chiều dòng tiền bắt đáy vào mạnh giúp các chỉ số chỉ còn giảm nhẹ.
Chứng khoán ngày 22/4: Tiền khỏe, thị trường giảm nhẹ. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, VN - Index giảm 0,35 điểm xuống 965,86 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 216,34 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 4.017,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 101 mã tăng giá, 51 mã đứng giá và 196 mã giảm giá.
HNX - Index cũng giảm nhẹ 0,25 điểm xuống 105,63 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 31,7 triệu đơn vị, tương ứng đạt giá trị hơn 372,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 70 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 80 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến tiêu cực là nguyên nhân khiến các chỉ số kết phiên trong sắc đỏ.
Trong rổ cổ phiếu VN30 (30 cổ phiếu có ảnh hưởng nhiều nhất lên thị trường chứng khoán) có 16 mã giảm giá, trong khi chỉ có 11 mã tăng giá. Các mã giảm giá mạnh có thể kể đến như: VNM giảm 2,6%, SSI giảm tới 3,1%, DMP giảm 2,8%, FPT giảm 1,1%, REE giảm 1,3%...
Trong khi các mã ở chiều tăng giá chỉ có mức tăng nhẹ như: MSN tăng 0,3%, NVL tăng 0,2%, PNJ tăng 0,8%, SAB tăng 1%...
Bên cạnh đó, sự đi xuống của nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng cũng tạo áp lực lớn lên thị trường. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 2 mã giữ được sắc xanh là EIB tăng 1,5%, KLB tăng 0,9%.
Hầu hết các mã cổ phiếu ngân hàng còn lại đều ở chiều giảm giá như: BID giảm 1,9%, ACB giảm 1%, CTG giảm 1,4%, STB giảm 1,7%, TCB giảm 1,9%, TPB giảm 1,6%...
Rất may, thị trường vẫn còn được nâng đỡ bởi nhóm cổ phiếu dầu khí. Dù thị trường chung diễn biến tiêu cực thì sắc xanh vẫn lan tỏa tại nhóm cổ phiếu này.
Theo đó, GAS tăng tới 2,3%, BSR tăng 1,6%, POW tăng 1,1%, PVB và PVD cũng đều tăng 1,6%, PVS tăng 2,2%.
Điểm tích cực nữa là khối ngoại vẫn mua ròng trên toàn thị trường. Theo đó, trên HNX, khối ngoại mua ròng 60.078 cổ phiếu, với giá trị mua ròng đạt 553,92 triệu đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã VGC (gần 5 tỷ đồng) và bán ròng mạnh nhất SHS (hơn 3,58 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng 447.160 cổ phiếu, tương ứng với giá trị 14,9 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh mã GEG (hơn 4,6 tỷ đồng), tiếp đến là VTP (hơn 3,6 tỷ đồng).
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 943.100 cổ phiếu, với giá trị mua ròng đạt 77,42 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh mã HPG (gần 23 tỷ đồng), tiếp đến là CTD (hơn 22,4 tỷ đồng) và bán ròng nhiều nhất DXG (hơn 15 tỷ đồng), tiếp đến là VIC (hơn 14,2 tỷ đồng).
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 22/4, với diễn biến ảm đạm của thị trường cổ phiếu Trung Quốc và nhiều thị trường đóng cửa nghỉ lễ.
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hạ 0,3%, rời xa khỏi ngưỡng cao nhất chín tháng ghi nhận hồi tuần trước, khi các số liệu kinh tế Trung Quốc tăng vượt dự báo và quan ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế thế giới đã được xoa dịu phần nào.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng nhẹ 17,34 điểm (0,08%), lên 22.217,90 điểm, giữa bối cảnh thị trường đang "khan" các chỉ dấu mới để định hướng đầu tư, còn hầu hết các thị trường nước ngoài đóng cửa nghỉ lễ Phục Sinh. Trong khi đó, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng chỉ "nhích" nhẹ khi giới đầu tư có xu hướng thận trọng trước mùa công bố lợi nhuận doanh nghiệp quý I. Đóng cửa phiên này, chỉ số Kospi tăng 0,5 điểm (0,02%), lên 2.216,65 điểm.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải lại đỏ sàn do đồn đoán rằng các nhà chức trách nước này sẽ hạn chế chính sách nới lỏng tiền tệ sau khi xuất hiện một số dấu hiệu cho thất nền kinh tê slowns thứ hai thế giới đang dần ổn định. Khép phiên, chỉ số Shanghai Composite mất 55,76 điểm (1,7%), xuống 3.215,04 điểm.
Xét tới thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD- thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ- cũng hạ xuống 97,891 trong phiên này. Đồng euro cũng gần như không biến động so với đồng USD, giao dịch ở mức 1,1239 USD/euro. Trong khi đó, đồng USD cũng ổn định so với đồng yen, đứng ở mức 111,925 yen/USD./.
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á giao dịch "nhạt nhòa" phiên sáng 11/3 Các thị trường chứng khoán châu Á khởi động tuần mới khá ảm đạm khi số liệu việc làm mới nhất của Mỹ làm tăng thêm sự hoài nghi về "sức khỏe" của nền kinh tế thế giới. Chứng khoán châu Á diễn biến mờ nhạt. Ảnh: EPA/TTXVN Trong lúc giới đầu tư cũng có tâm lý thận trọng trước cuộc bỏ phiếu...