Chứng khoán Bản Việt (VCI) sẽ phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu, bổ sung vốn cho tự doanh và margin
Theo nghị quyết Hội đồng Quản trị CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI), công ty sẽ phát hành riêng lẻ 1.200 tỷ đồng trái phiếu năm 2020 và 2021, chia thành 2 đợt phát hành.
Trong đó, đợt 1 dự kiến từ 11/2020 – 1/2021, đợt 2 từ tháng 6/2021 – 8/2021, mỗi đợt 600 tỷ đồng.
Kỳ hạn trái phiếu là 24 tháng, lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi trung hạn bình quân của BIDV và Vietinbank cộng 3%/năm. Lãi suất thực tế được quy định cụ thể trên từng hợp đồng mua bán trái phiếu theo từng đối tượng khách hàng.
Kế hoạch sử dụng nguồn vốn là dùng cho hoạt động tự doanh và cho vay margin…
Theo phương án phát hành của VCI, mục đích của việc phát hành trái phiếu nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, giúp ổn định nguồn vốn, tăng cường hiệu quả kinh doanh, tái cơ cấu các khoản nợ với lãi suất theo hướng ổn định hơn.
Bên cạnh đó, giới hạn cho vay với lĩnh vực chứng khoán của các ngân hàng bị khống chế ở mức tối đa 5% vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, cùng với tiêu chuẩn định giá tài sản cầm cố thế chấp ở tỉ lệ rất thấp nên khả năng mở rộng hạn mức tín dụng khá hạn chế.
Vì vậy, để đa dạng hóa nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, việc phát hành trái phiếu là phương án tốt nhất để tăng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty trong điều kiện hiện tại của VCI.
Trái phiếu Chính phủ phát hành tháng 9 đạt mức cao nhất trong gần 5 năm
Trong tháng 9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tăng gấp đôi lượng trái phiếu gọi thầu lên 61,35 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, lượng đăng ký thậm chí tăng mạnh hơn, dẫn đến tỷ lệ đăng ký/gọi thầu tăng lên 3,5 lần so với mức 2 lần trong tháng 8.
Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dồi dào tiếp tục ảnh hưởng lợi suất trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tính đến ngày 30/9, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm, 5 năm và 10 năm trên thị trường sơ cấp được giao dịch ở mức thấp kỷ lục, lần lượt là 0,33%, 1,44% và 2,81%.
Ảnh minh họa
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, lợi suất trái phiếu sẽ chịu thêm áp lực giảm trong tháng 10 do mặt bằng lãi suất ngân hàng đang tiếp tục giảm và khoảng 14 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sẽ đáo hạn trong tháng 10. Cùng với đó, thanh khoản hệ thống dồi dào khi tăng trưởng tín dụng vẫn yếu. Nguồn cung trái phiếu từ KBNN có thể giảm khi KBNN chỉ cần phát hành 31,3 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2020 để hoàn thành kế hoạch cả năm là 260 nghìn tỷ đồng, tương đương với 22% lượng phát hành trong quý 3.
Tuy nhiên, việc thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 2020 do dịch Covid-19, KBNN có khả năng sẽ nâng kế hoạch phát hành trong quý 4, có thể sẽ làm giảm bớt áp lực giảm đối với lợi suất trái phiếu.
VCSC dự kiến mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2020 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt - VCSC vừa có Nghị quyết về việc mua lại trái phiếu phát hành năm 2020. Theo đó, VCSC dự kiến mua lại 20.000 trái phiếu, với mệnh giá 10 triệu đồng. Như vậy, giá trị trái phiếu mua dự kiến theo mệnh giá là 200 tỷ đồng. Công ty dự...