Chứng khoán Á – Âu đồng loạt tăng điểm nhờ đà leo dốc của cổ phiếu ô tô
Theo đà khởi sắc của chứng khoán châu Âu, các cổ phiếu châu Á tăng điểm trong phiên 28/5 sau khi Fiat Chrysler Automobiles (FCA) của Italia – Mỹ đề xuất “sáp nhập chuyển đổi” với Renault.
Chỉ số cổ phiếu khu vực châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng 0,07% trong giao dịch sớm và chỉ số chứng khoán tương lai của S&P 500 cũng nhích 0,14% lên 2.835,75 điểm.
Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán cũng tăng 0,51%, trong khi chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản cộng 0,41%.
Chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên 28/5.
Phiên giao dịch khởi sắc của các thị trường chứng khoán châu Á diễn ra sau khi các cổ phiếu tại châu Âu phục hồi trong phiên 27/5 trong bối cảnh thị trường chứng khoán London và Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
Khả năng 2 hãng chế tạo ô tô đình đám Renault và Fiat Chrysler sáp nhập trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới càng làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư trong phiên này.
Trong phiên ngày 28/5, thông tin sáp nhập này đẩy cổ phiếu của tập đoàn ô tô Mitsubishi của Nhật Bản tăng 3,17% và cổ phiếu của Nissan Motor Co nhích 2,11%.
Video đang HOT
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá đồng USD tăng 0,05% so với đồng yen Nhật lên mức 109,55 yen và giảm 0,04% so với đồng euro, xuống còn 1 euro đổi được 1,1192 USD.
Chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,14% lên mức 97.754 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên 27/5 giữa bối cảnh các nước đang chờ kết quả chính thức của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP).
Thị trường Paris và Milan phiên này được hưởng lợi từ việc giá cổ phiếu của Fiat và Renault tăng mạnh sau khi hãng sản xuất ô tô Fiat Chrysler Automobiles (FCA) của Italy – Mỹ ngày 27/5 chính thức thông báo đề xuất “sáp nhập chuyển đổi” với hãng sản xuất ô tô Pháp Renault, trong một nỗ lực nhằm giúp khắc phục một số điểm yếu của mỗi bên.
Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử của EP tác động không lớn đến thị trường cổ phiếu khi các đảng dân túy và các đảng cực hữu ở một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) sẽ khó có thể thu thập được nhiều sự ủng hộ như dự đoán. Chỉ số chứng khoán toàn châu Âu STOXX 600 tăng 0,22%.
Khép phiên này, ở Frankfurt, chỉ số DAX 30 tăng 0,5% lên đóng phiên ở 12.071,18 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris tiến 0,4% lên 5.336,19 điểm. Chỉ số FTSE MIB tại Milan hạ 0,1% xuống khép phiên ở 20.363,13 điểm.
“Mặc dù các đảng dân túy và các đảng cực hữu ở một số quốc gia châu Âu không giành được nhiều ghế như mong đợi, song ảnh hưởng của họ đã tăng lên đáng kể. Điều này có thể tác động đến việc lựa chọn các vị trí lãnh đạo chủ chốt của EU”, chiến lược gia cấp cao Rodrigo Catril của FX tại Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết./.
Theo kinhtedothi.vn
Giới đầu tư trút bỏ nỗi lo
Việc Mỹ gia hạn cho Huawei 90 ngày để mua thiết bị từ các công ty của Mỹ khiến giới đầu tư trút bỏ được nỗi lo, qua đó giúp chứng khoán hồi phục mạnh trong phiên thứ Ba (21/5).
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, cấm mua bán và kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ, sau đó là Google, Lumentum Holdings Inc, Intel Corp, Qualcomm Inc, Xilinx Inc và Broadcom Inc tuyên bố tạm dừng hợp tác với đại gia sản xuất viễn thông Trung Quốc khiến chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ trong 2 phiên liên tiếp. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo mạnh trong 2 phiên này.
Tuy nhiên, cuối ngày thứ Hai, Mỹ tuyên bố gia hạn 90 ngày cho Huawei có thể mua các thiết bị của công ty Mỹ đã giúp giới đầu tư phần nào trút bỏ nỗi lo, xuống tiền mua trở lại, trong đó nhóm công nghệ là nhóm hồi phục mạnh nhất.
Với sự hỗ trợ của nhóm công nghệ, cả 3 chỉ số chính của phố Wall, đặc biệt là Nasdaq đã hồi phục tốt trở lại trong phiên thứ Ba, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên 21/5, chỉ số Dow Jones tăng 197,43 điểm ( 0,77%), lên 25.877,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 24,13 điểm ( 0,85%), lên 2.864,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 83,35 điểm ( 1,08%), lên 7.785,72 điểm.
Nhóm cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt tăng trở lại trong phiên thứ Ba, giúp sức cho các thị trường chính của khu vực hồi phục sau thông tin Mỹ gia hạn 90 cho Huawei.
Kết thúc phiên 21/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,04 điểm ( 0,25%), lên 7.328,92 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 102,18 điểm ( 0,85%), lên 12.143,47 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 26,88 điểm ( 0,50%), lên 5.385,46 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, sau 2 phiên hồi phục liên tiếp đầu tuần, chứng khoán Nhật Bản đã quay đầu giảm khi nỗi lo chiến tranh thương mại leo thang lây lan, nhưng đà giảm được hạn chế đáng kể vào cuối phiên sau khi Mỹ nói lỏng lệnh cấm với Huawei (gia hạn thêm 90 ngày). Chứng khoán Hồng Kông dù nỗ lực trở lại sau khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei, nhưng cuối cùng cũng quay đầu giảm trở lại và đóng cửa ở mức thấp nhất 16 tuần. Trong khi đó, việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei lại đem lại sự phấn khởi với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, giúp chỉ số Shanghai Composite hồi phục mạnh sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp trước đó do lo ngại chiến tranh thương mại leo thang.
Kết thúc phiên 21/5, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 29,28 điểm (-0,14%), xuống 272,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,36 điểm ( 1,23%), lên 2.905,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 130,37 điểm (-0,47%), xuống 27.657,24 điểm.
Trên thị trường vàng, việc chứng khoán hồi phục mạnh trở lại, cùng với việc đồng USD vẫn ở mức vững chắc cao nhất gần 2 năm khiến giá vàng giảm trong phiên thứ Ba, thậm chí đầu phiên Mỹ còn giảm mạnh xuống dưới mốc 1.270 USD/ounce trước khi kịp trở lại vào cuối phiên.
Kết thúc phiên 21/5, giá vàng giao ngay giảm 3,1 USD (-0,24%), xuống 1.274,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 4,1 USD (-0,32%), xuống 1.273,2 USD/ounce.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô giằng co khi chịu các thông tin tác động trái ngược nhau. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể khiến gián đoạn nguồn cung là thông tin hỗ trợ cho giá dầu, nhưng cuộc chiến thương mại sẽ khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại lại khiến nhu cầu giảm. Do đó, giá dầu thô trong phiên thứ Ba tiếp tục trái chiều nhưng ở hướng ngược lại và mức biến động cũng không lớn.
Trong khi giá dầu thô Mỹ giảm nhẹ trở lại sau Dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng 2,4 triệu thùng trong tuần trước, trong khi dự báo của giới phân tích là giảm 599.000 thùng, thì giá dầu thô Brent đảo chiều tăng trở lại.
Kết thúc phiên 21/5, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 6 (kết thúc vào thứ Ba) của Mỹ giảm 0,11 USD (-0,17%), xuống 62,99 USD/thùng, giá dầu thô Mỹ hợp đồng tháng 7 đứng ở mức 63,13 USD/thùng. Giá dầu thô Brent đảo chiều tăng 0,21 USD ( 0,29%), lên 72,18 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán ngày 22/5: Thị trường giảm, khối ngoại vẫn mua ròng Áp lực chốt lời dâng cao khiến nhiều mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ; trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến tiêu cực nhất thị trường. Chứng khoán ngày 22/5: Thị trường giảm, khối ngoại vẫn mua ròng. Ảnh:TTXVN Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, VN - Index giảm 2,51 điểm xuống 983,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt...