Chứng khoán 6/8: Thận trọng đánh giá cung cầu đầu phiên
Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến bên mua đang tham gia một cách thận trọng. VN-Index đầu phiên đã kiểm tra lại ngưỡng 830 và tạm thời có được thành công.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, số ca COVID-19 đã lên con số 717 trong đó có ca 714 là nhân viên điều hành xe buýt tại Hà Nội. Thông tin về dịch bệnh do đó vẫn được thị trường chung đánh giá thận trọng dẫn đến nhịp giật xuống đã xuất hiện ngay từ đầu phiên.
Dù vậy, phản ứng của nhà đầu tư là không hề tiêu cực khi xuất hiện rung lắc về gần 830 điểm. VN-Index sau đó đã lấy lại sắc xanh. Tính đến 10h, VN-Index tăng 0,11% lên 838,71 điểm.
VIC ( 1,1%) và VNM ( 1%) đang cùng đồng hành thay thế cho nhóm Ngân hàng tạm thời chững lại. Hiện VCB (0%), BID (-0,5%), VPB (0%), MBB (-0,6%), CTG (-0,2%) cùng nhau lình xình sau khi đã hậu thuẫn chỉ số đi lên tích cực trong phiên hôm qua.
Hiệu ứng từ sự song hành của 2 mã này chủ yếu tác động tới biến động chỉ số nhiều hơn là đem lại sự lan tỏa cho cả thị trường chung. Sắc đỏ do đó vẫn chiếm ưu thế hơn với gần 200 mã giảm so với khoảng 140 tăng.
Các mã biến động phần lớn trong biên độ và chỉ có một vài trường hợp vượt trội so với mặt bằng chung là KDC ( 4,25%), TV2 ( 3,45%), TTF ( 4,5%).
Video đang HOT
Trong khi đó, cổ phiếu HVN (-2%) hiện đang giảm nhẹ trở lại sau khi công bố tài liệu ĐHĐCĐ. Ban lãnh đạo HVN tính toán theo phương án được Chính phủ cho vay 12.000 tỷ đồng thì dư tiền cuối kỳ của công ty mẹ dự kiến là 397 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 16,63 lần, so với 2,72 lần của năm 2019. Hiện HVN đã kiến nghị Chính phủ cho vay 12.000 tỷ đồng xuất phát từ việc dòng tiền thâm hụt tính đến giữa tháng 7 là 16.000 tỷ đồng.
Trên HNX, PVS ( 1,71%) đang cố gắng làm hạn chế tác động giảm từ SHB (-1,55%) trong khi đó DNM ( 5,4%) cuối cùng đã có cầu bắt đáy. Chỉ số HNX-Index giảm 0,56% xuống 113,38 điểm.
Chứng khoán ngày 6/8: Có nên mua cổ phiếu HVN ở giá 23.000 đồng?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch n ngày 6/8.
Mở vị thế mua HVN tại mốc 23.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC):HVN đang hình thành xu hướng hồi phục sau khi điều chỉnh về vùng giá 22.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục trong khi chỉ báo MACD cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đang hướng về dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở mốc giá 23.000 đồng/cp và chốt lãi quanh ngưỡng giá 27.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 21.500 đồng/cp.
Khuyến nghị mua PTB
CTCK Bản Việt (VCSC):Khuyến nghị mua và giá mục tiêu dành cho CTCP Phú Tài (PTB), đến từ danh mục mỏ đá đa dạng của PTB, triển vọng tích cực của mảng đá thạc anh nhân tạo (quartz), và tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam và tiêu thụ ôtô trong nước.
VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 gần như không đổi khi điều chỉnh giảm 1%/16% tổng LN gộp của mảng đá/ôtô giai đoạn 2020-2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện trở lại ở Việt Nam, trong khi điều chỉnh tăng LN gộp mảng gỗ thêm 23% khi KQKD 6 tháng 2020 vượt dự báo.
Nhìn chung, dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không tính mảng BĐS) sẽ giảm 18% trong năm 2020 và sau đó tăng mạnh lần lượt 19%/23% trong giai đoạn 2021/2022 nhờ phục hồi trên diện rộng sau dịch COVID-19.
Ngoài ra, dự phóng dự án căn hộ của PTB sẽ hoàn thành bàn giao và đóng góp 32% tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2021 của PTB.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/E 9,1 lần cho PTB, thấp hơn trung bình trượt 5 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần.
Theo quan điểm của VCSC, chiết khấu định giá của PTB so với các công ty cùng ngành là hợp lý do cơ cấu công ty đa ngành, năng lực triển khai mảng BĐS vẫn chưa được chứng minh, công bố thông tin hạn chế và dòng tiền tự do thấp.
Rủi ro: hoạt động xây dựng trong nước và tiêu thụ ôtô tiếp tục suy yếu do sự xuất hiện trở lại của dịch COVID-19 tại Việt Nam; thuế mới đối với nội thất gỗ của Việt Nam; triển khai các mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và đá thạch anh).
Khuyến nghị mua GMD với giá 25.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Vietnam Investments Group (VIG) đã đăng ký mua 16,5 triệu cổ phiếu GMD, tương ứng 5,56% lượng cổ phiếu lưu hành của GMD, sẽ tăng tổng tỷ lệ sở hữu của VIG tại GMD lên 20%. Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua quỹ trực thuộc của VIG là Vietnam Investments Fund II, L.P.
VIG hiện là 1 trong những cổ đông chính của GMD với tỷ lệ sở hữu hiện tại là 14,4%. Vào năm 2019, VIG thành công giảm tỷ lệ sở hữu tại GMD từ khoảng 30% xuống mức hiện tại, bao gồm 10% cổ phần chuyển nhượng cho Công ty TNHH SSJ Consulting (SSJ), phần lớn thuộc sở hữu của Tập đoàn Nhật Bản là Sumitomo Corporation (Sumitomo).
Giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 4-29/8 thông qua giao dịch khớp lệnh, thỏa thuận và các phương thức khác được thông qua bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) - bao gồm giao dịch ngoài biên độ.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho GMD với giá mục tiêu 25.100 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 40,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,4%
Tỷ phú Phương Thảo thêm tin vui, Bầu Hiển tiếp tục tăng tốc Ngành ngân hàng vẫn báo lãi cho dù nền kinh tế đối mặt với những khó khăn từ đại dịch Covid-19. Nhiều ngân hàng báo lãi nghìn tỷ cho dù lãi suất cho vay giảm và tín dụng tăng trưởng thấp, cắt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (HDB) của nữ tỷ phú...