Chứng khoán 2/7: Sau phiên hồi phục mạnh, các cổ phiếu chỉ còn tăng rải rác
Không gây ra nhiều bất ngờ, thị trường đang lình xình đầu phiên với sự giằng co của các trụ. Nhóm hồi phục vẫn xuất hiện nhưng với trạng thái rời rạc.
Việc dòng tiền đổ vào thị trường với quy mô kém thuyết phục khiến VN-Index khó tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư. Đầu phiên sáng nay, chỉ số chủ yếu lình xình quanh vùng 840 điểm.
VIC (-1,1%), VCB (-1,3%) cùng giảm nhẹ đang khiến VN-Index giảm 0,08% xuống 842,81 điểm. Giá trị giao dịch tiếp tục ở mức thấp, chỉ đạt 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn là không có cơ hội cho nhà đầu tư khi vẫn có một số mã tăng mạnh như DBC ( 6,02%), DGW ( 6,84%), HBC ( 4,83%), CTD ( 7%), BVH ( 2,5%) và một số mã Khu công nghiệp như VGC ( 4,1%), ITA ( 3,84%).
Đáng chú ý nhất, đang là DBC với quy mô đạt trên 100 tỷ đồng. Theo ước tính, quý II/2020, LNST của DBC đạt khoảng 397 tỷ đồng, gấp 53 lần cùng kỳ. Như vậy lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, DBC ước lãi sau thuế đạt khoảng 744 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch.
Trong khi đó, trên HNX, chỉ số HNX-Index khả quan hơn khi tăng 0,29% lên 112,01 điểm. Tạm thời, SHB ( 0,76%) đang ủng hộ cho sắc xanh dù cho giao dịch của cổ phiếu còn chưa đạt tới 10 tỷ đồng.
HAG báo lỗ ròng 1.609 tỷ đồng năm 2019
Khoản lỗ thuộc về cổ đông không kiểm soát trong khi công ty mẹ lãi 253,15 tỷ đồng, tương ứng với mức EPS đạt 273 đồng/cổ phiếu. Nguyên nhân đến từ việc CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vẫn ghi nhận là công ty mẹ của 14 công ty nông nghiệp dù sở hữu dưới 51% vốn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 4/2019 với doanh thu thuần trong kỳ đạt 602,6 tỷ đồng, giảm 43% so với Quý 4/2018.
Nguồn doanh thu không đủ bù đắp chi phí giá vốn ghi nhận trong kỳ khiến HAG lỗ gộp 19 tỷ đồng. Mức lỗ sau thuế Quý 4/2019 của HAG đạt 343,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn doanh thu của HAG giảm chưa bằng một nửa so với năm 2018 (Nguồn: BCTC Hợp nhất Quý 4/2019 của HAG)
Theo giải trình từ HAG, nguồn doanh thu trái cây trong Quý 4/2019 giảm 226 tỷ đồng, chủ yếu do tập đoàn không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm Công ty Đông Dương và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên. Doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa giảm 82 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018 do HAG chủ trương tập trung vào cây ăn trái.
Bên cạnh đó, việc ưu tiên đầu tư vào mảng trái cây, cũng khiến doanh thu bán bò và bán mủ cao su, bán ớt giảm so với cùng kỳ. Trong Quý 4/2019 không phát sinh doanh thu bất động sản. Các lĩnh vực khác của công ty không có biến động lớn.
Cơ cấu doanh thu của HAG năm 2019 (Nguồn: BCTC Hợp nhất Quý 4/2019)
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của HAG chưa bằng một nửa so với năm 2018, chỉ đạt 2.082 tỷ đồng (năm 2018 đạt 5.388,2 tỷ đồng). Lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 1.609 tỷ đồng trong khi năm trước báo lãi 6,2 tỷ đồng.
Trong đó, công ty mẹ báo lãi 253,15 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với năm 2018. Phần lỗ được "đẩy" về các cổ đông không kiểm soát với giá trị ghi nhận đạt 1.862 tỷ đồng, gấp 16,7 lần so với năm 2018.
Nguyên nhân của việc hạch toán này có lẽ đến từ cấu trúc tập đoàn. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, HAG vẫn ghi nhận 16 công ty con trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có 14 công ty con mà HAG sở hữu dưới 51% vốn. Nổi bật hơn cả là trường hợp của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HNG).
HAG: Giải mã khoản lỗ "khủng" của cổ đông không kiểm soát trên BCTC Quý 3/2019
Trong năm 2019, HAG đã chuyển nhượng 99,4% cổ phần tại Công ty TNHH Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai, có tổng giá trị là hơn 64,3 tỷ đồng, cho bên thứ ba.
Phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ tương ứng với phần sở hữu giá trị thuần của HAG trong Công ty TNHH Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai là 67,8 tỷ đồng đã được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
Ở một thương vụ khác cũng rất đáng chú ý, HAG cũng đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp chiếm 47,93% vốn điều lệ của CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh cho CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh. Giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 2.777,9 tỷ đồng, số tiền lãi là 306,142 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của HAG đạt 38.598 tỷ đồng, giảm 6.513 tỷ đồng so với đầu năm.
Biến động lớn đến từ việc chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh từ mức 17.431 tỷ đồng xuống còn 11.220 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do HAG rút khỏi mảng thủy điện từ việc chuyển nhượng số cổ phần tại Công ty TNHH Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai như đã nêu.
Ở chiều hướng ngược lại, các khoản thu về cho vay ngắn hạn và hàng tồn kho có xu hướng gia tăng, lần lượt ghi nhận giá trị đạt 2.292,3 tỷ đồng và 2.207 tỷ đồng cuối năm 2019.
Về cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả của HAG giảm tới 9.722,8 tỷ đồng so với đầu năm, về mức 21.577 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) giảm mạnh từ mức 21.753 tỷ đồng về mức 14.698 tỷ đồng vào cuối năm 2019, tương ứng với mức giảm 7.055 tỷ đồng.
Dư nợ vay tính đến cuối năm 2019 của HAG (Nguồn: BCTC Hợp nhất Quý 4/2019)
Nguồn vốn vay chủ yếu đến từ các khoản trái phiếu thường phát hành trong nước với dư nợ tính đến cuối năm 2019 là 7.164,68 tỷ đồng./.
Theo viettimes.vn
Nắm giữ hơn 15.000 tỷ đồng tiền gửi, Vinamilk báo lãi tăng hơn 3% năm 2019 Trong năm 2019, Vinamilk đã chi tộng cộng 1.969 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ mua 75% cổ phần của GTNFoods, qua đó gián tiếp nắm quyền kiểm soát thương hiệu Sữa Mộc Châu. Ảnh minh họa. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu tăng gần 10% lên...