Chứng khoán 24h: Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh theo thị trường châu Á
Thị trường đột ngột mạnh lên từ sau 14h chiều, khi chứng khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng vọt 1,82%. Cổ phiếu đồng loạt quay đầu, kéo VN-Index đóng cửa tăng 0,6%.
Vietcombank (VCB) bán 53,4 triệu cổ phiếu MBB, không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng Quân đội
Sau những đợt thoái vốn khá thành công tại OCB, CFC và Saigonbank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB) tiếp tục đăng ký chào bán ra công chúng cổ phiếu MBB thuộc sở hữu của VCB.
Theo thông báo, Vietcombank đăng ký chào bán 53,4 triệu cổ phiếu MBB theo phương thức bán đấu giá công khai, với mức giá khởi điểm 19.641 đồng/CP, tương ứng tổng số tiền dự kiến thu về ít nhất là 1.048 tỷ đồng.
Cổ phiếu TIG lẹt đẹt vùng đáy, quỹ ngoại mất kiên nhẫn
Giảm 36% từ đầu quý II tới nay, cổ phiếu TIG tiếp tục loanh quanh vùng đáy 3.000 đồng/cổ phiếu – thấp nhất trong vòng 5 năm qua, các quỹ ngoại – cổ đông lớn đang dần mất kiên nhẫn với TIG. ..(Xem tiếp).
Bóng đèn Rạng Đông muốn “lấn sân” sang mảng bất động sản
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã RAL) vừa có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản và tư vấn môi giới bất động sản. ..(Xem tiếp).
Hoàng Anh Gia Lai muốn gom 24 triệu cổ phiếu HNG
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã HAG) mới đây đã thông báo đăng ký mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/9 đến 18/10/2018.
Nếu mua vào thành công số cổ phiếu đã đăng ký, HAG sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ tại HNG từ 55,1%, tương ứng với 488,66 triệu cổ phiếu lên 57,81%, tương ứng với lượng cổ phiếu hơn 512,66 triệu cổ phiếu. Được biết mục đích thực hiện giao dịch là để chuyển cổ phần của công ty con về công ty mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của HAG. ..(Xem tiếp).
Gia đình Chủ tịch MPC đã nắm gần 60% vốn công ty
Video đang HOT
Hai con gái của ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) là bà Lê Thị Minh Ngọc và bà Lê Thị Minh Quý đã mua thành công mỗi người 4,6 triệu cổ phiếu MPC vào ngày 11/9.
Một người con gái khác của ông Quang là bà Lê Thị Dịu Minh đã mua thêm 104.800 cổ phiếu trên tổng số 1 triệu cổ phiếu trong thời gian 14/8-11/9. Sau giao dịch, bà Dịu Minh sở hữu lượng cổ phần 6,5 triệu cp, tỷ lệ 4,69% vốn.
Nhóm MB Capital đã nắm gần 21% vốn Nhựa Hà Nội
CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital) và Quỹ đầu tư giá trị MB Capital thông báo mua xong 742.700 cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (NHH) vào ngày 13/9.
Trước giao dịch, nhóm MB Capital nắm giữ 9,3% vốn NHH. Sau giao dịch, tổng sở hữu của cả nhóm đã tăng thành 1,35 triệu cp, tương ứng với 20,73% vốn điều lệ. Không chỉ có nhóm MB Capital mua vào, một cổ đông lớn khác là Công ty TNHH MTV CADIVI Đồng Nai hồi tháng 7 cũng gom thêm 2 triệu cp để tăng nắm giữ lên 3,37 triệu cp (tỷ lệ 51,86%) và là cổ đông lớn nhất tại Nhựa Hà Nội.
Chứng khoán chiều 18/9: Bất ngờ với dòng tiền vào Midcap, Penny
Thị trường được kỳ vọng sẽ tích lũy cầm cự trong giai đoạn nhiều thông tin bất ổn. Tuy nhiên, dòng tiền còn làm được hơn thế khi kéo một loạt các mã cổ phiếu lớn, nhỏ cùng tăng tốt trong phiên chiều. Đây là một phiên giao dịch đầy tích cực.
Phiên 18/9: Giảm tỷ trọng ở HPG và DIG, khối ngoại chuyển sang bán ròng gần 129 tỷ đồng
Khối ngoại chuyển sang bán ròng hơn 82 tỷ đồng trên HOSE và 62 tỷ đồng trên HNX. Nhưng giao dịch lại khá tích cực trên UpCoM khi trở lại mua ròng gần 16 tỷ đồng.
Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 731 tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 814 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã chuyển sang bán ròng nhẹ hơn 82 tỷ đồng sau chuỗi hai phiên mua ròng trước đó. ..
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á vẫn tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/9 trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD trong khi chỉ số Topix kết thúc phiên tăng 1,81% lên 1.759,88 USD.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc kết thúc ngày giao dịch khởi sắc. Chỉ số Shanghai composite tăng 1,82% đóng cửa ở mức 2.699,95 điểm trong khi Shenzen composite tăng 1,976% đóng cửa ở mức 1.404,15 điểm.
Dragon Capital chuyển nhượng 7 triệu cổ phiếu VPB
Bảy quỹ liên quan đến nhóm Dragon Capital đã thực hiện chuyển nhượng 7 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) cho Composite Capital Master Fund qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vào ngày 17/9.
Cổ phiếu VPB đóng cửa phiên giao dịch 17/9 ở 24.400 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức giá này, giá trị của vụ sang tay giữa các quỹ ngoại đạt khoảng 171 tỷ đồng.
Nhóm VinaCapital mua thêm 770.000 cổ phiếu CTD
Cụ thể, VOF Investment Limited chính là thành viên trong nhóm VinaCapital mua vào 770.000 cổ phiếu để nâng sở hữu lên 2,11 triệu cổ phiếu, ứng 2,7% vốn CTD. Preston Pacific Limited và Vietnam Access Fund Limited giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 3,97% và 0,0004%. Ngày thay đổi tỷ lệ sở hữu của cả nhóm là 13/9.
Tại ngày 11/9, CTD có giao dịch thỏa thuận 770.000 cổ phiếu, ứng với giá trị gần 126 tỷ đồng. Như vậy, VOF đã phải chi ra gần 126 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại CTD.
Genco3 sẽ thoái vốn NT2, VSH và Điện Việt Lào
Ngày 17/9, Tổng công ty phát điện 3 (EVN Genco3 – PGV) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua kế hoạch kinh doanh và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Về kế hoạch kinh doanh, Genco3 lên kế hoạch doanh thu hơn 38.475 tỷ đồng cho năm 2018. Tổng lợi nhuận chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá là 1.491 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch 9 tháng đầu năm (mô hình công ty TNHH) ước đạt 1.326 tỷ lợi nhuận.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Ngân hàng nào đang nắm giữ nhiều tài sản cầm cố là bất động sản nhất?
Dù không phải ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống nhưng hiện nay Vietinbank lại sở hữu khối tài sản đảm bảo cho các khoản vay có giá trị lớn nhất.
Sau khi có cơ chế thu giữ và đấu giá tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu, nhiều ngân hàng cho biết sẽ sớm xử lý và thu hồi được các khoản nợ vay này bởi hầu hết khoản vay tại ngân hàng đều có giá trị tài sản đảm bảo cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay.
Hồi đầu năm 2018, VAMC đã tổ chức bán đấu giá tòa nhà Sài Gòn One Tower với giá khởi điểm trên 6.000 tỷ đồng. Ảnh:Tấn Lợi.
Cụ thể, khối tài sản đang được cầm cố tại Vietinbank có giá trị lên tới hơn 1,74 triệu tỷ đồng, gấp đôi số dư nợ cho vay hiện tại của ngân hàng là 867.600 tỷ đồng, hơn 55% trong số đó là từ bất động sản. Giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản tại nhà băng này đã lên tới 961.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay hiện nay.
Tại Vietcombank, tính đến cuối quý 2/2018, ngân hàng này đang cho khách hàng vay hơn 606.000 tỷ đồng và nhà băng này nắm giữ khối tài sản đảm bảo trị giá 873.700 tỷ đồng, gấp 1,44 lần và 60% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản.
Trong khi đó, tại BIDV, với dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay, lên tới 929.200 tỷ đồng, BIDV đang nhận cầm cố khối tài sản đảm bảo trị giá trên 1,2 triệu tỷ đồng, 60% trong số này là các bất động sản.
Có thể thấy hầu hết ngân hàng hiện duy trì giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản dưới 60% tổng giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, một số ngân hàng hiện có tỷ lệ này ở mức rất cao. Chẳng hạn, tại Sacombank, hiện ngân hàng này cũng có tới 352.000 tỷ đồng giá trị bất động sản, trên tổng số 462.000 tỷ đồng tài sản đảm bảo, trong đó khối bất động sản đang cầm cố tại ngân hàng này đã cao hơn 1,43 lần so với tổng dư nợ cho vay.
Còn tại ACB, hiện bất động sản chiếm tới 89% tổng giá trị tài sản đảm bảo tại nhà băng. Trong khi dư nợ cho vay của ngân hàng này hiện là 221.800 tỷ đồng thì tính riêng giá trị bất động sản cầm cố tại ngân hàng này đã gấp 1,64 lần (trên 363.600 tỷ đồng).
Tương tự, Kienlongbank cũng nắm trong tay khối tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản. Hiện Kienlongbank đang có dư nợ cho vay khoảng 27.300 tỷ đồng, giá trị tài sản đảm bảo cho số dư nợ vay này là 48.500 tỷ đồng, trong đó bất động sản cũng chiếm tới 81%.
Thông tin từ VAMC cũng cho hay hiện nhiều dự án bất động sản lớn cũng đang được thế chấp tại công ty và bán đấu giá công khai để xử lý và thu hồi các khoản nợ đi kèm. Tại TP.HCM, hàng loạt dự án đang được VAMC nhận thế chấp như dự án chung cư New Pearl số 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3); gần 20.000 m2 đất xây dựng Dự án khu cao ốc căn hộ và biệt thự cao cấp BMC - Hưng Long; dự án Trung tâm thương mại và dân cư Hưng Điền (Q.8); dự án PetroVietnam Landmark (Q.2)...
Ngoài ra, còn nhiều dự án đáng chú ý cũng đang được thế chấp toàn bộ hoặc một phần như Khu dân cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh), chung cư Thái Bình Plaza (Q.2), dự án 584 Lilama SHB Plaza (quận Gò Vấp), dự án Cao ốc Xanh (Q.9)...
Theo nguoitieudung.com.vn
Cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng: Tách hay giữ? Nếu tính gộp cho vay mua nhà, sửa nhà vào cho vay bất động sản thì tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng có thể lên tới 20%. Ảnh minh họa Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản là các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động...