Chứng khoán 22/10: VN-Index vẫn khó có điều chỉnh sâu
Biên độ của thị trường tiếp tục dao động hẹp kể cả khi tâm lý điều chỉnh lấn lướt.
Sự hụt hơi của các trụ có thể chưa đảm bảo cho đà tăng phát triển thêm nhưng ở thời điểm hiện tại, sự điều chỉnh sâu vẫn khó diễn ra. Các mã VIC ( 0,1%), MSN ( 0,1%), VHM ( 0,1%) vẫn cố cầm cự không giảm điểm trong khi chiều gây áp lực chỉ có đáng kể nhất là VCB (-1%).
Ngay cả VCB cũng đang có sự điều tiết về giao dịch khi khối lượng giao dịch không quá lớn, chỉ đạt trên 300 nghìn đơn vị trong 1 tiếng giao dịch đầu tiên.
VN-Index vẫn tiếp tục quá trình giảm điểm nhưng biên độ giao dịch là khá “vô hại”. Thời điểm giảm sâu nhất, chỉ số cũng mới chỉ rơi xuống 935 điểm. Và lại có ngay lực đỡ từ các trụ ở trên giúp VN-Index nảy lên. Tính đến 10h, VN-Index giảm không đáng kể, xuống 938,08 điểm.
Tại nhóm Ngân hàng, ngoại trừ VCB, các cổ phiếu như BID ( 0,1%), VPB ( 1%), MBB (-0,5%), TCB (-0,4%), STB (0%), CTG (0%) vẫn đang được bên mua hấp thụ giúp thị giá giữ được sự thăng bằng.
Các mã Chứng khoán dù còn điều chỉnh nhưng đã không bị cuốn sâu thêm vào vòng xoáy chốt lời. Các cổ phiếu BVS (-1,8%), BSI (-1,5%), VND (-1,3%), HCM (-0,9%), SSI (-0,6%), FTS (-0,4%) chủ yếu chỉ giảm dưới 1%.
Trong khi đó, kỳ vọng về sự tích cực của Midcap và Penny có lẽ vẫn chưa hoàn toàn tiêu tan. Một số mã đã hồi phục tăng như HT1 ( 1,2%), DGC ( 1,6%), SJS ( 2,2%), BFC ( 1,2%), POW ( 1,5%), ITA ( 1,2%), TTB ( 3,7%) trong khi CSV ( 6,9%) còn tăng trần tiếp. Kịch bản lý tưởng nhất là các cổ phiếu này sẽ sớm tạo làn sóng tăng giúp thị trường giữ nhiệt, qua đó thu hẹp khoảng cách với nhóm Bluechip.
Trên HNX, ACB ( 1,2%) đang tỏ ra lấn lướt về quy mô giao dịch, khi đạt trên 100 tỷ đồng và bỏ xa các mã đứng sau như SHS (17,45 tỷ đồng), PVS (15,47 tỷ đồng), SHB (12 tỷ đồng). Diễn biến của ACB sẽ còn tích cực hơn nữa nếu như các mã Ngân hàng trên HOSE không gặp phải áp lực điều chỉnh vào lúc này.
Video đang HOT
Tính đến 10h, HNX-Index ngoi lên 140,1 điểm sau khi rập rình dưới tham chiếu nhờ ảnh hưởng đến từ chính ACB.
Giao dịch chứng khoán chiều 20/10: Nhóm ngân hàng lại "cứu thua" cho thị trường
Sự phân hóa mạnh của thị trường đã được đà tăng của nhóm ngân hàng bù đắp "vừa đủ", giúp VN-Index đóng cửa ghi nhận chuỗi phiên tăng thứ 8 liên tiếp.
Sau phiên sáng giảm điểm với độ rộng thị trường nghiêng về các mã đỏ, thị trường bước vào phiên chiều còn tiêu cực hơn, khi áp lực bán đột ngột gia tăng ở nhiều bluechip khiến VN-Index nhanh chóng lùi về gần 937 điểm.
Tại vùng giá này, lực cầu nhập cuộc tích cực trở lại và điểm đến vẫn là nhóm ngân hàng, cùng số mã xanh trên bảng điện tử cũng gia tăng mạnh hơn phiên sáng đã kéo chỉ số về lên trên tham chiếu khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HOSE có 200 mã tăng và 189 mã giảm, VN-Index tăng 0,73 điểm ( 0,08%), lên 944,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 444,3 triệu đơn vị, giá trị 9.190,8 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 58,66 triệu đơn vị, giá trị gần 1.445 tỷ đồng, trong đó đáng kể có hơn 28,2 triệu cổ phiếu DIG, trị giá 494 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng vẫn là điểm tựa chính của thị trường, khi có sự đồng thuận cao về cuối phiên khi chỉ còn CTG giảm nhẹ 0,2%, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh.
Thậm chí một số còn tăng khá như TCB 3,9% lên 23.900 đồng; MBB 2,5% lên 18.700 đồng; HDB 2,22% lên 25.300 đồng; EIB 1,74% lên 17.500 đồng; VPB 1,4% lên 24.800 đồng, còn VCB và BID nhích nhẹ.
Bên cạnh đó, tiếp sức cho thị trường còn có MSN 2,1% lên 83.700 đồng; HPG 1,6% lên 29.350 đồng.
Ở chiều ngược lại, gây sức ép đến chỉ số đáng kể là VNM -1,4% xuống 106.200 đồng; GAS -1,9% xuống 72.600 đồng; SAB -1,1% xuống 185.600 đồng; BVH -1,3% xuống 54.000 đồng; HVN -1,7% xuống 25.650 đồng.
Trong số các bluechip, ngoài TCB giao dịch sôi động từ sớm và kết phiên có hơn 34,66 triệu đơn vị khớp lệnh, thì TCH cũng rất đáng kể, khi nới đà đi lên trong phiên chiều cùng thanh khoản tăng vọt, vươn lên dẫn đầu toàn sàn HOSE với gần 37 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây cũng là phiên có giao dịch có khối lượng tốt nhất của TCH từ trước tới nay. Kết phiên TCH 1,5% lên 20.900 đồng/cổ phiếu.
Các cổ phiếu kể trên có thanh khoản cao còn có STB với 17,6 triệu đơn vị khớp lệnh; HPG có 13,3 triệu đơn vị; VPB có gần 13 triệu đơn vị; MBB có 10,5 triệu đơn vị; CTG có 9,96 triệu đơn vị...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh cũng gia tăng về cuối phiên, với ITA, HSG, TTF, HQC, DXG, ROS, PVD, DIG, NKG, HHS, DLG, SCR, ASM...khớp từ 2,37 triệu đến 13,33 triệu đơn vị.
Trong đó, HSG tăng vọt 6,5% lên 15.600 đồng; TTF 4,6% lên 8.120 đồng; ITA 2,8% lên 5.180 đồng.
Mất điểm chỉ còn tại GEX, HAG, FLC, HBC, GVR, LDG là đáng kể, khớp từ 2,84 triệu đến 10 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu đáng chú ý trên bảng như tân binh DC4 17,8% lên 15.900 đồng, khớp hơn 0,46 triệu đơn vị; CTD 3,5% lên 59.800 đồng, khớp hơn 1,4 triệu đơn vị; DMC 3,1% lên 57.400 đồng; VCI 3,9% lên 40.000 đồng, khớp 0,82 triệu đơn vị; TCM 5% lên 25.050 đồng, khớp 2,29 triệu đơn vị...
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng gia tăng ngay sau giờ nghỉ trưa khiến HNX-Index nhanh chóng rơi thêm, và mặc dù có nhịp nảy lên vào cuối phiên, nhưng nỗ lực đó không thể giúp chỉ số này lên gần được tham chiếu khi đóng cửa.
Hàng loạt mã lớn nhỏ giằng co và chỉ có được giá tham chiếu như ACB, CEO, TVC, HUT, ACM, TIG, ART, VIG...
Sắc xanh lác đác tại PVS 2,2% lên 14.200 đồng; SHS 0,7% lên 13.700 đồng; TAR 2,8% lên 21.900 đồng; TNG 2,3% lên 13.300 đồng.
Còn SHB, NVB, VCG, PLC, MBG, PVD, BVS, AMV, NDN kết phiên trong sắc đỏ.
Thanh khoản ACB vẫn dẫn đầu với hơn 11,3 triệu đơn vị; PVS có 8,16 triệu đơn vị; SHB có 2,96 triệu đơn vị; SHS có 2,4 triệu đơn vị...
Đóng cửa, sàn HNX có 54 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,56 điểm (-0,40%), xuống 140,33 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 46 triệu đơn vị, giá trị 716,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,22 triệu đơn vị, giá trị 53,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, áp lực bán chung trên thị trường cũng ảnh hưởng tới UpCoM ngay sau giờ nghỉ trưa, khiến UpCoM-Index tiếp tục lùi sâu, nhưng lực mua bắt đáy cũng xuất hiện sau đó kéo chỉ số hãm bớt được đà giảm khi kết phiên.
LPB vẫn chiếm sóng, khi giao dịch chiếm gần một nửa trên thị trường với hơn 14,7 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa LPB giảm 1,6% xuống 12.400 đồng.
Ở chiều ngược lại, BSR nhích lên, 4,3% lên 7.300 đồng, khớp hơn 5,25 triệu đơn vị.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,37%), xuống 63,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,4 triệu đơn vị, giá trị 425,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,29 triệu đơn vị, giá trị 32,2 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều nhích nhẹ, trong đó, VN30F2011 đáo hạn gần nhất tăng 0,86% lên 911,2 điểm, với khối lượng khớp lệnh hơn 108.000 đơn vị, khối lương mở hơn 27.700 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CVPB2008 hôm nay có thanh khoản cao nhất với 1,1 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 4,64% lên 1.900 đồng/cq.
Giao dịch chứng khoán chiều 15/10: VIC giúp VN-Index có phiên tăng thứ 5 liên tiếp Phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 10 ghi nhận diễn biến đáng kể nhất là việc lực kéo lớn trong những phút cuối từ cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường VIC. Giảm nhẹ không đáng kể trong phiên sáng, VN-Index nhích dần lên gần 945 điểm ngay sau giờ nghỉ trưa nhờ nhiều bluechip đảo chiều tăng giá. Mặc...