Chứng khoán 20/8: Ngân hàng đang tăng nhờ thông tin hoãn áp dụng siết cho vay ngắn hạn của NHNN
Thông tin cuối ngày hôm qua về lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn đang có tác động tốt lên các mã Ngân hàng và Bất động sản.
Ảnh minh họa.
Trong phiên giao dịch đáo hạn phái sinh, biến số chính sách của Chính phủ đang tạo nên những diễn biến tích cực lên thị trường.
Cụ thể đó là việc chiều qua NHNN quyết định lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn thêm 1 năm so với lộ trình đã đưa ra trước đó.
Đón nhận thông tin trên, VCB ( 1,3%), CTG ( 0,9%), BID ( 0,5%) đều đồng loạt khởi sắc trong đó VCB thể hiện rõ vai trò thủ lĩnh. Các mã MBB ( 0,6%), VPB ( 0,9%), TCB ( 0,2%) cũng ghi nhận sự hưởng ứng khá tốt.
Video đang HOT
Nhóm ngành liên quan chặt với chính sách cho vay này là Bất động sản cũng đang ghi nhận cầu vào nhanh chóng như QCG ( 3,5%), HDG ( 2,8%), TDH ( 1,4%), PDR ( 1,3%), VHM ( 1,63%), SJS ( 6,8%).
Với cả VCB và VHM đều tăng khá tốt, VN-Index đang có diễn biến đi tiếp vượt ngoài mong đợi. Tính đến 10h, chỉ số tăng lên 856,73 điểm.
Cộng với xu hướng giao dịch vốn đang tích cực ở nhóm Midcap và Penny, thị trường đang ghi nhận sự kiểm soát của sắc xanh trên toàn sàn. Các mã DGC ( 1,8%), HSG ( 0,43%), KDC ( 3,73%), APH ( 1,52%), NSC ( 1,7%) vẫn có mức tăng khá tốt.
Trên HNX, ACB ( 7,1%) ngoài hưởng lợi từ xu hướng tăng của nhóm ngành còn có tiền đẩy vào kéo giá trong ngày chốt quyền trả cổ tức (tỷ lệ 100:30). Nhờ đó, HNX-Index đã tăng lên 121 điểm.
Giao dịch chứng khoán sáng 12/6: Cuộc chiến cam go
Lực bán tiếp tục ồ ạt tung ra trong phiên sáng nay (12/6), nhưng bên mua đã không dễ dàng đầu hàng như phiên chiều qua (11/6).
Theo thống kê, kể từ đầu tháng 4 khi thị trường chạm đáy và bắt đầu hồi phục đã không chứng kiến sự điều chỉnh nào quá mạnh. Hiện tương rung lắc và điều chỉnh chủ yếu chỉ diễn ra trong phiên với đặc điểm phần lớn trong giai đoạn này là trong phiên sáng có thể rung lắc và điều chỉnh, nhưng tới phiên chiều, chỉ số và cổ phiếu sẽ hồi phục.
Với điển nhấn là tới gần 100.000 tài khoản mở mới trong 3 tháng vừa qua, một lượng dòng tiền khá mạnh đã đổ vào thị trường, là động lực giúp nhiều cổ phiếu đã tìm lại mức thị giá trước đợt lao dốc mạnh hồi tháng 3, thậm chí có những mã đã có được tăng vượt trội, đồng thời, chỉ số VN-Index cũng đã tiếp cận với vùng giá 900 điểm.
Trong phiên hôm qua (11/6), thị trường diễn ra giằng co trong phiên sáng. Tuy nhiên, đột biến đã xẩy ra trong phiên chiều khi áp lực chốt lời diễn ra ồ ạt và lan rộng thị trường đã đẩy VN-Index về dưới mốc 870 điểm khi để mất hơn 30 điểm, tương ứng giảm 3,63%.
Giới đầu tư đã đặt ra câu hỏi, liệu thị trường đã phân phối đỉnh chưa hay chỉ là đợt rung lắc, điều chỉnh bình thường của thị trường?
Mặc dù một số tín hiệu cho thấy thị trường phân phối đỉnh như sóng cổ phiếu nhỏ hút dòng tiền, hay thanh khoản thị trường tăng nhưng chỉ số tăng không nhiều..., tuy nhiên, chưa thể khẳng định được điều gì.
Bởi thực tế, sau chuỗi tăng khá nóng, việc thị trường quay đầu điều chỉnh là khá hợp lý và do nhà đầu tư mới tâm lý chưa vững nên đã tạo ra hiện tượng bán mạnh cuối phiên. Thêm vào đó là sự đồng pha với diễn biến thị trường khu vực và thế giới, cũng như những dấu hiệu tích cực từ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định và mua ròng 260 tỷ đồng trong phiên 11/6.
Với những diễn biến trên, hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định phiên giao dịch cuối tuần vẫn tiếp diễn với xu hướng tương tự phiên 11/6. Theo BVSC, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh vào đầu phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, VN-Index vẫn có khả năng sẽ xuất hiện sự hồi phục tăng điểm để thử thách vùng kháng cự 883-891 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Bước vào phiên sáng 12/6, lực bán vẫn diễn ra ồ ạt khiến thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Trong đó, nhóm bluechip cũng gia tăng sức ép khi hầu hết đều giảm khá sâu, đã kéo VN-Index về sát mốc 840 điểm ngay khi mở cửa.
Tuy nhiên, khác với phiên chiều qua, bên mua đã không dễ dàng đầu hàng khi tung tiền vào hấp thụ lượng cung giá thấp, nhất là khi VN-Index về vùng giá 840 điểm, giúp nhiều mã thị trường từ mức sàn nhảy vọt lên mức trần, VN-Index cũng hồi phục dần.
Dù vậy, lực cung vẫn rất mạnh, khiến sắc tím ở nhiều mã không giữ được lâu. Trong khi VN-Index chưa kịp kéo lên mốc 860 điểm đã trở lại thoái lui.
Sau khoảng 1 giờ giao dịch, trên sàn HOSE vẫn có tới hơn 300 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, trong đó nhóm VN30 cũng có tới 27-28 mã mất giá với điểm nhấn là trụ cột VNM giảm tới hơn 5%, còn VHM, VIC, VCB cũng giảm hơn 3%.
Cổ phiếu dầu khí tăng mạnh ngược chiều diễn biến giá dầu Nhiều cổ phiếu dầu khí vẫn tăng mạnh như PSN, OIL, BSR, PVS, PVD... dù cho giá dầu xuống 0 đồng đang là tâm điểm của sự chú ý. Kết phiên 23/4, chỉ số VN-Index tăng 4,99 điểm (0,65%) lên 773,91 điểm; HNX-Index tăng 0,16% lên 106,97 điểm và UPCoM-Index tăng 0,51% lên 51,74 điểm. HPG tăng mạnh nhất nhóm VN30 phiên 23/4,...