Chứng khoán 2020: Cơ cấu lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh
Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2020 được tổ chức hôm nay (2/1), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã gợi mở về hướng phát triển thị trường trong năm 2020, đồng thời nhấn mạnh 6 giải pháp mà ngành chứng khoán cần tập trung triển khai.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của ngành chứng khoán trong năm 2020 là hoàn thiện thể chế, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi trước khi luật có hiệu lực từ năm 2021 .
Thứ hai, Uỷ ban Chứng khoán tiếp tục cơ cấu lại thị trường chứng khoán, thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy HNX và HOSE. Cùng với đó là cơ cấu lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh.
6 giải pháp cho thị trường chứng khoán trong năm 2020
Thứ ba, là đổi mới đồng bộ hệ thống hạ tầng giao dịch cho thị trường, nghiệm thu gói thầu công nghệ thông tin cho thị trường trong năm 2020.
Video đang HOT
Thứ tư, các cơ quan liên quan cần tháo gỡ các vướng mắc, để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, Uỷ ban Chứng khoán tiếp tục nghiên cứu triển khai các giải pháp để tăng thanh khoản cho thị trường.
Thứ sáu, Uỷ ban Chứng khoán cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư; nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và xử lý các tình huống khi rủi ro phát sinh.
Năm 2019, mặc dù thị trường chứng khoán chịu tác động bởi tình hình thế giới đầy biến động nhưng việc huy động vốn qua thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều tăng trưởng tích cực trong năm qua. Năm qua, thị trường cổ phiếu tăng 7,5% về chỉ số, 10,6% về quy mô vốn hóa, đạt 79,2% GDP.
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi. Đây được xem là cột mốc quan trọng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
M.T
Theo petrotimes.vn
Bảy biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
Luật Chứng khoán (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 26-11 quy định 4 nguyên tắc hoạt động, 7 hành vi bị nghiêm cấm và 7 biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021
Luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 135 điều, quy định các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Luật đề ra 4 nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, gồm: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân; Công bằng, công khai, minh bạch; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
Bên cạnh quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật đề ra 7 biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như: Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán; Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán; Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán...
Luật quy định mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
Trong trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.
Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.
Luật Chứng khoản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, thay thế Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo Anninhthudo.vn
Doanh nghiệp trông chờ gì thị trường vốn? Tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ và gần 3000 doanh nghiệp đầu tuần này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, quy mô tín dụng cả nền kinh tế hiện đạt hơn 8 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 5%, khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 43%, hộ kinh doanh...