Chứng khoán 15/1: BID cố rướn vượt đỉnh, vốn hóa tạm vượt VNM
Đã có những nỗ lực nhiều hơn từ phía Ngân hàng đặc biệt là BID nhưng thành quả cho thị trường chưa rõ ràng.
Ảnh minh họa.
CTG (0%) đã có lúc tưởng như sẽ quay trở lại ngay với thị trường nhưng tiền lớn đổ vào chưa đủ quyết liệt trong sáng nay. Dù vậy, CTG cũng vẫn có được 66,7 tỷ đồng giao dịch cho đến hết phiên sáng, đứng thứ 3 tại HOSE.
Trong khi đó, BID ( 1,8%) đã trở lại đầy bất ngờ và còn đang nhen nhóm ý đồ lập kỷ lục giá mới. Tạm thời, BID đã vượt VNM (-0,17%) về quy mô vốn hóa, đạt 205,1 nghìn tỷ đồng. Qua đó, BID đang là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 4 tại HOSE.
Sự trở lại của BID đang hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư mua vào MBB ( 0,5%), VPB ( 1,9%).
Ngoài Ngân hàng, vẫn chỉ có nhóm thép là thể hiện được sự quan tâm của dòng tiền. HPG ( 0,8%) giữ nguyên vị trí đứng đầu về giao dịch trong khi NKG ( 5,36%), HSG ( 3,21%) dễ dàng kéo lên nhờ dòng tiền đầu cơ.
Sắc đỏ tiếp tục chi phối thị trường. Tổng cộng đang có 165 mã giảm so với 112 mã tăng và 63 mã đứng giá tham chiếu. Ngay cả các mã tăng trần ngày hôm qua như KBC (-1,5%), ROS (-4,1%) tạm thời đang bị lực bán lấn lướt.
Video đang HOT
VN-Index dừng giao dịch tại 966,79 điểm (-0,02%). Thanh khoản đạt 79,59 triệu đơn vị, tương đương 1.602 tỷ đồng trong đó có 496 tỷ đồng thỏa thuận.
HNX-Index cũng chưa có tín hiệu mới nào. Chỉ số dừng tại 102,9 điểm (-0,45%). Thanh khoản đạt 13,81 triệu đơn vị, tương đương 170,16 tỷ đồng
==========
Các cổ phiếu lớn nhất trong nhóm Ngân hàng có lẽ cần thời gian để nghỉ ngơi có thể trong phiên hoặc thậm chí là một vài phiên sau khi liên tục đứng ra dẫn dắt thị trường. Điều này đang xảy ra khi CTG (-0,21%), VCB (-0,34%), BID (0%) lình xình trong 1 tiếng giao dịch đầu phiên sáng nay.
Với riêng CTG, Ngân hàng này vừa công bố thông tin Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC -International Finance Corporation) và Quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC (IFC Capitalization Equity Fund) giảm tỷ lệ sở hữu tại từ 6,486% xuống 4,990%, tương đương gần 185,8 triệu cổ phiếu.
Hiện dư âm tăng của Ngân hàng ít nhiều vẫn còn ở VPB ( 1,4%) nhưng xét về mức độ giao dịch, VPB còn thua xa CTG hay BID các phiên trước.
Dòng tiền vào Ngân hàng do đó tạm thời thu hẹp lại nhường cho 2 gương mặt đến từ nhóm sản xuất và tiêu dùng là HPG ( 1,2%), PNJ ( 1,35%), hiện đã giao dịch được trên 45 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index trở nên khá mất phương hướng. Tính đến 10h, VN-Index giảm 0,02% xuống 966,98 điểm.
Không nhiều cổ phiếu thuộc các nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ giao dịch thực sự tích cực. Đáng chú ý nhất hiện chỉ có nhóm thép với HSG ( 2,59%), NKG ( 4,47%).
Tại HNX, Ngân hàng cũng gây nên những ảnh hưởng tương đồng. SHB (-1,4%), ACB (-0,43%) cùng giảm ngay lập tức khiến chỉ số HNX-Index cũng đang mất điểm, (-0,35%) xuống 103 điểm.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán 6/1: Tiền đầu cơ tranh thủ vào dầu khí
Dòng tiền đầu cơ có thể lừng khừng với nhiều cổ phiếu nhưng riêng dầu khí lại đang được đổ vào rất khẩn trương. Điều này bắt nguồn từ việc giá dầu đang chịu tác động từ bất ổn chính trị tại Trung Đông.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng hay nhóm Vingroup hoặc VNM giao dịch nhạt nhòa trong đầu phiên sáng nay. VCB (-1%) hay VHM (-1,5%) đều không thể hiện tích cực kéo theo một loạt các mã MBB (-0,7%), VPB (-0,7%), VRE (-2,7%), VIC (-0,7%) giảm giá.
Sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế toàn sàn. Tính đến 10h, VN-Index giảm 0,58% xuống 959,57 điểm.
Tuy nhiên, tiền đầu cơ lại không hề ngần ngại tranh thủ chớp thời cơ ở nhóm dầu khí. PVD ( 4,28%) sau một tiếng giao dịch đã vươn lên đứng đầu toàn sàn với 48 tỷ đồng. Trong khi đó, GAS cũng tăng ngay 1,9% lên 96.600 đồng/cổ phiếu rồi bứt phá 2,85% lên 97.500 đồng.
Rõ ràng, đây là biểu hiện của tâm lý đầu cơ tranh thủ khi giá dầu đã tăng mạnh trong tuần qua. Riêng ngày thứ Sáu, HĐTL WTI đã tăng 3,1% lên 63,05 USD/thùng còn HĐTL dầu Brent tăng 2,35 USD/thùng tương đương 3,6% lên 68,60 USD/thùng.
Tại HNX, PVS ( 3,87%) cũng đang được tận dụng triệt để và có giao dịch lên tới 51,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng giống như HOSE, các cổ phiếu còn lại không mấy hào hứng với câu chuyện giá dầu. VCS (-1,03%), ACB (-1,3%), SHB (0%) chủ yếu giảm giá. HNX-Index vẫn mất 0,56% xuống 101,86 điểm.
Dù vậy, diễn biến của dầu khí khó tạo được sự tin tưởng cho tâm lý nhà đầu tư. Gần cuối giờ giao dịch buổi sáng, thị trường đã có có thêm những nỗ lực nhất định từ các cổ phiếu khác, cụ thể là Ngân hàng, như CTG ( 1,4%) tăng trở lại trong VCB (-0,78%) thu hẹp đà giảm...
Những cố gắng đó còn khá chậm và mới chỉ giúp cho sắc xanh cải thiện hơn chút. Số lượng mã tăng đã đạt 94 mã so với 204 mã giảm và 46 mã đứng giá tham chiếu.
Chỉ số VN-Index vẫn giảm 0,34% xuống 961,82 điểm. Thanh khoản đạt 92,34 triệu đơn vị, tương đương 1.558 tỷ đồng.
Còn HNX-Index giảm 0,66% xuống 101,71 điểm. Thanh khoản đạt 14,63 triệu đơn vị, tương đương 188,42 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán 2/1: Ngân hàng nỗ lực kéo thị trường trong phiên đầu năm 2020 Ngân hàng vẫn là điểm tựa được thị trường kỳ vọng nhất vào thời điểm hiện tại. Dù tăng giá chưa thực sự thuyết phục, nhóm này đang tạo được các tác động tốt lên chỉ số. Sự nghi ngờ của nhà đầu tư đã được phản ánh ngay vào nhịp võng xuống của VN-Index lúc 11h. Tuy nhiên, các cổ phiếu kéo...