Chung khảo cuộc thi ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity
Ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Chung khảo cuộc thi ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity do Thành đoàn Hà Nội tổ chức.
Đoàn viên thanh niên tham gia vòng Chung khảo cuộc thi “Ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity”.
Cuộc thi “Ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity” được tổ chức với mong muốn hướng tới thành phố thông minh.
Đây là nơi thực hiện chiến lược phát triển tổng thể, thống nhất dựa trên các công nghệ và giải pháp thông minh với 5 – 8 thành phần: công dân thông minh, năng lượng thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, tòa nhà thông minh, di động thông minh, cơ sở hạ tầng, công nghệ và điều hành thông minh của chính quyền và giáo dục thông minh.
“Ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity” là sân chơi bổ ích, có nhiều cơ hội và cũng là thách thức cho cộng đồng khởi nghiệp khi nghiên cứu, xây dựng và phát triển các giải pháp góp phần xây dựng chính quyền thông minh.
Video đang HOT
Cuộc thi”Ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity” sân chơi bổ ích cho nhiều bạn trẻ.
Phát biểu tại Chung khảo cuộc thi “Ý tưởng thành phố thông minh TechFest Smartcity”, đồng chí Bùi Ngọc Việt – Bí thư Thành Đoàn Hà Nội chia sẻ: “Một thành phố thông minh bền vững là một thành phố đổi mới sáng tạo sử dụng các công nghệ thông tin – truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động – dịch vụ đô thị, tính cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.
Ban Thường vụ Thành đoàn tổ chức chung khảo cuộc thi ý tưởng Thành phố thông minh với mong muống tìm ra được những ý tưởng sáng tạo về công dân thông minh, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tòa nhà thông minh, di động, cơ sở hạ tầng, công nghệ góp phần vào điều hành thông minh của chính quyền”.
Theo giáo dục và thời đại
Sách ứng dụng công nghệ thực tế ảo đạt giải nhất cuộc thi ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp năm 2019
Vượt qua 20 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, ý tưởng Sách REBO - Sinh học lớp 10 ứng dụng công nghệ thực tế ảo của nhóm tác giả Võ Nguyễn Đình Trí - Đặng Phước Minh (Hải Châu) đã giành giải nhất cuộc thi 'Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp' Đà Nẵng năm 2019.
Ngày 27/10, tại TP. Đà Nẵng diễn ra ngày hội ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp Đà Nẵng năm 2019 do Sở Khoa học & Công nghệ phối hợp với Thành đoàn thành phố tổ chức.
Ngày hội là dịp để các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên TP. Đà Nẵng triển lãm, giới thiệu mô hình, ý tưởng, kết nối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
Ngày hội là sân chơi để đoàn viên, sinh viên thành phố giao lưu, trao đổi, tham quan các mô hình, ý tưởng sáng tạo, từ đó, kết nối các ý tưởng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, kỹ thuật ... với các công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư, tìm đầu ra cho sản phẩm; khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp của thanh niên.
Tại Ngày hội đã diễn ra với nhiều nội dung, hoạt động phong phú như: Hội chợ thanh niên khởi nghiệp và triển lãm các sản phẩm, ý tưởng sáng tạo của thanh thiếu niên; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của thanh niên sản xuất giỏi; triển lãm mô hình, sản phẩm đạt giải cao của học sinh và sinh viên, tổ chức các trò chơi khởi nghiệp và tuyên dương các Gương sáng tạo tiêu biểu...
Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp" năm 2019 với sự tham gia tranh tài của 20 ý tưởng đến từ các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố và các quận đoàn Hải Châu, Thanh Khê.
Các ý tưởng tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin (như App vận chuyển, ứng dụng công nghệ thực tế ảo), nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng....
Các đội dự thi pitching cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp 2019
Vượt qua 20 ý tưởng, ý tưởng Sách REBO - Sinh học lớp 10 ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (VR) do nhóm tác giả Nguyễn Đình Trí - Đặng Phước Minh đến từ quận đoàn Hải Châu đã giành giải nhất chung cuộc.
Giải nhì cuộc thi thuộc về dự án Giường ngủ thông minh của nhóm sinh viên đến từ Đại học Duy Tân và dự án Sử dụng Enzyme Laccase từ canh trưởng nuôi cấy sợi nấm nâng cao hiệu suất lọc dịch đậu nành cũng như chống oxy hóa đậu khuôn tại Đà Nẵng của nhóm nhóm sinh viên Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
2 dự án Duta (Robot phục vụ thông minh) và dự án ứng dụng công nghệ IoT trong nghề nuôi tằm của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân cùng với dự án nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái nấm Linh Chi đáp ứng nhu cầu dược liệu cũng như mục đích tạo BONSAI của nhóm sinh viên Đại học Sư phạm giành giải 3 cuộc thi.
Ban tổ chức cũng trao 2 giải khuyến khích cho tác giả Trần Đức Tâm (quận đoàn Thanh Khê) với ý tưởng giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, công dân khi thực hiện giao dịch hành chính tại quận Thanh Khê thông qua phần mềm KIOSK tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kế quả của quận Thanh Khê, và nhóm sinh viên Đại học Sư phạm với nghiên cứu chế biến thực phẩm bổ sung giàu hoạt tính sinh học từ nấm Linh Chi - Vân Chi kết hợp và vận dụng bãi thải làm mặt nạ sinh học.
Ý tưởng mô hình sinh vật biển từ rác thải nhựa (chai nhựa dùng 1 lần) của trường Cao đẳng Phương Đông nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển thông qua chống rác thải nhựa
Được biết, đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng 2019 (SURF 2019).
Theo công thương
Microsoft Việt Nam chọn được 3 đội tham gia AI For Accessibility Hackathon Cuộc thi AI for Accessibility Hackathon do Microsoft tổ chức đã tìm được ba ý tưởng AI đại diện cho Việt Nam tiếp tục tham dự vòng loại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đến tham dự cuộc thi là các đối tác, khách hàng và các tổ chứcphi lợi nhuận đã và đang làm việc cùng Microsoft tại Việt Nam. Có...