Chung kết LMHT thế giới mùa 3: Người Hàn Quốc có thật sự mạnh?
Những trận thua muối mặt của các đội LMHT Hàn Quốc trong 3 ngày thi đấu đầu tiên đã tạo nên nhiều nghi vấn về thực lực cũng như sức mạnh của họ.
So với thời điểm giải LMHT Toàn sao cách đây 4 tháng, người Hàn đã yếu đi, hay các đội khác đã tiến bộ vượt bậc?
Điểm lại những “cơn ác mộng” của người Hàn
Nhìn chung, ngoại trừ các chiến thắng khá dễ dàng trước các đội dưới cơ, màn trình diễn của các game thủ đến từ xứ sở Kim Chi tại vòng chung kết lần này là không thật sự sáng sủa, khi lần lượt để thua trước các đối thủ nặng ký. Sau 3 ngày thi đấu, cái tên đầu tiên gần như nắm giữ chiếc vé bước vào vòng trong ở bảng A không phải là SKT T1 của thần đồng Faker, mà là OMG đến từ Trung Quốc.
Cuộc chạm trán đầu tiên của hai thế lực LMHT châu Á đã kết thúc với chiến thắng thuộc về San và các đồng đội của mình. Nhưng bảng B mới thật sự là ác mộng của người hâm hộ Hàn Quốc khi Samsung Galaxy Ozone (SSO – MVP Ozone) phải đầu hàng 2 lần trước hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp suất vào vòng sau là Gambit Gaming và Fnatic. Xếp vị trí thứ 3 tại bảng B với hiệu số 2 – 2, SSO đứng trước nguy cơ bị loại ngay từ vòng bảng.
“Chỉ mạnh khi được chơi đúng bài”
Faker đã chứng minh mình là một trong những người đi đường giữa hàng đầu thế giới, nhưng chừng đó là không đủ để gồng gánh các thành viên còn lại của SKT T1. Nếu như các đội khác chỉ tập trung những lượt cấm – chọn vào việc hạn chế người chơi này, cũng như người đi rừng thường có xu hướng đi săn ở đường giữa thì OMG đã làm điều ngược lại: tấn công vào các mắt xích yếu hơn ở đường trên và đường dưới. Thần đồng 17 tuổi dù sở hữu chỉ số lính rất tốt cùng với 4 mạng trong tay nhưng cũng không thể ngăn cản việc đồng đội lần lượt ngã xuống.
Có thể thấy, sức mạnh hủy diệt của các đội game đến từ Hàn không phải nằm ở yếu tố chiến thuật mà ở chính những lượt chọn của họ. Zed, Ahri, Fizz, Lee Sin, v.v… tất cả đã làm nên thương hiệu LMHT Hàn Quốc với lối chơi ám sát và áp đảo ngay từ đầu trận. Họ chỉ đánh và đánh rất hoàn hảo với những con bài “tủ” của mình, nhưng một khi các vị tướng trên bị cấm đi, người Hàn lại trở nên lúng túng với các lựa chọn.
Video đang HOT
Tiêu biểu cho điều này chính là Dade, người đi đường giữa của SSO. Sử dụng Zed cực kì lão luyện, nhưng với tỉ lệ cấm lên đến gần 100% trong giải đấu tính đến nay, game thủ này đã có màn trình diễn vô cùng mờ nhạt với sư thay thế Ryze, Gragas. Trận thua trước Gambit cũng phần nào đến từ thất bại của Dade trước AlexIch ở đường giữa.
Không có Zed, Dade dường như “vô hại”.
Trong khi đó, thất bại trước Fnatic lại đặt ra một vấn đề khác cho SSO khi sự phối hợp giữa các thành viên là không thật sự ăn ý. Looper đã quá dễ dàng để cho Soaz sử dụng dịch chuyển một cách tự do và từ đó dẫn đến chiến thắng trong giao tranh. Có vẻ như người Hàn Quốc đã quá tự phụ vào kĩ năng cá nhân trong cuộc đối đầu với Fnatic, để cho đội game châu Âu dễ dàng triển khai chiến thuật sử dụng Dịch chuyển mang thương hiệu của mình. Cloudtemplar, người chơi từng góp mặt tại chung kết mùa 2 nhận xét: “Nếu như còn tiếp tục ngạo mạn như thế, Ozone sẽ phải còn trả giá ở các trận đấu sau bởi những quyết định liều lĩnh và thiếu cân nhắc của mình”.
Samsung Galaxy Ozone phải cẩn thận nếu không muốn bị loại sớm.
Theo VNE
Tổng kết những cái nhất sau lượt đi vòng bảng chung kết LMHT mùa 3
Vòng chung kết LMHT mùa ba đã kết thúc lượt đấu vòng bảng đầu tiên với không ít bất ngờ.
Đội gây bất ngờ nhất: Gambit Gaming
Không được đánh giá cao nhưng Gambit lại đang thi đấu rất tốt.
Là một đội tuyển LMHT mạnh nhưng Gambit Gaming lại không được đánh giá quá cao tại bảng B vốn được coi là sự quy tụ của nhiều đội mạnh có trình độ tương đồng. Tuy nhiên, trải qua 4 trận đấu với thành tích 3 thắng 1 thua, Gambit đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Lối chơi ép rừng mạnh mẽ cùng một thái độ nhập cuộc biết mình biết người đã khiến họ có những bước tiến rất dài trong cuộc đua giành chiếc vé vào vòng sau. Thắng cả những Samsung Galaxy Ozone hay Team Vulcun thực sự là những chiến công thuyết phục của những chàng trai xứ Bạch Dương.
Đội tuyển gây thất vọng nhất: Samsung Galaxy Ozone
Đến Mỹ với sự kì vọng lớn nhưng SSO lại gây thất vọng nặng nề.
Đến chung kết mùa 3 với hành trang là hạt giống số 2 của khu vực Hàn Quốc, vô địch OGN Mùa Xuân và giành hạng 3 HOT6iX Summer, SSO hứa hẹn là ứng cử viên cho chức vô địch. Tuy nhiên giờ đây họ thậm chí còn đang đứng trước viễn cảnh không qua nổi vòng bảng. Cuộc chiến giữa những người châu Âu chỉ ra rằng, Dade còn quá non nớt trước những "con cáo già" như xPeke hay Alex Ich.
Dandy không gây đủ tầm ảnh hưởng như Diamond hay Cyanide. Mata dường như không còn là chính mình khi liên tục mắc lỗi và có những pha xử lý khó hiểu. Dù vẫn còn cơ hội ở lượt về nhưng nếu SSO không nhanh chóng tìm lại chính mình, cơ hội cho họ cũng không hẳn là sáng sủa.
Trận đấu bất ngờ nhất: Fnatic thua Vulcun
Cuộc chiến giữa đội số 1 châu Âu và đội hạt giống số 3 Bắc Mỹ lại có kết quả không tưởng khi Vulcun chiến thắng Fnatic một cách hoàn toàn áp đảo. Với việc loại đi hoàn toàn những tướng tủ của xPeke và ép người chơi này phải dùng Lissandra, Vulcun hoàn toàn nắm đằng chuôi trong cuộc chiến này. Ở đường dưới, Puszu dù chơi không tệ nhưng trước sự hổ báo của Zuna, anh ta cũng không thể ngăn cản được đối phương. Vulcun biến Fnatic thành những "gã học việc" trong một trận đấu mà họ đã chơi với những gì tốt nhất.
Những vị tướng có tỉ lệ xuất hiện cao nhất (bao gồm cả Cấm và Chọn)
Shen, Zed và Corki là những vị tướng có tần số xuất hiện cao nhất cho tới thời điểm này. Shen và Zed là những người thống lĩnh những con số khi cả hai vị tướng này có mặt trong toàn bộ các trận đấu (20 trận). Nếu như Shen bị cấm 11 lần và được chọn 9 lần (5 lần thắng đạt tỉ lệ 55.6%) thì con số của Zed thậm chí còn khủng khiếp hơn với 18 lần bị cấm và chỉ được chọn 2 lần. Tuy nhiên, trong cả trận đấu này, Zed đều mang vinh quang về cho đội và đạt tỉ lệ thắng 100%.
Những vị tướng đang được lựa chọn nhiều nhất.
Sự trở lại của Tam Hợp Kiếm như tiếp thêm động cơ cho Phi Công Quả Cảm Corki và điều đó cũng phần nào lý giải tại sao vị tướng này được xuất hiện tới 19/20 trận. Tuy nhiên, có vẻ như tỉ lệ thắng của vị tướng này không quá cao khi trong 12 trận được chọn, Corki chỉ đem về chiến thắng 5 trận. Có lẽ sự lựa chọn Corki của một số đội chỉ đơn giản là để vị tướng này không rơi vào tay đối thủ mà thôi. Theo sau 3 vị tướng rất hot ở trên là một số cái tên quen thuộc như Ahri hay Sona
Những vị tướng có tỉ lệ chiến thắng cao nhất (xuất hiện trên 50% số trận)
Ngoại trừ Zed có tỉ lệ thắng tuyệt đối dù mới chỉ được chọn 2 lần, chúng ta không khó để tìm thấy những vị tướng thực sự mạnh ở thời điểm này. Đó là 3 cái tên: Lee Sin, Ahri và Zyra. Lee Sin từ lâu đã là sự lựa chọn quá tốt ở rừng. Sự cơ động, khả năng cướp rừng, khả năng gây sát thương hay phá rối đội hình,... tất cả đều có ở Lee Sin. Với việc được chọn 6 lần (bị cấm 7 lần), Lee Sin có tới 5 chiến thắng và chỉ thua duy nhất 1 trận, đạt tỉ lệ tới 83.3%.
Những vị tướng có tỉ lệ chiến thắng cao nhất từ đầu giải.
Theo rất sát Lee Sin là Ahri, cô nàng hồ ly đang làm mưa làm gió ở mọi giải đấu. Xuất hiện tới 18/20 trận (tỉ lệ 90%) và được chọn 9 lần (bị cấm 9 lần), Ahri có tới 7 chiến thắng (tỉ lệ 77.8%). Khả năng dồn sát thương nhanh cũng như chạy trốn tốt khiến Ahri trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho khu vực đường giữa. Đứng cuối cùng là một vị trí hỗ trợ đang được coi là mạnh nhất hiện tại: Zyra. Lượng sát thương dồi dào kể cả về cuối trận cũng như một loạt các kĩ năng khống chế biến Zyra trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho vị trí hỗ trợ. Trong 13 trận được chọn (bị cấm 3 trận), Zyra có tới 9 chiến thắng, đạt tỉ lệ 69.2%.
Lượt về của vòng bảng chung kết mùa 3 sẽ trở lại vào ngày 20/09. Đừng bỏ lỡ bất cứ một trận đấu nào trên Garena TV (http://tv.garena.vn) nhé!
Theo VNE
Các vị tướng đang "làm mưa làm gió" tại vòng chung kết LMHT thế giới mùa 3 Chỉ trong hai ngày thi đấu đầu tiên, một số vị tướng đã nổi lên như những lựa chọn hàng đầu dành cho tất cả các đội LMHT trên con đường giành chiếc vé để bước vào vòng sau. Vòng chung kết LMHT thế giới mùa 3 tại Los Angeles đang diễn ra một cách sôi nổi và đầy bất ngờ. Chỉ trong...