Chung cư bình dân đua nhau đặt tên siêu sang, hạng sang… để câu khách
Tình trạng loạn danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ loại sang, siêu sang, kể cả bằng tên nước ngoài cho sang, là thủ thuật câu khách, quảng bá sản phẩm.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (Horea) vừa có văn bản kiến nghị chấn chỉnh tình trạng loạn danh xưng chung cư cao cấp, hạng sang, siêu sang.
Theo đó, thời gian qua trên thị trường bất động sản, nhiều chủ đầu tư sử dụng tràn lan các danh xưng như “chung cư cao cấp, căn hộ loại sang, căn hộ siêu sang”, kể cả bằng tên nước ngoài gắn với các cụm từ như Luxury, Hi-end, Premier, Royal… dù đa số các dự án này không đạt chuẩn cao cấp, hoặc đạt chuẩn khu đô thị kiểu mẫu, bảo đảm chất lượng và đẳng cấp về quy hoạch dự án, thiết kế căn hộ, các tiện ích và dịch vụ.
Nhiều dự án, chung cư cao tầng, căn hộ được chủ đầu tư tự phong là cao cấp, căn hộ siêu sang nhưng chưa được Sở Xây dựng TP HCM hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận.
Horea kiến nghị việc đặt tên các dự án bằng tiếng nước ngoài cần đúng quy định. Ảnh: NLĐ
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, cho biết các chủ đầu tư này đã cung cấp thông tin sai lệch, vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Nhà ở 2014 vì đã cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có dấu hiệu gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản… Những thông tin này khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn, dẫn đến bị thiệt hại về quyền lợi khi mua nhà.
“Hiệp hội nhận thấy nhu cầu đặt tên dự án nhà ở, tên các thành phần trong dự án bằng tiếng nước ngoài là nhu cầu chính đáng của các chủ đầu tư, đáp ứng đòi hỏi của thị trường nhưng cần chấp hành đúng các quy định của pháp luật” – ông Châu nói.
Thực tế, Luật Nhà ở tại Khoản 3 Điều 19 quy định “Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau. Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định…”
Video đang HOT
Trong khoảng 10 năm qua, Bộ Xây dựng đã có 2 thông tư về phân hạng nhà chung cư. Mục đích của việc phân hạng nhà chung cư là: “Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường”. Tuy nhiên, đến nay Horea cho biết chưa có chủ đầu tư dự án hoặc Ban quản trị nhà chung cư nào lập hồ sơ đề xuất phân hạng nhà chung cư.
Đáng lưu ý, giai đoạn chủ đầu tư các dự án bất động sản mở bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai dưới mác chung cư cao cấp, căn hộ loại sang, căn hộ siêu sang, là giai đoạn mà người mua nhà dễ bị lừa dối, dễ bị mua nhầm sản phẩm không đúng như quảng cáo.
Do vậy, cần xem xét lại các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường bất động sản và người tiêu dùng về sự minh bạch, trung thực và cạnh tranh lành mạnh.
Theo T.Phương – S.Nhung
Người lao động
Giới đầu tư thắng đậm với ki ốt của đại gia Lê Thanh Thản
Trái ngược với sự ảm đạm của chung cư, ki ốt tại các dự án giá rẻ của đại gia Lê Thanh Thản đang thiết lập mức giá cao trên thị trường cho thuê.
Theo khảo sát của phóng viên, các ki ốt tại HH Linh Đàm đang có giá thuê cao ngất ngưởng, ngang ngửa với mặt bằng kinh doanh khu vực trung tâm.
Giá thuê cao ngất ngưởng
HH Linh Đàm gồm 4 tổ hợp từ 35 đến 41 tầng, mỗi tổ hợp gồm 3 đơn nguyên nhà với 20-24 căn hộ/mặt sàn trên khu đất 3ha. Như vậy, dự án có 12 tòa nhà chung cư cao tầng với khoảng 9.000 căn hộ. Nếu làm một phép tính là mỗi căn hộ có trung bình 3 người thì dân số tại đây lên tới gần 30.000 người, tương đương dân số của cả 1 phường ở Hà Nội.
Tại HH Linh Đàm, các ki ốt có diện tích 26-28m2 đang có giá thuê từ 14-18 triệu đồng/tháng, diện tích 35-50m2 đang được cho thuê từ 20-25 triệu đồng/tháng. Cùng diện tích 35-50m2, những ki ốt có mặt tiền đường chính, vị trí góc, giá thuê là 30-35 triệu đồng/tháng. Những ki ốt rộng hơn (70m2), giá thuê lên tới 38-40 triệu đồng/tháng.
Nếu so với mặt bằng ki ốt chung cư cùng khu vực, giá thuê ki ốt ở đây đang cao hơn hẳn. Đơn cử, cùng diện tích, tương đương vị trí nhưng giá thuê tại VP Linh Đàm, Tây Nam Linh Đàm... chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với HH Linh Đàm.
Giá thuê ki ốt tại HH Linh Đàm cũng cao hơn mặt bằng kinh doanh cùng diện tích tại những con phố lớn thuộc Hoàng Mai như Giải Phóng, Đại Từ, Tân Mai... Khá nhiều nhà phố có mặt bằng kinh doanh tại Giải Phóng đang được cho thuê nguyên căn (diện tích 40-50m2, 3- 5 tầng) với giá dao động từ 18-30 triệu đồng/tháng.
Những căn tương tự tại Đại Từ, Tân Mai... giá thuê là từ 10-15 triệu đồng/tháng. Mức giá thuê trên tại HH cũng đang tương đương với mặt bằng kinh doanh cùng diện tích tại nhiều phố lớn thuộc các quận nội thành Hà Nội như Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở, Vũ Tông Phan (Thanh Xuân), Quan Hoa, Dịch Vọng (Cầu Giấy)...
Kịch bản trên cũng lặp lại tại khu đô thị Đại Thanh. Với 6 tòa chung cư, mỗi tòa cao 32 tầng, mỗi tầng gồm 24 căn hộ, khu đô thị Đại Thanh có gần 5.000 căn hộ với quy mô dân số khoảng gần một vạn rưỡi. Do đó, kinh doanh ki ốt tại Đại Thanh cũng được hưởng lợi từ tập cư dân đông đúc này.
Tùy từng vị trí và diện tích (30-70m2), hiện các ki ốt tại đây có giá thuê dao động từ 7-18 triệu đồng/tháng. Mức giá thuê cao nhất lên tới 12-18 triệu đồng và thuộc về những căn góc.
Cùng khu vực Thanh Trì, khá nhiều mặt bằng có diện tích tương đương, giá thuê cũng chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so với mặt bằng kinh doanh ki ốt trong dự án Đại Thanh.
Đơn cử, một ki ốt có diện tích 30m2 ở CT10C Đại Thanh được cho thuê với giá 7 triệu đồng/tháng thì cách đó không xa, mặt bằng kinh doanh quán phở, bún cá ở Tả Thanh Oai có diện tích rộng hơn nhưng giá thuê chỉ dao động 3-4 triệu đồng/tháng.
Tương tự, một quán cà phê tại CT10C KĐT Đại Thanh, diện tích 70m2 có giá thuê 10 triệu đồng/tháng thì mặt bằng kinh doanh cà phê thuộc thị trấn Văn Điển, Ngọc Hồi có diện tích tương đương, giá thuê là 7-8 triệu đồng/tháng.
Thiết lập mặt bằng giá mới
Khảo sát của phóng viên cho thấy, dù hút khách thuê và rổ hàng hóa luôn trong tình trạng khan hiếm nhưng giá thuê các ki ốt thuộc các dự án trên không có sự biến động mạnh qua các năm. Mức tăng trung bình hàng năm chỉ đạt dưới 10%/năm. Có những mặt bằng ki ốt được cho thuê theo hợp đồng 2-3 năm thì giá vẫn giữ nguyên qua các năm theo hợp đồng.
Đơn cử, giá thuê các ki ốt diện tích nhỏ ở HH Linh Đàm năm 2016 là 13-14 triệu đồng/tháng thì đến 2018, nhiều chủ nhà chào thuê giá 15-18 triệu đồng/tháng, các ki ốt có diện tích lớn hơn (35-50m2), 3 năm trước giá cho thuê là 18-22 triệu đồng/tháng thì nay mức giá nhích lên 20-25 triệu đồng/tháng.
Các ki ốt ở Đại Thanh cũng có mức tăng chỉ khoảng 5%/năm. Những ki ốt diện tích nhỏ hiện có giá thuê 7-8 triệu đồng/tháng thì hơn 3 năm trước giá thuê là khoảng 5,5-7 triệu đồng/tháng. Theo các môi giới, do giá thuê ki ốt ở các dự án này đã thiết lập mặt bằng giá cao nên mức tăng không đáng kể.
Do mức giá thuê hấp dẫn nên ki ốt ở những chung cư "vạn dân" của đại gia Thản trở thành kênh đầu tư lâu dài được giới đầu tư quan tâm. Nhiều năm trước, các ki ốt được bán với giá gốc chủ đầu tư là từ 26-30 triệu đồng/m2 tương đương khoảng 1-2 tỷ/căn thì nay với mức giá thuê trên, rõ ràng các ki ốt đang mang lại tỉ suất lợi nhuận lớn hơn so với việc đem tiền gửi ngân hàng.
Chính bởi vậy, những căn ki ốt được rao bán trên thị trường thứ cấp, đặc biệt là ki ốt ở tổ hợp HH Linh Đàm đang có mức chênh khủng.
KỲ II: Hưởng chênh cả tỷ đồng trên thị trường thứ cấp
Theo Thúy An
Diễn đàn doanh nghiệp
Đây là điều mà hàng chục nghìn người mua chung cư đang lo lắng Nhà chung cư chỉ có niên hạn sử dụng trong một thời gian nhất định, khái niệm sở hữu vĩnh viễn là sở hữu vĩnh viễn về khu đất xây dựng chung cư. Chính vì thế, nếu hết niên hạn sử dụng, câu chuyện về xây mới chung cư sẽ là một bài toán khó đối với các chủ sở hữu. Bàn về...