Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên: ‘Cần’ nhưng không vội
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những tiêu chuẩn của giáo viên để thăng hạng và giữ hạng. Tuy nhiên, xung quanh quy định này đang có nhiều ý kiến trái chiều của giáo viên.
Cơ hội để được thăng hạng
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Đồng thời, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được coi là “giấy tờ” để chứng minh viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp hay không.
Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”.
Một giờ dạy tại Trường Tiểu học Nghi Phú 2. Ảnh: MH
Với ngành Giáo dục, trước đây, tùy theo bậc học, giáo viên sẽ được xếp từ hạng IV đến hạng I và đây cũng là căn cứ để trả lương cho giáo viên. Quy định này cũng có những bất cập bởi có khá nhiều trường hợp, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, vì dù đã tốt nghiệp đại học nhưng khi tuyển dụng các giáo viên chỉ được trả lương theo trình độ trung cấp, cao đẳng. Để được nâng lương, giáo viên buộc phải thi nâng hạng với khá nhiều tiêu chuẩn “cứng”. Trong đó, khó nhất vẫn là tiêu chí về bằng cấp như phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ nghề nghiệp.
Trên thực tế, trong những năm qua, có hàng nghìn giáo viên Nghệ An đã đi bồi dưỡng để có được một trong các chứng chỉ này nhưng số giáo viên được nâng hạng không nhiều. Điều này cũng sẽ dẫn đến thiệt thòi, nhất là với những giáo viên đã có nhiều năm công tác và hệ số lương đã sát với khung nâng lương cao nhất của Nhà nước.
Liên quan đến việc nâng hạng cho giáo viên, từ 20/3/2021, 4 thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành. Những thông tư này quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường theo các bậc học từ mầm non tới trung học phổ thông.
Đặc biệt, từ 20/3/2021, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới cũng sẽ thay đổi. Trong đó, giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương dao động từ 1,86 – 4,98).Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay hệ số lương của đối tượng này đang dao động từ 1,86 – 4,98). Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 – 6,38).
Sự thay đổi này về khách quan phải khẳng định có lợi rất nhiều cho giáo viên. Tuy nhiên, việc nâng lương còn phụ thuộc vào các mức hạng của giáo viên. Quy định mới cũng đã bãi bỏ tiêu chuẩn về chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ nếu giáo viên muốn thăng hạng. Nhưng giáo viên cần phải có chứng chỉ nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức.
Điều này, nhiều giáo viên cho rằng là không cần thiết vì để học chứng chỉ giáo viên phải đóng học phí 2.500.000 đồng/người cho một khóa học ngắn hạn. Trong khi đó, những nội dung giảng dạy ở khóa học này không mới và nhiều giáo viên cơ bản đã đáp ứng được việc dạy và học. Đặc biệt, một số giáo viên cho rằng, họ đã có chứng chỉ hạng II và đương nhiên khi chuyển sang thông tư mới họ phải được chuyển đổi theo quy định. Tuy vậy, nếu không có chứng chỉ họ sẽ phải xếp xuống hạng III cho đến khi bổ sung đủ chứng chỉ.
Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường THCS Hưng Dũng. Ảnh: MH
Quy định mới về việc thăng hạng cũng đã khiến nhiều giáo viên lo lắng và đua nhau đăng ký các lớp học chứng chỉ, thậm chí đăng ký học qua mạng. Một số trung tâm GDTX và GDNN trên địa bàn tỉnh cũng đã phối hợp với các phòng Giáo dục và Đào tạo và một số trường đại học, cao đẳng mở các lớp học chứng chỉ cho học viên. Trong khi đó, không phải giáo viên nào cứ học xong chứng chỉ là có thể được nâng hạng ngay.
Không “ồ ạt” học chứng chỉ.
Trường THPT Kỳ Sơn hiện có hơn 80 cán bộ, giáo viên và có những người đã công tác gần 30 năm. Mặc dù vậy, đến nay toàn bộ giáo viên của trường vẫn chỉ đang xếp ở hạng III (hạng thấp nhất của giáo viên).
Trước đó, khi chủ trương của Nhà nước về thăng hạng giáo viên được ban hành, có gần 40 giáo viên của trường đã đi học chứng chỉ nghề nghiệp nhưng chưa được thăng hạng với các lý do như chưa xét thăng hạng, thiếu một trong số các chứng chỉ theo tiêu chuẩn cứng…
Một buổi học nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Đức Anh
Nói về điều này, thầy giáo Lê Văn Tảo – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc nâng hạng là nguyện vọng nhiều năm nay của các giáo viên và chúng tôi mong sớm được xét nâng hạng vì kéo dài lâu thì các chứng chỉ của giáo viên có thể sẽ hết hạn sử dụng”.
Video đang HOT
Liên quan về các thông tư mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định: “Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các yêu cầu, tiêu chí về kiến thức kỹ năng đối với từng hạng, ngạch là hợp lý. Sự điều chỉnh của thông tư mới có lợi hơn cho giáo viên rất nhiều. Khi xếp hạng/bậc theo quy định mới, các giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đa phần được vượt lên so với trước đây”.
Trên thực tế, chứng chỉ về chức danh nghề nghiệp không phải là yêu cầu chỉ riêng với ngành Giáo dục mà còn với tất cả các ngành khác. Nhưng, nhiều giáo viên chưa được hướng dẫn đầy đủ. Do đó, trước đây đã có tình trạng giáo viên đua nhau bỏ tiền đi học chứng chỉ nghề nghiệp, thậm chí nhiều giáo viên do không nắm rõ nên học nhầm loại chứng chỉ.
Đại đa số giáo viên Nghệ An đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Ảnh: MH
Nhiều đơn vị không đủ thẩm quyền cũng đã mở các lớp học và cấp chứng chỉ làm gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của giáo viên. Trong hoàn cảnh hiện nay, ông Thái Văn Thành cũng cho rằng không nên vội vàng đi học chứng chỉ để tránh lãng phí. Chẳng hạn, những giáo viên chưa đủ năm công tác, phải 6,7 năm nữa mới tới hạn nâng bậc thì không cần học sớm mà dành thời gian để bổ sung các điều kiện khác.
Trước đó, ngày 24/2, Sở GD-ĐT Nghệ An cũng đã có công văn đề nghị các Phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên để xác định đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm, xếp lương theo các thông tư mới.
Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng. Văn bản cũng yêu cầu các đơn vị phải xác định từng giáo viên đào tạo trình độ nào, phải bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng bao nhiêu và khuyến cáo giáo viên không tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng online do các đơn vị không đủ điều kiện, không có chức năng bồi dưỡng để tránh lãng phí không đáng có.
Mới đây nhất, ngày 4/3, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục có văn bản chấn chỉnh về vấn đề này. Cụ thể, trong khi chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết triển khai các thông tư mới, Sở khuyến cáo giáo viên chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Đồng thời, nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức không có chức năng, thẩm quyền tự ý vào quảng cáo chiêu sinh, tổ chức cho giáo viên đăng ký các khóa bồi dưỡng làm ảnh hưởng các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục. Về phía các phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục không được phối hợp với các cơ sở đào tạo để triển khai bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi chưa có ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chiến sĩ thi đua không quá 15%, bao nhiêu giáo viên phổ thông có cửa lên hạng II
Thông tư số 01, 02, 03 và 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến giáo viên bậc trung học phổ thông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi/xét thăng hạng
Ngày 2/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Theo đó, giáo viên muốn thăng hạng từ hạng III lên hạng II thì phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về: đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo bồi dưỡng; năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Cần nhắc lại, quy định về đạo đức nhà giáo được thể hiện ở Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/4/2008, gồm những điều sau.
Điều 3. Phẩm chất chính trị
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 5. Lối sống, tác phong
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Chẳng hạn như, giáo viên vi phạm về tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định, bị học sinh, phụ huynh phản ánh và nhà trường kết luận là đúng thì không đủ điều kiện thăng hạng lên mức cao hơn.
Cánh cửa thăng hạng của giáo viên bậc trung học phổ thông hẹp dần từ năm 2021
Quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên bậc trung học phổ thông hạng II có những điều khó khăn sau đây.
Thứ nhất, nếu phải thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì rất nhiều giáo viên bậc phổ thông không đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ - mặc dù đã có chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ.
Ngoại trừ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ, còn lại giáo viên bộ môn thì rất ít người có khả năng thi đạt điểm trung bình (5 điểm) vì họ không hề vận dụng ngoại ngữ vào nghiên cứu hay giảng dạy ở bậc phổ thông.
Học sinh được học tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng kì thi tốt nghiệp năm 2020, cả nước có đến 63,13% em đạt điểm dưới trung bình - huống gì giáo viên chỉ học vài ba tháng để lấy chứng chỉ.
Thứ hai, giáo viên cũng khó thỏa một trong ba điều kiện của nội dung thứ 8 về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, đó là được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên.
Ví như, để đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường thì mấy khó khăn nhưng không dễ gì để được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở.
Bởi, tỉ lệ chiến sĩ thi đua cơ sở được ấn định cho mỗi đơn vị là không quá 15% và giáo viên phải viết sáng kiến đạt từ loại Khá trở lên.
Con số 15% này thường rơi vào: Hiệu trưởng; hiệu phó; Chủ tịch Công đoàn; trợ lí thanh niên; tổ trưởng/tổ phó chuyên môn; thư kí hội đồng... vì đây (đa phần) là thành phần chấm và bỏ phiếu chọn sáng kiến - thì thử hỏi được bao nhiêu giáo viên lọt vào?
Thứ ba, giáo viên đủ điều kiện thăng hạng nhưng có thể hiệu trưởng không cử tham gia vì trường không có nhu cầu về vị trí việc làm thì cũng đành chịu.
Một giáo viên bậc trung học phổ thông ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm học 2020-2021 nhà trường không triển khai cho giáo viên làm hồ sơ thăng hạng năm 2021.
"Tôi gửi hồ sơ nhưng hiệu trưởng không nhận, không kí vào bản sơ yếu lí lịch. Tôi định lên Sở Giáo dục hỏi xem hiệu trưởng làm vậy có đúng không nhưng rồi sợ mình không thuận lợi trong công việc nên thôi, coi như xui", giáo viên này ấm ức chia sẻ.
Như thế để thấy rằng, Thông tư mới của Bộ Giáo dục khiến giáo viên bậc trung học phổ thông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi hoặc xét thăng hạng kể từ năm 2021.
Tài liệu tham khảo:
[1]//www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?_page=59&mode=detail&document_id=63657
[2] //luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-04-2021-tieu-chuan-xep-luong-giao-vien-thpt-cong-lap-198083-d1.html?layout=amp
[3] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/pho-diem-mon-tieng-anh-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2020-669604.html#:~:text=Theo phổ điểm thi tốt,tỷ lệ 0,07%2
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên phổ thông thành phố Hồ Chí Minh bức xúc vì Sở hoãn thăng hạng Hàng trăm giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đủ điều kiện nhưng vẫn chưa được xét hoặc thi thăng lên hạng II của năm 2020. Hồ sơ thăng hạng năm 2020 bị gộp chung với năm 2021? Ngày 28/2/2021, một giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh đến Tạp chí điện tử...