Chùm ảnh: Quang cảnh nội thành Hải Dương trong ngày đầu tiên sau khi kết thúc giãn cách xã hội
Trong chiều tối 3/3, người dân di chuyển lác đác tại một số khu phố ở nội thành TP. Hải Dương. Các hàng quán cũng dần hoạt động trở lại sau khi thành phố kết thúc giãn cách xã hội.
Từ 0h ngày 3/3, Hải Dương kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, đồng thời chuyển toàn tỉnh sang trạng thái mới vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
4 huyện/thị xã/thành phố gồm TP. Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng và huyện Kim Thành cơ bản thực hiện theo Chỉ thị số 15 cho tới ngày 17/3. 8 huyện/thành phố còn lại thực hiện theo Chỉ thị số 19 cho tới khi dập dịch hoàn toàn.
Ghi nhận của phóng viên trong chiều tối 3/3, người dân di chuyển lác đác tại một số khu phố ở nội thành TP. Hải Dương. Các hàng quán cũng dần hoạt động trở lại sau khi thành phố kết thúc giãn cách xã hội.
Trong ngày, TP cũng ghi nhận 1 ca dương tính mới, là người phụ nữ 53 tuổi làm nghề bán cá, trú tại phường Tứ Minh. Bệnh nhân này đã được cách ly tập trung từ 14/2, hiện được chuyển điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2.
Khu chợ dân sinh tại phường Tân Bình vẫn tiếp tục đóng cửa, chính quyền địa phương yêu cầu dừng các hoạt động mua bán để phòng chống dịch
Tại các lối vào chợ luôn có lực lượng dân phòng túc trực
Trên phố Nguyễn Văn Linh, nhiều cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm
Tuyến phố cổ tại Đội Cấn hàng ngày vẫn tấp nập hàng quà vặt giờ đây chỉ lác đác vài nhà mở cửa
Chợ Bắc Kinh vẫn yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn,…
Video đang HOT
Chợ Sơn Hoà vẫn chăng dây và yêu cầu mọi người nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế
Ngày 3/3, UBND TP. Hải Dương đã ban hành quyết định về việc áp dụng bổ sung các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Cụ thể, Ban chỉ đạo tiếp tục yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng bắt buộc đảm bảo các điều kiện, như không phục vụ khách ăn uống tại chỗ, việc giao hàng tận nhà phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch. Chủ nhà hàng phải mở sổ theo dõi, ghi rõ thông tin khách hàng.
Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Tạm đình chỉ hoạt động của các dịch vụ, cửa hàng kinh doanh hàng hóa không thiết yếu như rạp chiếu phim, quán game, cửa hàng Internet và các hoạt động khác.
TP cấm tập trung và sử dụng các dụng cụ tập thể dục ngoài trời tại các điểm công cộng. Các chợ dân sinh hoạt động đảm bảo các điều kiện sau: lập chốt kiểm soát tại các lối ra vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, ghi chép thông tin hoặc quét mã Qr code đối với tất cả người vào chợ.
Chủ tịch UBND các phường, xã thành lập Tổ an toàn Covid-19 tại chợ để giám sát sức khỏe, giám sát việc thực hiện các biện pháp. Người dân được khuyến cáo thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, bố trí các gian hàng bày bán trong chợ, giao dịch giữa người mua và người bán cách nhau tối thiểu 2m.
Quán bánh cuốn Bà Thấu nổi tiếng trên đường Lê Lợi ở TP. Hải Dương vắng vẻ vào ngày đầu tiên kết thúc giãn cách xã hội
Người dân di chuyển lác đác tại một số khu phố ở nội thành TP. Hải Dương
Cửa hàng sửa chữa giày dép ở phố Sơn Hoà đã mở cửa
Một người phụ nữ bán ngô và khoai tại chợ Trương Mỹ ngồi mong ngóng khách mua hàng
Tại khu tập thể Bình Minh, đường phố đã có vẻ đông đúc hơn
Các quán cafe nằm san sát nhau ở đường Nguyễn Quý Tân. Hết giãn cách xã hội, nhưng quán cafe vẫn phải đóng cửa theo Chỉ thị 15 của Chính phủ.
Vườn hoa Bà Triệu hàng ngày tập trung rất nhiều trẻ con chơi đùa, các cụ hưu trí tập thể dục, thanh niên ngồi trà đá, nhưng nay vẫn rất vắng vẻ
Tính đến hết ngày 3/3, toàn tỉnh Hải Dương ghi nhận 689 bệnh nhân Covid-19, 321 người được công bố khỏi bệnh và xuất viện.
UBND tinh yêu cầu các huyện/thị xã/thành phố thành lập Đội xử lý tình trạng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có nhiệm vụ thực hiện kịp thời các nhiệm vụ truy vết, cách ly, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm…; chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn theo Chỉ thị số 12- CT/TU ngày 1/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Y bác sĩ căng mình chống dịch không ngày nghỉ từ trước tết đến nay ở Hải Dương
Để phòng chống dịch, đội ngũ y tế tại Hải Dương từ những ngày cận tết đến nay chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chăm sóc bệnh nhân 24/24 tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương - Ảnh: PHẠM TUẤN
21h ngày 24-2, bác sĩ Thủy cùng 5 cán bộ trạm y tế xã Tân Trường (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vừa mở suất cơm hộp thì xe cứu thương chở 2 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh từ Bệnh viện dã chiến số 2 (TP Hải Dương) về đến cổng trạm y tế xã. Bác sĩ Thủy vội vàng chạy ra cổng đón 2 ca bệnh đầu tiên của xã khỏi bệnh về nơi lưu trú.
Cả đêm không hết việc
Sau chừng 20 phút làm thủ tục cho 2 nữ nhân viên quán karaoke về cách ly tại nhà 14 ngày, bác sĩ Thủy ăn vội vàng suất cơm rồi đứng dậy nói: "Các chị ở đây nhé, em qua khu cách ly truy vết các trường hợp F1 của 2 ca nhiễm COVID-19 vừa phát hiện".
Ngoài việc truy vết khẩn những trường hợp nhiễm COVID-19, chị Thủy cùng 2 cán bộ y tế của xã tiếp tục được điều động cùng lực lượng y tế tăng cường lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, có thời điểm lấy mẫu cho 14.200 người dân và khoảng 3.000 công nhân trên địa bàn xã.
"Khi F0 'nổ', chúng tôi xác định phải truy vết thần tốc ngày đêm các trường hợp F1, F2, tập trung lực lượng y tế cùng với công an làm mũi nhọn, gần 1 tháng qua trạm trưởng trạm y tế xã gầy đi nhiều vì nhiều khi trắng đêm cùng chúng tôi" - ông Vũ Văn Thuận, chủ tịch UBND xã Tân Trường, nói.
"Trạm có 6 người thì hơn 20 ngày qua ngày nào chúng tôi cũng phân chia công việc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, khai báo y tế, nhập liệu báo cáo... Ngày nào cũng thế, sớm thì cũng 10h đêm mới xong việc, có hôm làm việc cả đêm không hết.
Ngày 30 tết chị em ở trạm y tế gần như kiệt sức, chúng tôi khi đó nhớ nhà, lúc đó chúng tôi muốn khóc nhưng vì công việc, vì dịch bệnh nên chúng tôi động viên nhau quyết tâm làm mọi việc để làm sao càng sớm đẩy lùi dịch bệnh càng tốt" - bác sĩ Thủy nói.
Các y bác sĩ vẫn lạc quan khi điều trị bệnh nhân trong khu hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương ngày 26-2 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Làm việc gấp 10 lần bình thường
Ngay khi ca bệnh 1552 được công bố 6h sáng 28-1, Công ty Poyun (Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh) trở thành "ổ dịch" đầu tiên ở Hải Dương.
Ngay trong sáng hôm ấy, bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa nghề nghiệp) được lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương điều động sang khoa xét nghiệm để tăng cường đến Khu công nghiệp Cộng Hòa lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1.000 công nhân Công ty Poyun.
"Hôm ấy chúng tôi chỉ nghỉ ăn cơm một chút buổi trưa rồi lại tiếp tục lấy mẫu đến tối mới về" - chị Huyền nói.
Ba ngày sau đó, chị Huyền cùng nhóm của mình tiếp tục quay lại Chí Linh, lấy mẫu cho toàn bộ công nhân ở Khu công nghiệp Cộng Hòa. Những ngày cận kề tết, nhóm của chị Huyền di chuyển khắp các huyện Cẩm Giàng, Kinh Môn... để lấy mẫu xét nghiệm.
"Dịch bệnh bùng phát mạnh, ngày nào cũng phải làm việc gấp 10 lần so với bình thường nhưng chúng tôi vẫn đồng tâm hiệp lực, dốc sức để cùng toàn dân chống dịch" - chị Huyền nói.
Có những buổi sáng chị cùng nhóm phải lấy khoảng 2.000 mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, thôn. "Nếu không sát thì chỉ cần sai một li là đi một dặm, tôi luôn tâm niệm không được phép sai sót nên tôi luôn phân công công việc rõ ràng, sắp xếp tương ứng với số người dân, số mẫu xét nghiệm và bao quát toàn bộ để không nhầm lẫn" - chị Huyền nói.
"Nhiều khi mệt, cảm thấy quá tải nhưng trong thâm tâm luôn nghĩ mình làm được việc để nhân dân, mọi người, cộng đồng an toàn. Họ ủng hộ thì mình cũng cảm thấy phấn khích thêm, cũng quên đi mệt mỏi và hiểu rằng mình cần cố gắng hơn và làm nhiều hơn thế" - chị Huyền chia sẻ.
Cao điểm 60.000 xét nghiệm trong ngày
Ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, cho biết đợt dịch lần thứ 3 ở Hải Dương là đợt dịch phức tạp, diễn biến khôn lường với tỉ lệ lây lan nhanh. Đối với cán bộ ngành y tế Hải Dương phải căng mình làm việc. Theo ông Tuyến, hằng ngày khối lượng công việc rất lớn, đợt cao điểm có thể thực hiện 40.000 - 60.000 xét nghiệm trong ngày.
"Tất cả các bộ phận của CDC đều phải vào cuộc chống dịch. Chúng tôi không chỉ làm hết 100% sức lực mà có thể lên rất nhiều lần sức lực của anh em CDC. Từ thời điểm bùng phát dịch ngày 27-1 đến nay, chúng tôi chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chúng tôi chỉ có thể tranh thủ những khoảnh khắc giữa hai công việc để nghỉ một chút. Chúng tôi dựng giường bạt, ghế gấp lưu động để anh em tranh thủ nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục làm công việc chống dịch như chống giặc" - ông Tuyến nói.
Mẹ ở trạm xá, con 10 tuổi ở khu cách ly
Theo bác sĩ Thủy, đáng thương nhất là nữ y tá Nguyễn Thị Huyền (38 tuổi, ở thị trấn Cẩm Giàng), chồng đi lao động ở Hàn Quốc, đứa con trai 10 tuổi của chị phải đi cách ly tập trung do liên quan đến bệnh nhân 1851, con lớn thì gửi bà ngoại.
"Nhà chị Huyền có 4 người thì ở 4 nơi, con nhỏ bị cách ly 20 ngày một mình, không có mẹ chăm sóc, cháu tự túc hết. Dịch ở xã rất phức tạp, nhân lực ở trạm y tế rất ít nên chị Huyền ở trạm xuyên tết cùng chúng tôi. Chị Huyền cũng mất ăn mất ngủ vì thương con ở khu cách ly một mình nhưng chị vẫn quyết tâm động viên con cố gắng hoàn thành cách ly để mẹ tập trung chống dịch" - bác sĩ Thủy kể.
Thêm ca nghi nhiễm ở Hải Dương là nhân viên spa thẩm mỹ Tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm 1 ca nghi nhiễm là chị NBK, nhân viên Spa thẩm mỹ Thùy Dung (huyện Cẩm Giàng) do F0 TTD làm chủ. Tối 20-2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh này ghi nhận thêm 1 trường hợp nghi nhiễm Sars-CoV-2 là chị NBK, nhân viên spa thẩm mỹ Thùy...