Chùm ảnh phôi thai phát triển từng gây chấn động một thời
Khi những bức ảnh chụp quá trình phôi thai phát triển của Lennart Nilsson được công bố lần đầu vào năm 1965, nó đã gây nên một cơn chấn động. Toàn bộ 8 triệu ấn bản phát hành đã được bán hết sạch
Hơn 40 năm sau, những bức ảnh vẫn còn nguyên giá trị.
5 tuần. Phôi thai gần đạt chiều dài 9mm. Những sự phát triển
của khuôn mặt: cái miệng, lỗ mũi và tai đang mở.
8 tuần. Phôi thai phát triển nhanh chóng, được bảo vệ trong bào thai.
Giờ đây, kỹ thuật tiên tiến cho phép chúng ta thậm chí còn có thể nhìn rõ hơn và phóng đại hình ảnh hơn. Một vài bức ảnh trong những tấm ảnh dưới đây được chụp bằng camera thường với các ống kính (lens) macro, còn những tấm khác được chụp sử dụng 1 ống nội soi.
Thiết bị kính hiển vi điện tử quét cho phép Nilsson chụp ảnh với độ phóng đại gấp hàng trăm hoặc hàng nghìn lần.
Những hình ảnh của Lennart Nilsson được tổng hợp đăng tải trong cuốn sách bìa cứng lớn có tên là “A Child Is Born.” Cuốn sách do Jonathan Cape xuất bản.
10 tuần. Mi mắt khép một nửa. Mi mắt sẽ hoàn toàn đóng lại trong vài ngày.
16 tuần. Bào thai dùng tay để thám hiểm cơ thể của nó và các vùng xung quanh…
Bào thai giờ đã có thể chộp và kéo dây rốn. Bộ xương gồm các vỏ ống linh hoạt.
Đã có thể nhìn thấy những mạch máu dưới da.
18 tuần. Gần 14 cm. Thai nhi giờ đã có thể nhận biết âm thanh từ thế giới bên ngoài.
20 tuần. Gần 20cm. Tóc, hay lông tơ bao phủ khắp đầu.
Tất cả chúng ta đều đã từng lớn lên như thế trong bụng mẹ, thật kỳ diệu phải không?
Hành trình gian khó của... chú "tinh binh"
"Tinh binh" là "nhân vật" như thế nào nhỉ?
Tinh binh (tinh trùng) là một thành phần của tinh dịch. "Tinh binh" có hình dạng là một cái đầu to và một chiếc đuôi rất dài. Trong cái đầu rất to ấy chứa AND, chất dinh dưỡng, và một số thứ khác để "quy định" giới tính của em bé sau này. "Tinh binh" là những "chú lính" rất nhạy cảm, chất lượng của "tinh binh" sẽ quyết định tới khả năng thụ thai cũng như "chất lượng" của "em bé" sau này. Bạn thấy "tinh binh" quan trọng chưa nào?
Nhưng mà, "tinh binh" ở đâu ra?
Việc "sản xuất" "tinh binh" được đảm nhận bởi khá nhiều bộ phận, như là: Tinh hoàn, túi tinh hoàn, các tuyến niệu đạo, tuyết tiền liệt... Mỗi ngày, XY có thể "sản xuất" khoảng 300 triệu "tinh binh" và mỗi lần "xuất binh", sẽ có khoảng 20 - 30 triệu "tinh binh" "xung trận" đấy. Và cứ sau khoảng 5 - 40 phút, cơ thể lại sẵn sàng cho một đợt "xuất binh" mới. Trừ một số trường hợp do bệnh tật, do hoá chất, độc tố từ môi trường... mới làm ảnh hưởng tới số lượng "tinh binh". Còn bình thường, "tinh binh" được "sản xuất" liên tục, liên tục, và... liên tục.
Chà! Có nhiều "tinh binh" như vậy, sao chỉ có một "em bé" ra đời?
Thật ra, để có được "em bé" là một quá trình "phấn đấu" và "chạy đua" của các chú "tinh binh". Bạn biết rồi đấy, mỗi lần "xuất quân" lại có tới khoảng 30 triệu "tinh binh" cơ mà. Sau khi "đổ bộ" xuống "vùng kín" của XX, các "tinh binh" sẽ tham gia một cuộc đua mà chỉ có một người chiến thắng để tìm đến trứng. Sau khi nàng trứng gặp được chàng "tinh binh" ưng ý, nàng trứng sẽ "đóng cửa cự tuyệt" tất cả các "tinh binh" còn lại. Cuối cùng, nhờ sự "chung thuỷ" của trứng, nên chỉ có một "em bé" ra đời mà thôi. Dù thật ra, đôi khi cũng có một số "trục trặc" khiến cùng một lúc có tới hai - ba "em bé" ra đời, sinh đôi - sinh ba ấy mà.
Quá trình thụ thai xảy ra như thế nào?
À! Việc này quả thực là khá phức tạp đấy. Sau khi "tinh binh" và trứng "trùng phùng" noãn cùng với trung thể nhân của "tinh binh" sẽ lớn lên rất nhanh. Vài giờ sau, nhân của tinh trùng và noãn trở thành hai tiền nhân, chúng phát triển thành một tế bào có 2 NST (Nhiễm sắc thể). Bộ NST này chính là bộ mã di truyền để hình thành nên giới tính của "em bé" đấy. Nếu "tinh binh" mang NST "Y" thì "em bé" sẽ là boy, còn nếu NST là "X" thì dĩ nhiên, "em bé" sẽ là girl rồi.
Sau khi thụ tinh trứng di chuyển về tử cung làm tổ gọi là di trú. Ở đây, trứng sẽ tiếp tục phát triển, trở thành phôi thai và sau 9 tháng thì bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy.