Chúc mừng sinh nhật Xiaomi: 9 năm và những đóng góp to lớn trên thị trường Android
Trong chưa đến một thập kỷ, Xiaomi đã tạo dựng tên tuổi khổng lồ trên thị trường smartphone.
Tập toàn Xiaomi được thành lập vào ngày 6 tháng 4 năm 2010 tại Bắc Kinh, Trung Quốc . Xiaomi vừa trải qua sinh nhật lần thứ 9 của mình và đã đạt được rất nhiều thành công vang dội, hiện tại, Xiaomi đang là hãng smartphone lớn nhất Ấn Độ và đứng thứ 5 trên toàn thế giới (theo dữ liệu Q4 2018 của Counterpoint).
Trong chưa đến một thập kỷ, Xiaomi đã tạo dựng tên tuổi khổng lồ trên thị trường smartphone nhờ vào triết lý kinh doanh: cấu hình cao, giá rẻ. Xiaomi liên tục ra mắt các mẫu smartphone được xem là mức giá rẻ đến mức không thể tin nổi so với cấu hình.
Tuy rằng từng tuyên bố sẽ nâng giá smartphone với thương hiệu Xiaomi, nhưng hãng vẫn giữ lại và biến Redmi thành thương hiệu riêng với giá rẻ để tiếp tục triết lý kinh doanh từng đem đến thành công cho mình. Bạn có thể tìm thấy trên các flagship và smartphone Xiaomi, Redmi, những thông số gần như flagship của nhiều hãng khác, chỉ có điều mức giá rẻ hơn.
Xiaomi còn sở hữu thương hiệu con Pocophone từng làm mưa làm gió năm ngoái với F1, chiếc smartphone mang bộ xử lý Snapdragon 845 rẻ nhất thị trường.
Tuy nhiên, những chiếc smartphone giá rẻ không chỉ là lý do duy nhất mang đến thành công cho Xiaomi. Xiaomi còn tham gia vào rất nhiều thị trường khác như tai nghe, hệ thống bảo mật, và còn cả xe điện, thậm chí các thiết bị gia dụng như bàn chải đánh răng.
Trong những ngày đầu có mặt trên thị trường smartphone, Xiaomi được cho là chỉ “copy” những tên tuổi lớn khác, nhưng những năm gần đây, hãng không ngại thực hiện những sản phẩm mang tính sáng tạo. Ví dụ như chiếc Xiaomi Mi MIX với màn hình tràn viền ra mắt năm 2016, lúc mà cuộc đua tràn viền vẫn chưa bắt đầu. Ngày nay, các điện thoại viền siêu mỏng đã là một trong những xu hướng thiết kế hàng đầu.
Video đang HOT
Trong tương lai, chúng ta còn có thể sử dụng chiếc smartphone màn hình gập hai cạnh cực kỳ độc đáo mà Xiaomi đã từng nhiều lần “nhá hàng”.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Xiaomi cũng “thuận buồm xuôi gió”, chiến lược bán hàng flash sale online từng khiến nhiều người khó chịu và giao diện MIUI của hãng cũng chèn quảng cáo, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Dù vậy, Xiaomi đã đóng góp một lượng cực lớn các sản phẩm chất lượng vào thị trường Android và nhờ đó tạo áp lực cho các thương hiệu lớn như Samsung phải làm ra các dòng sản phẩm tầm trung giá rẻ để cạnh tranh. Xiaomi đã góp phần lớn giúp cho thị trường smartphone trở nên sinh động hơn và cạnh tranh hơn.
Chúc mừng sinh nhật, Xiaomi.
Tham khảo: AndroidAuthority
Dân Trung Quốc ngày càng mua nhiều loa thông minh nhưng không hề sử dụng chúng
Doanh số Alibaba, Baidu, và Xiaomi chỉ xếp sau Amazon và Google, nhưng lượng người dùng thực sự tận dụng những thiết bị của họ lại rất ít.
Người ta từng nói rằng 2018 sẽ là năm của loa thông minh tại Trung Quốc.
Dự báo đó không hề sai: số lượng người Trung Quốc rút hầu bao tậu loa thông minh về nhà là cực kỳ lớn. Vấn đề là, họ mua về để... trưng chứ chẳng mấy ai thực sự sử dụng.
Ivy Sun từng rất hào hứng khi bố mẹ cô sắm được một chiếc loa thông minh Tmall từ bạn bè họ vào năm ngoái. " Tôi trở về Thượng Hải với kỳ vọng thấy được nó thông minh đến mức nào" - cô nói.
Thế nhưng chỉ vài tuần sau đó, cả nhà Sun chẳng còn quan tâm đến món đồ công nghệ cao kia nữa, và chiếc loa thông minh nay chỉ đóng một vai trò duy nhất: làm máy nghe nhạc.
Họ biết rằng nó có thể điều khiển một số thiết bị gia dụng trong nhà, và thậm chí còn cho phép họ mua sắm trực tuyến thông qua câu lệnh giọng nói nữa. Nhưng Sun cho biết trong nhà cô làm gì có món đồ gia dụng thông minh nào để điều khiển, và bản thân chiếc loa thông minh đôi lúc còn chẳng thèm phản ứng lại câu lệnh của cô!
Dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Canalys cho thấy thị trường loa thông minh Trung Quốc tăng trưởng gần...100 lần trong năm 2018, trở thành thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ vào năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng khủng khiếp này đồng nghĩa với việc trong Quý 4, Alibaba, Baidu và Xiaomi chỉ đứng sau Amazon và Google về doanh số bán ra trên toàn cầu (ảnh dưới).
Nhưng chuyên viên phân tích Mengmeng Zhang từ Counterpoint cho biết doanh số cao không có nghĩa những chiếc loa thông minh đến từ các hãng này phổ biến trong cộng đồng người tiêu dùng, đặc biệt khi xét đến mức giá rẻ không tưởng của loa thông minh tại Trung Quốc.
Zhang cho biết: " Trong đợt khuyến mãi Ngày Độc thân năm 2017, Alibaba đã giảm giá khủng cho các loại loa thông minh để kích cầu". Loa Genius X1 của Alibaba có giá chỉ 15 USD, tức thấp hơn giá gốc đến gần 80%.
Baidu và Xiaomi cũng đi theo trào lưu giá rẻ trong năm tiếp theo, khiến doanh số của hai hãng này tăng lên đáng kể.
" Việc giảm giá đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của loa thông minh, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, nơi người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề giá cả" - Zhang nói.
Loa thông minh được mua về rất nhiều, nhưng chúng được sử dụng ra sao?
Công ty nghiên cứu Jiguang đã nghiên cứu số liệu thống kê về các ứng dụng smartphone dành cho loa thông minh - bởi nếu bạn dùng loa thông minh, bạn sẽ cần những ứng dụng như vậy để thiết lập và cấu hình chúng.
Có 829 triệu người dùng Internet ở Trung Quốc tính đến cuối năm 2018, nhưng chỉ khoảng 11 triệu trong số đó cài đặt các ứng dụng loa thông minh lên điện thoại - tức chỉ có 1,3% người dùng thực sự sử dụng loa thông minh mà thôi.
Số người dùng Internet tại Mỹ thấp hơn nhiều, nhưng ở đây lại có đến 53 triệu người dùng loa thông minh (ảnh dưới).
Vậy tại sao người dùng Trung Quốc mua loa thông minh về rồi lại không đụng đến chúng?
Điều này có lẽ là bởi hệ sinh thái loa thông minh tại đất nước đông dân nhất thế giới vẫn còn quá nhỏ, và hiệu năng các thiết bị loa thông minh cũng không mấy ấn tượng.
Theo khảo sát tại Trung Quốc, có 3 rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của loa thông minh, bao gồm: tương tác AI nghèo nàn, không đủ nhu cầu trong đời sống thực tế, và hệ sinh thái các thiết bị gia dụng thông minh chưa phát triển.
Các chuyên gia tin rằng sẽ cần thời gian để các nhà phát triển loa thông minh gây dựng được một cơ sở dữ liệu về thói quen và các câu lệnh giọng nói của người dùng.
" Công nghệ này chưa bao giờ thu hút được sự chú ý rộng rãi tại Trung Quốc cho đến cuối năm 2017. Rất không công bằng khi so sánh thị trường Trung Quốc với Mỹ, nơi người tiêu dùng đã được tiếp cận với công nghệ này từ nhiều năm trước" - Sophie Pan, một nhà phân tích tại IDC cho biết.
Lấy chiếc loa thông minh bán chạy hàng đầu thế giới làm ví dụ. Chiếc Echo Dot của Amazon là em út trong một dòng sản phẩm loa thông minh được giới thiệu từ năm 2015, trong khi loa thông minh Tmall Genie của Alibaba đến tận 2017 mới xuất hiện.
Nói đơn giản, loa thông minh của Amazon đã tồn tại trong thời gian lâu gấp đôi so với của Alibaba - nhờ đó nó có cơ hội trưởng thành và có thêm các kỹ năng, các add-on bên thứ ba (hiện Echo có hơn 70.000 câu lệnh), cho phép Echo làm những việc như gọi xe Uber. Trong khi đó, Tmall Genie chỉ có chưa đến 1.000 câu lệnh.
Chính sự thiếu hụt chức năng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt người dùng. Nhưng nếu không có đủ số người dùng mong muốn, thì liệu có lý do gì để các nhà phát triển bỏ công sức trang bị cho nền tảng này thêm nhiều kỹ năng mới? Quả là một vòng luẩn quẩn. Liệu thị trường loa thông minh của Trung Quốc có phá vỡ được vòng lặp này hay không?
Tham khảo: AbacusNews
Dùng thử ứng dụng trình duyệt mới cực nhẹ của Xiaomi, dành cho máy Android cấu hình thấp Trình duyệt web với những ưu điểm đáng quan tâm như tốc độ nhanh, siêu nhẹ, thích hợp với smartphone cấu hình thấp,... Mới đây Xiaomi vừa chính thức phát hành ứng dụng duyệt web Mint Browser dành cho Android, ứng dụng này được xây dựng với những ưu điểm đáng giá như tốc độ nhanh, siêu nhẹ, thích hợp với smartphone cấu...