Chuẩn mực báo cáo tài chính giúp thị trường bất động sản minh bạch
Việc Bộ Tài chính ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) tại Việt Nam nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán, nâng cao tính hiệu quả của các thông tin tài chính. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề này sẽ giúp cho hoạt động của DN nói chung và DN bất động sản (BĐS) nói riêng trở nên minh bạch.
Quyết định số 345/QD-BTC xác lập các yêu cầu tuân thủ mới dành cho một số đối tượng DN nhất định trên thị trường. Quyết định này cho phép DN lựa chọn cách thức và thời điểm thực hiện việc chuyển đổi áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS. Hầu hết các DN buộc phải áp dụng IFRS sau năm 2025.
Chuẩn mực báo cáo tài chính giúp cho thị trường trở nên minh bạch.
Tác động đáng kể nhất của chuẩn mực IFRS là các giá trị tài sản và nợ phải trả cần được phù hợp với giá trị thực tế hoặc giá trị thị trường. Cách tiếp cận chính xác nhất là sử dụng Giá trị hợp lý (Fair Value), hoặc nguyên tắc hoạch toán theo giá trị thị trường (mark-to-market).
Thông thường, khi giá trị của một tài sản hoặc nợ phải trả tăng hoặc được kỳ vọng tăng, những khoản này sẽ được điều chỉnh về giá hiện tại để thể hiện đúng giá trị có thể thực hiện được.
“Chuyển đổi áp dụng IFRS đòi hỏi sự quan tâm chặt chẽ của lãnh đạo DN, khi tài sản và nợ cần được định giá chính xác và ghi nhận đầy đủ trên báo cáo tài chính.
Video đang HOT
Số liệu giá trị thực tế rất cần thiết cho các nhà đầu tư và cổ đông muốn có một thước đo chính xác về sức khỏe tài chính DN. Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn liên quan trực tiếp tới công tác định giá – 2 yếu tố còn thiếu hụt ở không ít nhân lực là giám đốc tài chính” – Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam Troy Griffiths nhìn nhận.
Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Huy Thành cho biết, mục tiêu mà đề án đưa ra là thực hiện dựa trên IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu của DN.
Bên cạnh đó, đề án nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán, tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại DN cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới.
“Thông qua các chuẩn mực này cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ dễ dàng hơn trong công tác nhận diện hành vi trốn thuế, gian lận thuế của DN. Nhưng quan trọng hơn cả nó sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập của Việt Nam khi tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại quốc tế” – ông Thành cho hay.
Số liệu báo cáo từ Tổng kiểm toán Nhà nước, năm 2019, cơ quan thuế đã thực hiện khoảng 96.240 cuộc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại DN và kiểm tra hơn 517.550 hồ sơ khai thuế của DN, đã kiến nghị xử lý 64.525 tỷ đồng, trong đó tăng thu cho ngân sách nhà nước 18.875 tỷ đồng; giảm khấu trừ 2.701 tỷ đồng, giảm lỗ 42.948 tỷ đồng.
Chỉ riêng việc thanh tra, kiểm tra 579 DN có hoạt động giao dịch liên kết, cơ quan thuế đã truy thu, truy hoàn và phạt 1.164 tỷ đồng; giảm lỗ 5.854 tỷ đồng; giảm khấu trừ 21,5 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 5.918 tỷ đồng.
Đất Xanh lần đầu lỗ sau gần 4 năm
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận quý kinh doanh lỗ đầu tiên sau gần 4 năm do doanh thu môi giới bất động sản sụt giảm 63% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 công bố mới đây, Đất Xanh (DXG) ghi nhận 478 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 43% do nguồn thu từ dịch vụ môi giới bất động sản suy yếu.
Bên cạnh đó, trong quý II vừa qua, Đất Xanh cũng không có nguồn thu tài chính lớn như cùng kỳ năm ngoái. Khoản lãi thanh lý đầu tư trong quý II/2020 là 2,4 tỷ đồng, trong khi quý II/2019 là 220 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh đi xuống, trong khi công ty phải chi trả chi phí lãi vay hơn 92 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ, vay nợ thuê tài chính dài hạn tăng thêm gần 1.620 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Một dự án căn hộ do Đất Xanh làm chủ đầu tư tại Dĩ An, Bình Dương. Ảnh: Quỳnh Danh
Tính đến hết tháng 6, tổng vay nợ tài chính của Đất Xanh là hơn 5.840 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm.
Kết quả quý II năm nay, doanh nghiệp địa ốc này báo lỗ ròng hơn 29 tỷ đồng, dòng tiền kinh doanh của Đất Xanh âm đến gần 1.680 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Đất Xanh, nguyên nhân dẫn đến những chỉ số kém tích cực này là do công ty chưa kịp đối chiếu, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ các dự án đã triển khai bán hàng thành công. Theo số liệu tại BCTC, tính riêng trong quý II, lượng tiền cá nhân trả trước cho Đất Xanh để mua căn hộ tăng 668 tỷ đồng, con số này của 6 tháng đầu năm là gần 1.230 tỷ đồng.
Gần đây Đất Xanh cũng có thông tin đáng chú ý với việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Đầu tư LDG. Danh tính bên mua vẫn chưa được công bố.
Đối với kết quả kinh doanh của LDG, doanh nghiệp này báo lãi 1 tỷ đồng trong quý II/2020, sụt giảm gần 99% khi không có nguồn thu thanh lý đầu tư như quý II/2019, mặc dù doanh thu thuần cao gấp 10 lần cùng kỳ. Điểm sáng của LDG là dòng tiền kinh doanh dương 58 tỷ đồng trong khi quý cùng kỳ năm trước âm 651 tỷ đồng
5 vấn đề cần lưu ý khi phê duyệt báo cáo tài chính trong dịch Covid-19 Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, gây khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Giám đốc tài chính, những người chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính (BCTC) cần nhận thức các vấn đề không chỉ diễn ra trước thời điểm lập BCTC mà cả những vấn đề có...