Chuẩn DisplayPort 2 ‘lợi hại’ như thế nào?
Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử và Video Mỹ ( VESA) vừa công bố phiên bản mới nhất của công nghệ kết nối DisplayPort, đó là chuẩn DisplayPort 2. Chuẩn kết nối mới này sẽ hỗ trợ độ phân giải lên đến 16K.
Chuẩn giao tiếp DisplayPort sắp có nâng cấp lớn về công nghệ
DisplayPort là một tiêu chuẩn chuyển phát tín hiệu video mà hầu hết chúng ta ít để ý. Về cơ bản, nó gần giống với giao tiếp HDMI. Chuẩn DisplayPort hiện tại có thể truyền các tín hiệu video và âm thanh ở mức 8K 60Hz sang TV và màn hình gắn ngoài, trong khi HDMI 2.1 hiện đã hỗ trợ xuất video có độ phân giải tối đa lên tới 10K. Dĩ nhiên, DisplayPort vẫn có hai kích cỡ là tiêu chuẩn (lớn) và nhỏ (tương tự Mini HDMI). Cũng giống như cáp HDMI, cáp DisplayPort có giá khá rẻ.
Nhưng vì sao mọi người vẫn ưa thích dùng DisplayPort thay vì HDMI? Lý do đầu tiên là nó phù hợp với các thiết lập trình chiếu (xuất) ra nhiều màn hình. Khác với HDMI, DisplayPort có tính năng “daisy chain” cho phép xuất ra 4 màn hình chỉ với một sợi cáp. Nó gọn gàng, dễ sử dụng và điều này khiến các chuyên gia máy tính hoặc game thủ ưa thích DisplayPort.
Nhưng trừ khi bạn sở hữu một màn hình hoặc máy tính cao cấp, nếu không bạn sẽ ít có cơ hội sử dụng giao tiếp DisplayPort. Do các chuyên gia và game thủ thường sử dụng giao tiếp này nên các nhà sản xuất không tích hợp các cổng DisplayPort vào các máy tính, màn hình hoặc TV giá rẻ. Vậy bạn có cần phải quan tâm tới DisplayPort 2 hay không? Hoặc nó có gì mới so với chuẩn cũ?
Dưới đây là một vài thông tin về chuẩn giao tiếp mới này qua chia sẻ của VESA và chuyên trang Howtogeek:
DisplayPort 2 là công nghệ của tương lai và sẵn sàng cho VR
Video đang HOT
DisplayPort 2 “đón lõng” cho sự trưởng thành của ngành giải trí VR
Về cơ bản, DisplayPort 2 là một bản nâng cấp về thông số kỹ thuật so với chuẩn DisplayPort hiện tại theo cách mạnh mẽ và thực dụng hơn. Cụ thể, DisplayPort 2 hỗ trợ độ phân giải video 8K, 10K và 16K với tốc độ làm mới 60 Hz (gấp đôi độ phân giải và tần số làm tươi của chuẩn cũ). Ngoài ra, nó còn đạt tốc độ truyền dữ liệu lên tới 77,37 Gbps và hỗ trợ HDR10. Bên cạnh đó, tất cả thiết bị tích hợp DisplayPort 2 đều phải hỗ trợ DSC, đây là tiêu chuẩn nén hình ảnh “lossless” (ít hao tổn dữ liệu nhất có thể) mà một số nhà sản xuất trước đó thường bỏ qua.
Nó có vẻ ấn tượng qua các con số thống kê ở trên, nhưng sẽ còn ấn tượng hơn khi bạn đặt nó vào môi trường các game thực tế ảo tăng cường (VR). Với tốc độ truyền tải lên tới 77,37 Gbps, DisplayPort 2 không chỉ lý tưởng cho chơi game VR mà VESA còn tuyên bố tiêu chuẩn truyền tải video được nâng cấp này còn có thể phát video 4K 60 Hz qua tối đa 2 thiết bị đeo VR cùng lúc (thông qua giao thức daisy chain).
Thú vị hơn nữa, DisplayPort 2 tương thích ngược với phần cứng DisplayPort cũ (đầu cáp kết nối không thay đổi). Rõ ràng chuẩn mới này không gặp vấn đề gì khi hỗ trợ các thiết bị di động như laptop hay smartphone, chưa kể DisplayPort 2 cũng tương thích hoàn toàn với USB Type-C.
Như vậy, với khả năng xuất video 16K và tốc độ truyền dữ liệu thân thiện với VR, DisplayPort 2 có lẽ là một công nghệ đón lõng tương lai và có thể chúng ta sẽ không có bản nâng cấp nào nữa trong vòng một thập kỷ tới.
DisplayPort 2 và nước cờ USB-C
Các máy tính Macbook hiện đều tích hợp kết nối DisplayPort qua cổng USB-C
Nếu bạn chưa bao giờ mua cáp DisplayPort, bạn có thể không bao giờ phải mua cáp DisplayPort 2 nữa. Đây không phải là một cú hích về mặt định dạng, mà đây thực sự là một dấu hiệu cho thấy VESA biết cách để đảm bảo sự tồn tại và phổ cập của chuẩn DisplayPort mới. Trong khi chuẩn DisplayPort cũ yêu cầu trình kết nối DisplayPort chuyên dụng thì DisplayPort 2 lại có thể hoạt động qua USB-C.
USB-C được thiết lập để thay thế các cổng DisplayPort và HDMI trên hầu hết thiết bị điện tử tiêu dùng đầu cuối (trước đó nó đã là tiêu chuẩn trên các dòng Macbook đời mới). Sở dĩ có điều này là vì cáp USB-C cũng hỗ trợ chế độ thứ hai, nói cách khác mỗi cáp USB-C chứa bốn làn truyền dữ liệu và mỗi làn có băng thông 20 Gbps. Trong chế độ thay thế, nó có thể thay đổi hướng của các làn này và do đó một máy tính có thể gửi dữ liệu với tốc độ tối đa lên tới 80 Gbps khi xuất qua màn hình khác là một ví dụ điển hình của ứng dụng này.
Tốc độ truyền dữ liệu tối đa 77,37 Gbps của DisplayPort 2 có thể gần như “vừa vặn” một cách thoải mái qua chế độ thứ hai của cáp USB-C. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cần một bộ chuyển đổi để kết nối cáp USB-C với TV hoặc màn hình. Ngược lại, điều này có nghĩa là các TV hoặc màn hình tương thích với chuẩn DisplayPort 2 trong tương lai của bạn sẽ được tích hợp cổng USB-C và bạn sẽ có thể chuyển video từ bất kỳ điện thoại hoặc máy tính nào sang màn hình đó qua cáp USB-C với giao tiếp DisplayPort 2.
Khi nào sẽ có thiết bị tích hợp DisplayPort 2?
VESA có kế hoạch hỗ trợ tích hợp DisplayPort 2 vào các thiết bị đầu cuối ra mắt vào cuối năm 2020. Nhưng thực sự, quá trình chuyển đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất máy tính, điện thoại, TV và màn hình. Nếu một thiết bị không được xây dựng để hỗ trợ DisplayPort 2 thì đó là do quyết định của nhà sản xuất. Một cổng USB-C sẽ là không đủ mà bên trong thiết bị đó phải được nâng cấp công nghệ lên tiêu chuẩn DisplayPort mới nhất.
Điều này có nghĩa là nhiều khả năng DisplayPort 2 sẽ xuất hiện trên các thiết bị và màn hình cao cấp trước khi kịp phổ cập vào các laptop và TV có mức giá thấp hơn. Hiện nay, HDMI 2.1 đã có khả năng xuất video 10K nên chưa có nhiều động lực cho các nhà sản xuất vội vã từ bỏ ngay công nghệ này ở các sản phẩm giá rẻ.
MSI hồi sinh dòng card 2 năm tuổi Radeon RX 580 Armor với diện mạo hoàn toàn mới toanh
Card màn hình Radeon RX 580 Armor phiên bản mới được thiết kế lại với cảm hứng được lấy từ những chiếc card Polaris trước đây như MSI Radeon RX 580 Armor (phiên bản gốc) và MSI Radeon RX 580 Armor MK2.
MSI không sử dụng tông màu trắng đen như phiên bản trước mà thay vào đó là chỉ sử dụng đúng một màu đen mà thôi.
Phần bảng mạch PCB và bracket I/O phía sau cũng được MSI thiết kế lại nhưng vẫn giữ nguyên các cổng kết nối gồm 3 cổng DisplayPort và 1 cổng HDMI. Để sử dụng, card cần thêm nguồn phụ 8-pin. Ngoài ra, Radeon RX 580 Armor phiên bản mới sở hữu thiết kế 2 quạt và heatsink bằng nhôm với kích thước lớn hơn, giúp tăng hiệu quả tản nhiệt.
Việc MSI tung ra card mới sử dụng kiến trúc Polaris của AMD cho thấy đây có thể là động thái nhằm xả hết GPU Polaris đang còn tồn kho, dọn đường cho thế hệ GPU AMD Navi 14 sắp ra mắt.
Hiện tại thì RX 580 vẫn có khả năng chiến tốt 60fps ở độ phân giải FullHD 1080p. Những game mới ra mắt thì có thể phải hạ một vài thiết lập đồ họa để đảm bảo tốc độ khung hình trên 60fps, nhưng nhìn chung thì những game được phát hành trong 3 năm gần đây RX 580 vẫn đủ sức "cân" được. Đối thủ của AMD RX 580 8G là NVIDIA GTX 1060 6GB.
Theo gearvn
Wi-Fi 6 là chuẩn kết nối 'phải có' trong năm 2020 Wi-Fi 6 nhanh hơn 4 lần so với thế hệ trước, mạng phủ sóng rộng hơn, hỗ trợ kết nối cùng lúc hàng nghìn thiết bị cũng như chuẩn MU-MIMO. Giao thức kết nối Wi-Fi 802.11ax bắt đầu được phát triển từ năm 2018 thay thế cho chuẩn 802.11ac đang dần quá tải do lượng thiết bị có nhu cầu kết nối ngày...